Cập nhật:  GMT+7

Cơ hội việc làm cho người lao động

Từ thực tế nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong xuất khẩu, tạo đơn hàng mới... ảnh hưởng đến việc làm của người lao động, trong báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nêu một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc tạo việc làm cho người lao động hiện nay.

Cơ hội việc làm cho người lao động

Cần thúc đẩy hoạt động tuyển dụng để người lao động có thêm cơ hội tìm việc làm.

Báo cáo của Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Đào Ngọc Dung gửi các đại biểu Quốc hội một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV cho thấy, tại một số địa phương lao động có việc làm có xu hướng giảm như Thành phố Hồ Chí Minh giảm 0,4%, Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 2,6%, Bắc Ninh giảm 0,9%, Bắc Giang giảm 4,5%, Thái Nguyên giảm 2,2%.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, số doanh nghiệp gặp khó khăn phải cắt giảm lao động là 8.644 doanh nghiệp (chiếm 1% tổng số doanh nghiệp). Doanh nghiệp gặp khó khăn là những doanh nghiệp thuộc ngành dệt may, da giày, chế biến gỗ, sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử...

Về lao động, số lao động trong doanh nghiệp bị ảnh hưởng việc làm là 509.903 người (khoảng 3,4% tổng số lao động trong doanh nghiệp), trong đó: Số lao động thôi việc, mất việc làm là 279.409 người (chiếm 54,79% lao động bị ảnh hưởng); trong đó lao động ngành dệt may là 68.782 người, da giày 31.653 người, sản xuất linh kiện và sản phẩm điện tử là 45.075 người.

Số lao động thôi việc, mất việc tập trung ở các tỉnh có khu công nghiệp, khu kinh tế lớn như Bình Dương (71.590 người), Đồng Nai (32.450 người), TP Hồ Chí Minh (44.890 người), Bắc Giang (27.500 người), Bắc Ninh (13.990 người), Hải Dương (16.020 người), Hà Nội (46.860 người)...

Số lao động giảm giờ làm là 195.039 người (chiếm 38,25% lao động bị ảnh hưởng); số lao động bị ngừng việc, nghỉ việc không lương là 17.003 người (chiếm 3,33% lao động bị ảnh hưởng); số lao động tạm hoãn hợp đồng lao động là 8.346 người (chiếm 1,64% lao động bị ảnh hưởng), trong đó nhiều nhất là lao động ngành dệt may là 3.826 người.

Số lao động chưa qua đào tạo (chưa có bằng cấp, chứng chỉ) thôi việc, mất việc nhiều nhất với tỷ lệ 68%. Tỷ lệ lao động là thợ may, thợ lắp ráp thôi việc, mất việc cao nhất (28% lao động là thợ may, 8% lao động là thợ lắp ráp).

Số lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất thôi việc, mất việc nhiều nhất (49% số lao động nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp là từ các khu công nghiệp, khu chế xuất).

Chỉ rõ những nguyên nhân của việc cắt giảm lao động hiện nay, theo lãnh đạo Bộ LĐ - TB&XH, các doanh nghiệp thiếu đơn hàng là do kinh tế các nước gặp khó khăn, lạm phát cao, chính sách tiền tệ thắt chặt nên sức mua sụt giảm... khiến nhiều doanh nghiệp trong nước gặp tình trạng hàng tồn kho không xuất được, không có đơn hàng mới.

Bên cạnh đó, chi phí sản xuất tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam không thể cạnh tranh được; một số thị trường lớn của Việt Nam đặt ra yêu cầu mới về tiêu chuẩn hàng hóa, và có sự thay đổi quan điểm thị hiếu của người tiêu dùng nên các doanh nghiệp gặp khó để sắp xếp lại hoạt động sản xuất, trong khi, sau đại dịch Covid-19 nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp không còn đủ để thực hiện.

Đánh giá chung, việc cắt giảm lao động trong các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu là vì lý do kinh tế, khó khăn ở việc tìm kiếm, phát triển thị trường nước ngoài, doanh nghiệp gặp khó khăn tập trung vào doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo ở một số ngành như dệt may, da giày, sản xuất và lắp ráp linh kiện điện tử, chế biến gỗ.

Từ thực tế trên, nêu các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong tạo việc làm cho người lao động hiện nay, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật để phát triển đồng bộ các yếu tố của thị trường lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động của các định chế trung gian của thị trường, phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động. Thúc đẩy tạo việc làm bền vững, sử dụng lao động hiệu quả thông qua các chương trình, đề án, chính sách tín dụng hỗ trợ tạo việc làm, tham gia thị trường lao động.

Triển khai các giải pháp đẩy mạnh công tác dự báo nhu cầu sử dụng lao động, nhu cầu đào tạo nghề nghiệp của doanh nghiệp về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề, trình độ của lao động trong các doanh nghiệp. Thực hiện các giải pháp để thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh. Các giải pháp cần tập trung vào hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, tìm kiếm đơn hàng mới, giảm chi phí sản xuất, kinh doanh thông qua việc giảm lãi suất vay, hỗ trợ giảm thuế, giảm các khoản phí, lệ phí phải đóng... Đồng thời, thực hiện các giải pháp để hỗ trợ tạo việc làm, kết nối cung - cầu lao động và bảo đảm quyền lợi cho người lao động...

Gia Minh (Tổng hợp)


Gia Minh (Tổng hợp)

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Nhân rộng những “tuyến đường kiểu mẫu”

Nhân rộng những “tuyến đường kiểu mẫu”
2024-02-29 14:35:00

baophutho.vn Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn huyện Hạ Hoà sau nhiều năm triển khai thực hiện đã đạt được nhiều kết quả...

Lễ khởi động Tháng Thanh niên năm 2024

Lễ khởi động Tháng Thanh niên năm 2024
2024-02-28 14:23:00

baophutho.vn Ngày 28/2, tại thành phố Việt Trì, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn – Hội LHTN Việt Nam tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ khởi động Tháng Thanh niên năm 2024 với...

Tuổi trẻ Xuân Huy làm theo Bác

Tuổi trẻ Xuân Huy làm theo Bác
2024-02-28 08:05:00

baophutho.vn Với phương châm học tập và làm theo Bác từ chính những việc làm giản dị trong đời sống hàng ngày, những năm qua, mỗi cán bộ, đoàn viên, thanh...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long