{title}
{publish}
{head}
Nằm cách Đền Hùng không xa, Làng Sơn Vi (xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao) là một trong những làng thuộc Kinh đô Văn Lang xưa. Những trầm tích, dấu ấn lịch sử xen lẫn với những câu chuyện truyền thuyết được lưu truyền từ xa xưa vẫn được người dân nơi đây lưu giữ, bảo tồn như minh chứng sống động cho nền văn hóa Sơn Vi - nơi được các nhà khảo cổ, nhà khoa học tìm thấy những dấu tích đầu tiên về cội nguồn dân tộc Việt Nam.
Một góc xã Nông thôn mới kiểu mẫu Sơn Vi khang trang, sạch đẹp
Làng Sơn Vi nằm trên vùng đồi núi thấp, tên chữ Sơn Vi nghĩa là Vây Núi, tên Nôm là Kẻ Vây, dân gian vẫn gọi là Kẻ Vầy. Nơi đây còn lưu giữ nhiều văn hóa vật thể, phi vật thể minh chứng cho sự tích “Chiến lũy làng Vầy” của quân sĩ thời Vua Hùng chống giặc Thục, bảo vệ cửa ngõ phía Tây Nam Kinh thành Phong Châu, giữ yên bờ cõi Văn Lang thủa xưa.
Người dân Sơn Vi rất đỗi tự hào, bởi chính nơi họ sinh ra, lớn lên và gắn bó bao đời nay là một trong những cái nôi của người Việt Cổ. Kỷ yếu Di tích lịch sử văn hóa Lễ hội truyền thống tiêu biểu huyện Lâm Thao năm 2019 viết: Một góc di tích Vuờn Sậu - Di chỉ khảo cổ Sơn Vi được phát hiện vào tháng 3/1968 tại địa điểm gò Rừng Sậu, xã Sơn Vi. Với những đặc trưng tiêu biểu được phát hiện lần đầu tiên ở Sơn Vi nên được đặt tên cho nền văn hóa - Văn hóa Sơn Vi, là văn hóa cư dân thời đại hậu kỳ đồ đá cũ.
Các nhà khảo cổ học đã khẳng định: Đặc trưng nổi bật trong công cụ đá văn hóa Sơn Vi là việc sử dụng (đá) cuội sông, suối để chế tác công cụ. Đó là nguồn nguyên liệu tại chỗ, được người xưa lựa chọn có hình dáng khá ổn định đối với từng loại hình và từng nhóm di vật. Công cụ đặc trưng của loại hình văn hóa Sơn Vi được chia làm hai nhóm: Công cụ cuội nguyên bao gồm chày, bàn nghiền, hòn ghè và nhóm công cụ cuội ghè đẽo.
Trong các sưu tập hiện vật khảo cổ văn hóa Sơn Vi, nhóm công cụ ghè, đẽo có số lượng nhiều và loại hình phong phú, bao gồm: Công cụ rìa lưỡi ngang; rìa lưỡi dọc; công cụ phần tư viên cuội; công cụ cuội bổ... Những công cụ này có kích thước khác nhau, thể hiện kỹ thuật ghè đẽo và kỹ thuật chặt bẻ như một thủ pháp đặc thù trong kỹ thuật Sơn Vi.
Ngoài ra trong bộ sưu tập này còn có các loại công cụ hai rìa, ba rìa, công cụ mũi nhọn, công cụ đa rìa, một số mảnh tước, vẫn sử dụng kỹ thuật ghè đẽo là chủ yếu. Trong loại hình công cụ đa rìa, kỹ thuật ghè được sử dụng để ghè hết một mặt lớn của vỏ cuội tự nhiên, được ghè từ một lớp đến nhiều lớp khác nhau tạo thành rìa cạnh sắc.
Công cụ khảo cổ Sơn Vi được trưng bày tại Bảo tàng Hùng Vương, thành phố Việt Trì
Cũng vẫn sử dụng các kỹ thuật ấy đến văn hóa Hòa Bình đã có một bước phát triển hơn tạo thành rìu đá kết hợp với kỹ thuật mài. Các loại công cụ trên được cư dân Sơn Vi sử dụng hàng ngày như những loại dụng cụ chặt, cắt, đập, giã, nghiền trên các vật dụng sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày như rau, thịt thú rừng,...
Cho đến nay các nhà khảo cổ học đã phát hiện trên cả nước có 230 địa điểm liên quan đến nền văn hóa Sơn Vi, trong đó, nhiều nhất ở tỉnh Phú Thọ 105 địa điểm. Tại Phú Thọ, văn hóa Sơn Vi tập trung chủ yếu tại vùng ngã ba sông, đồi gò của các xã thuộc huyện Lâm Thao như: Sơn Vi: 7 địa điểm; Tiên Kiên: 6 địa điểm; Cao Xá: 4 địa điểm; Xuân Huy: 3 địa điểm; Xuân Lũng: 7 địa điểm và thị trấn Lâm Thao: 7 địa điểm. Ngoài ra, văn hóa này còn có ở vùng đồi gò dọc bờ sông Thao và sông Lô thuộc các huyện: Thanh Ba, Hạ Hòa, Đoan Hùng, Cẩm Khê, Phù Ninh, Tam Nông,... Nhiều hiện vật được trưng bày, giới thiệu tại Bảo tàng Hùng Vương, thành phố Việt Trì.
Trong kho tàng di sản vô giá về thời kỳ Hùng Vương dựng nước và giữ nước, Sơn Vi vinh dự, tự hào có di tích khảo cổ mang tên nền văn hóa Sơn Vi, là một trong những trung tâm thời đại đá cũ của Việt Nam, giúp các nhà khoa học khẳng định một cách chắc chắn về nguồn gốc của con người thời kỳ tiền Hùng Vương và Hùng Vương trên vùng đất cổ của Tổ quốc.
Xã Sơn Vi ngày nay là cửa ngõ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Lâm Thao. Với cơ sở hạ tầng như: Điện, đường, trường, trạm được đầu tư hoàn chỉnh, nhân dân trong xã còn giữ nghề truyền thống làm ủ ấm Sơn Vi, đồng thời phát triển nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, công ty đóng trên địa bàn xã. Cơ sở hạ tầng phụ vụ sản xuất nông nghiệp được đầu tư chuẩn hóa, đã tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển các mô hình kinh tế. Xã có 14 di tích văn hóa lịch sử, trong đó có 7 di tích văn hóa được xếp hạng cấp Quốc gia và cấp tỉnh. Với lợi thế và thế mạnh của xã Nông thôn mới nâng cao, Sơn Vi tiếp tục được huyện, tỉnh lựa chọn xây dựng xã Nông thôn mới kiểu mẫu trên lĩnh vực giáo dục, đến nay, xã đã xây dựng và hoàn thành các tiêu chí quy định xã NTM kiểu mẫu về lĩnh vực Giáo dục tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021-2025...
Hoàng Giang
baophutho.vn Vùng đất Việt Trì ngày nay, xưa là kinh đô Văn Lang thời đại các Vua Hùng dựng nước. Truyền thuyết kể rằng: Để chọn nơi định đô, vua Hùng đi...
baophutho.vn Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất của đồng bào Mông tại bản Mỹ Á, xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn cũng ngày càng được nâng cao. Song...
baophutho.vn Thơm hương mùa gặt
baophutho.vn Khởi nghiệp từ niềm đam mê với nấm, anh Phạm Văn Hưng khu 7, xã Thanh Uyên, huyện Tam Nông sau 4 năm không ngừng học hỏi, đúc rút kinh nghiệm...
baophutho.vn Với 36 di tích lịch sử văn hóa mang nhiều nét độc đáo, cổ kính được xếp hạng, trong đó có 5 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, huyện Thanh...
baophutho.vn Rực rỡ sắc hoa mặt trời
baophutho.vn Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 trùng các ngày cuối tuần, thời gian nghỉ lễ kéo dài 5 ngày, nên nhu cầu du lịch...
baophutho.vn Món ăn cuối xuân của người Mường
baophutho.vn Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ vừa có định hướng và đề nghị các địa phương trong tỉnh triển khai chương trình kích cầu du lịch nội địa...
baophutho.vn Đến với huyện Phù Ninh không thể không nhắc đến bánh sắn Phong Châu, sản phẩm được chứng nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao năm 2024 của tỉnh.
baophutho.vn Độc đáo kiến trúc nhà thờ cổ trăm tuổi ở Hoàng Xá
baophutho.vn Sáng 18/4 (tức mùng 10/3 âm lịch), các xã, phường lân cận Khu di tích lịch sử Đền Hùng và nhiều địa phương trong tỉnh tổ chức dâng hương tưởng...