{title}
{publish}
{head}
Với tính chất công việc đặc thù, nhân viên nuôi dưỡng tại trường mầm non công lập mong được các cấp quan tâm, cải thiện chế độ đãi ngộ xứng đáng.
Công việc của nhân viên nuôi dưỡng tại Trường Mầm non An Khánh B (Hoài Đức, Hà Nội). Ảnh: TG
Việc nặng, lương không cao
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ GD&ĐT cùng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị nghiên cứu, đánh giá, quyết định bổ sung công việc “nấu ăn cho các trường mầm non công lập có từ 100 suất ăn trở lên” thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Theo đó, với tính chất đặc thù của cấp mầm non, việc giáo dục trẻ trên lớp và chăm sóc, nuôi dưỡng là hai nhiệm vụ quan trọng, song hành và không thể tách rời. Cùng với dạy trẻ, việc nấu ăn đảm bảo chế độ dinh dưỡng, khẩu vị, yêu cầu an toàn, vệ sinh thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất và đảm bảo sức khỏe. Do đó, công việc của nhân viên nuôi dưỡng cần được quan tâm thực hiện các chế độ chính sách hợp lý.
Chị Lê Thị Thúy - nhân viên nuôi dưỡng tại Trường Mầm non 1/6, huyện Ba Vì (Hà Nội) vào nghề từ tháng 1/2010, đến nay hưởng lương bậc 6, hệ số 2,86 - tương đương 4.694.000 đồng/tháng sau khi trừ bảo hiểm. Với gần 500 trẻ đang theo học, công việc hằng ngày của nhân viên nuôi dưỡng rất vất vả khi phải lo chừng đó suất ăn cho cả cô và trò, thu nhập thấp mà không có thêm phụ cấp.
“Chồng là bộ đội thường xuyên công tác xa nhà, may mắn có ông bà hỗ trợ trông nom hai con nhỏ nên cũng đỡ phát sinh chi phí. Chúng tôi gắn bó với bếp ăn ở trường từ sáng đến chiều tối, về lại lo cơm nước cho con cái nên không thể có thời gian làm thêm công việc khác để cải thiện thu nhập. Với mức lương hiện tại của cả hai vợ chồng cũng chỉ ở mức đủ sống và tằn tiện chi tiêu. Vì thế, chúng tôi tha thiết mong Nhà nước quan tâm để cải thiện chế độ đãi ngộ”, chị Thúy bày tỏ.
Tương tự, chị Nguyễn Thị Thu - nhân viên nuôi dưỡng tại huyện Hoài Đức (Hà Nội) cho biết, giờ làm việc mỗi ngày thường kèo dài từ 6 giờ 45 phút - 16 giờ 30 phút. Nhân viên bếp phải làm việc trong môi trường tiếng ồn lớn, nhiệt độ cao từ bếp công nghiệp, dầu mỡ, nồi áp suất; độ ẩm cao; thường xuyên trong tư thế gò bó tại khu sơ chế, chế biến thực phẩm, bưng bê xoong nồi nặng. Tại các trường không có thang máy, nhân viên bếp phải bưng bê đồ ăn, bát thìa leo cầu thang lên tầng trên rất vất vả.
Nhân viên bếp thường xuyên tiếp xúc với nhiều loại nguyên liệu gây kích thích niêm mạc mắt, mũi, da. Khi làm phải sử dụng nhiều đồ dùng, trang thiết bị dễ gây tai nạn. Trong quá trình làm việc đã xảy ra những tai nạn đáng tiếc, có người mất đốt ngón tay, mang thương tật vĩnh viễn hoặc bỏng hơi, bỏng ga...
“Lương quá thấp khi có người làm 15 năm mà mỗi tháng chỉ nhận chưa đến 5 triệu đồng thì khó gắn bó với nghề. Chúng tôi đã gửi tâm thư nêu rõ khó khăn, vất vả, thiệt thòi đang phải chịu tới các cơ quan chức năng. Chúng tôi mong Nhà nước tiếp tục tạo điều kiện về chế độ tiền lương, phụ cấp cho đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng trường mầm non công lập tương xứng với tính chất công việc. Chỉ có như vậy mới mong giữ chân người lao động”, chị Thu kiến nghị.
Động thái cần thiết
Từng nhiều năm công tác tại Trung tâm Giáo dục Mầm non (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam), TS Trương Kim Oanh đánh giá, việc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất bổ sung công việc nấu ăn cho các trường mầm non công lập thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là động thái cần thiết và hoàn toàn hợp lý. Thực tế cho thấy, đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng trường mầm non khá vất vả nhưng thu nhập thấp, chưa đảm bảo nhu cầu cuộc sống.
Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định: Nghề nấu ăn cho từ 100 suất trở lên chỉ được công nhận là nghề nặng nhọc, độc hại nguy hiểm khi diễn ra tại các nhà hàng, khách sạn, các bếp ăn tập thể và trong lĩnh vực du lịch (điều kiện lao động loại IV).
TS Trương Kim Oanh có nhiều năm nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục mầm non. Ảnh: TG
Trong khi đó, công việc nấu ăn của nhân viên nuôi dưỡng các trường mầm non công lập không thuộc đối tượng trong danh mục của thông tư này. Đây là một thiệt thòi với nhân viên nuôi dưỡng.
Theo văn bản của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đối chiếu với “việc nấu ăn trong các nhà hàng, khách sạn, các bếp ăn tập thể có từ 100 suất ăn trở lên” trong lĩnh vực du lịch, công việc nấu ăn của nhân viên nuôi dưỡng trường mầm non có nhiều điểm tương đồng khi cùng nấu ăn với số lượng lớn, điều kiện làm việc thậm chí khó khăn hơn do nhân sự ít, cơ sở vật chất hạn chế, thường xuyên làm việc ngoài trời dưới thời tiết khắc nghiệt.
“Vì những lý do trên, tôi hoàn toàn tán thành việc các cơ quan có thẩm quyền cân nhắc, đưa công việc nấu ăn của nhân viên nuôi dưỡng trường mầm non vào nhóm ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Từ đó, Nhà nước có các chính sách đãi ngộ phù hợp với tính chất công việc của đội ngũ này. Đồng thời, tạo cơ chế để nhân viên nuôi dưỡng được hưởng lương theo bằng cấp từ nguồn ngân sách Nhà nước”, TS Trương Kim Oanh trao đổi thêm.
Đồng cảm với vất vả của nhân viên nuôi dưỡng, cô Vũ Thị Nhuận - Hiệu trưởng Trường Mầm non Trường Thịnh (Ứng Hòa, Hà Nội) cho hay, trường hiện có hơn 400 trẻ theo học và có 11 nhân viên nuôi dưỡng.
Công việc của các nhân viên bếp khá vất vả khi thời gian làm việc cũng tương đương với giáo viên mầm non mà chưa được thêm phụ cấp nào từ ngân sách Nhà nước. Trong thời gian tới rất mong lãnh đạo các cấp quan tâm hơn về chế độ cho đội ngũ này.
Theo Đình Tuệ (Báo Giáo dục và Thời đại)
baophutho.vn Ngày 20/11, Trường cao đẳng Y Dược Phú Thọ đã tổ chức khai giảng năm học 2024-2025 và kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
baophutho.vn Ngày 20/11, Trường THPT Chuyên Hùng Vương, thành phố Việt Trì tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 * 20/11/2024) và đón...
baophutho.vn Cuộc thi nằm trong chuỗi các hoạt động “Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VI” năm 2024 (SV-Startup 2024) do Bộ Giáo...
baophutho.vn Ngày 15/5, tại Trường THCS Văn Lang, UBND thành phố Việt Trì tổ chức bế mạc Ngày hội STEM và Cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng cấp...
baophutho.vn Ngày 15/5, Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai - Bộ NN&PTNT phối hợp với Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn;...
Bộ GD&ĐT lưu ý thí sinh khi tham gia tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.
baophutho.vn Ngày 2/5, UBND tỉnh ban hành quyết định số 819 /QĐ-UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tỉnh Phú Thọ.
baophutho.vn Ngày 11/5, Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định số 460/QĐ-SGD&ĐT về việc thành lập Hội đồng thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT)...
baophutho.vn Để nâng cao chất lượng Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa tổ chức khảo sát chất lượng đối với học sinh lớp...
baophutho.vn Ngày 12/5, UBND huyện Hạ Hoà tổ chức Ngày hội việc làm - Định hướng nghề nghiệp tại Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, huyện Hạ Hoà.
Các tỉnh, thành phố có số thí sinh đăng ký dự thi nhiều nhất là Hà Nội (109.078 thí sinh), Thành phố Hồ Chí Minh (88.196 thí sinh), Thanh Hóa (38.677 thí sinh).
baophutho.vn Công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS và THPT là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, cung cấp nguồn...