{title}
{publish}
{head}
Trong đời sống văn hóa người Tày ở Cao Bằng, gà là con vật gần gũi và thân thiết với con người, gắn liền với đời sống tâm linh, tín ngưỡng mang đậm bản sắc dân tộc.
Từ bao đời nay, gà trở thành vật nuôi chính trong đời sống của con người. Đối với người Tày, gà có mặt trong nhiều hoạt động từ văn hóa ẩm thực cho tới các hoạt động tế lễ, tâm linh gắn với những quan niệm nhân sinh sâu sắc về thiên nhiên, con người và cuộc sống.
Theo quan niệm ngày xưa, khi gà trống gáy, tiếng gáy vang vọng đến núi cao, vang đến rừng sâu, xua tan đêm tối, khiến ma quỷ khiếp sợ không dám phá hoại. Vì vậy, vào ngày Tết đầu năm mới, người dân có tục dán tranh gà ở cửa như một tấm “bùa” để xua đuổi ma quỷ và cầu mong một năm tốt lành. Ngoài ra, con gà trống oai vệ, hùng dũng còn biểu tượng cho sự thịnh vượng và 5 đức tính tốt mà nam giới cần có là: Văn, võ, dũng, nhân, tính. Hình tượng gà trống gắn liền với ý nghĩa văn hóa trong đời sống dân sinh. Theo truyền thuyết, gà trống ứng vào tháng Giêng. Đặc biệt ngày mùng một lại ẩn chứa thời khắc cầm tinh gà. Vì thế, gà còn mang biểu tượng sâu sắc cho ngày Tết Nguyên đán. Hình tượng gà trong tục thờ Mẫu, Thánh, Ngũ phủ cũng thường được đứng ở vị trí trang trọng trước điện thờ tiên thánh.
Trong hầu hết các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng của người Tày đều không thể thiếu con gà. Đặc biệt mỗi năm Tết đến, Xuân về phải có gà luộc trên mâm cỗ cúng tổ tiên. Gà cúng Tết phải là con gà thiến béo và ngon nhất. Sáng mùng một Tết, mọi người sẽ dậy thật sớm, bắt con gà thiến to nhất để thịt cúng tổ tiên. Người Tày quan niệm, bữa cơm sáng mùng một Tết là bữa cơm quan trọng nhất trong năm mới, nên phải cúng tổ tiên những thứ ngon nhất. Sau khi cúng xong mọi người sẽ cùng quây quần ăn bữa cơm đầu năm, rồi mới được đi chúc Tết làng xóm.
Hình ảnh con gà trong mâm cúng của người Tày Cao Bằng.
Đối với trẻ con, gà được coi như “bùa hộ mệnh”. Thông thường, người mẹ đưa con đi thăm bên ngoại vào các dịp lễ, Tết đều đem theo một con gà choai với ý nghĩa để dẫn đường và làm “bùa hộ mệnh” cho trẻ khỏi bị ma quỷ dòm ngó. Tuy nhiên, theo các cụ xưa, ma quỷ thường háu ăn thịt gà, khi thấy gà sẽ đi theo nên khi ra cửa, người lớn trong nhà sẽ “làm phép” bằng cách nín thở, lấy ngón tay trỏ quệt nhọ nồi hoặc nhọ kiềng chấm vào trán đứa trẻ. Khi ra đến đầu làng, người mẹ lại nín thở nhổ một nhánh cỏ tranh tươi buộc quanh thắt lưng bé để bảo vệ bé khỏi ma quỷ quấy rầy.
Với phụ nữ người Tày sau khi sinh con, gà là món ăn không thể thiếu trong tháng ở cữ. Trong ngày đầu tiên mới sinh, gia đình người phụ nữ sẽ mổ một con gà trống tơ om với nghệ để cho người mẹ ăn. Gà trống tơ được thịt phải là gà khỏe mạnh, cân đối, đẹp mắt, mào đỏ tươi, bộ lông màu vàng rực rỡ, hai chân màu vàng... Người Tày quan niệm, phải ăn thịt con gà như thế thì đứa trẻ sau này mới khỏe mạnh, da dẻ mịn màng, hồng hào. Trong suốt một tháng ở cữ, người mẹ chỉ ăn thịt gà với cơm nếp. Người Tày cho rằng, thịt gà có nhiều chất bổ nên người mẹ sẽ mau chóng hồi phục sức khỏe và có nhiều sữa, giữ cho thân nhiệt luôn ấm áp.
Ngoài ra, trong lễ vào nhà mới, người Tày sử dụng gà để làm vật cúng tế thần linh, tổ tiên... Họ hàng khi đến chúc mừng sẽ mang theo một con gà mừng nhà mới, chúc gia chủ làm ăn phát đạt, cuộc sống sung túc. Trong các phần nghi lễ của thầy cúng người Tày hay trong lễ hội xuống đồng, hội thanh minh, lễ mừng cơm mới, lễ hội cầu mùa..., gà luôn là lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng. Gà để cúng được người dân nuôi bằng thóc, lựa chọn con to, khỏe nhất để thể hiện sự kính trọng, biết ơn thần linh và tổ tiên, cầu mong gia đình, bản làng bình an, sức khỏe và no đủ.
Cuộc sống ngày càng phát triển, tuy nhiên những quan niệm nhân sinh, phong tục, tập quán của người Tày vẫn được lưu giữ từ đời này sang đời khác. Hình ảnh con gà bình dị, sâu sắc với những giá trị tâm linh, tín ngưỡng mang nhiều ý nghĩa vẫn luôn hiện hữu trong cuộc sống hằng ngày của người Tày.
TK (Theo baocaobang.vn)
Cùng với việc đẩy mạnh phát triển KT - XH, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Quản Bạ (tỉnh Hà Giang) có nhiều giải pháp tích cực trong việc khơi dậy, giữ gìn...
Như một quy luật tất yếu, những thiên đường nghỉ dưỡng nổi tiếng toàn cầu đều hội tụ những yếu tố cốt lõi: Thiên nhiên tuyệt mỹ - kết nối thuận lợi - đa dạng dịch vụ. Và tất cả...
Sau 124 năm từ ngày được thành lập, trải qua bao thăng trầm lịch sử với nhiều lần biến động về địa giới hành chính, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn...
Với mong muốn xây dựng và đưa thương hiệu “Cà phê Đăk Hà” vươn xa, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum đã triển khai nhiều giải pháp không chỉ mở rộng vùng nguyên liệu mà còn đảm bảo...
Do đặc thù về điều kiện địa hình, khí hậu và đặc điểm tự nhiên nơi sinh sống nên mỗi nhóm, ngành dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lào Cai sở hữu những loại hình kiến trúc nhà...
Nhóm khảo sát của Công ty TNHH Jungle Boss (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) vừa phát hiện một hồ nước bí ẩn trong một nhánh phụ của hang Thung, thuộc hệ thống hang động ở hung Thoòng.
Hoàng Su Phì, mảnh đất cửa ngõ phía Tây của tỉnh Hà Giang có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, con người thân thiện, mến khách cùng nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc. Những...
Hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch nội địa với chủ đề “Người Việt đi du lịch Việt - Việt Nam tôi yêu” của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Sơn La đã triển khai với...
Những năm gần đây, du lịch Sơn La đang có bước phát triển mang tính đột phá, với nhiều khu, điểm du lịch hấp dẫn được hình thành. Trong đó, liên kết được xem là giải pháp thiết...
Cách thành phố Sơn La 40 km, được thiên nhiên ưu đãi với cảnh quan tươi đẹp, đồng bào các dân tộc huyện Mường La đang lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc. Bên cạnh...
Thung lũng mặt trời mọc thuộc xã Nâm N’đir, huyện Krông Nô (Đắk Nông) thể hiện rõ nét sự hòa quyện giữa nước và lửa, hai yếu tố đặc trưng của Công viên địa chất toàn cầu...
Di tích lịch sử văn hóa quốc gia Gò Thành thuộc ấp Tân Thành, xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, cách chợ Ông Văn, xã Đăng Hưng Phước chừng 200m.