{title}
{publish}
{head}
Ợ nóng là tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản, gây cảm giác khó chịu và nóng rát ở vùng xương ức, ngực. Ợ nóng có thể do ăn quá nhiều hoặc ăn quá nhanh, hay do trào ngược dạ dày thực quản (GERD)...
Đồ uống cung cấp nước có thể làm dịu tình trạng kích ứng ở thực quản, tăng cường nước và cung cấp chất dinh dưỡng cân bằng độ axit trong dạ dày. Bác sĩ có thể đề xuất thay đổi lối sống, bao gồm thay đổi loại đồ uống để giúp giảm chứng ợ nóng.
1. Đồ uống có lợi khi bị ợ nóng
- Uống nước
Duy trì đủ nước có thể ngăn ngừa chứng ợ nóng tái phát. Uống nhiều nước hơn giúp dạ dày tiêu hóa hoàn toàn thức ăn. Nước giúp loại bỏ axit dạ dày có thể trào ngược vào thực quản.
Uống nước trong suốt cả ngày có thể ngăn axit dạ dày tích tụ ở thực quản, giảm triệu chứng.
- Nước kiềm
Nước kiềm có độ pH cao hơn, trở nên lý tưởng để giảm một số độ axit trong dạ dày và thực quản có thể dẫn đến chứng ợ nóng. Nước kiềm có thể vô hiệu hóa pepsin, một chất phân hủy protein trong dạ dày. Pepsin cũng đi ngược trở lại thực quản cùng với các axit dạ dày khác trong quá trình trào ngược axit.
Bằng cách ngăn không cho pepsin đi vào thực quản, nước kiềm làm giảm tổn thương, giảm kích ứng thực quản, cổ họng... Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm để biết đầy đủ tác dụng của nước kiềm đối với sức khỏe đường tiêu hóa.
- Trà thảo mộc
Một số loại trà thảo mộc giúp làm giảm chứng ợ nóng. Một số thảo mộc có đặc tính chống viêm, giúp giảm cảm giác khó chịu khi bị ợ nóng. Ví dụ, gừng giúp điều trị chứng khó tiêu (nguyên nhân gây ợ nóng); curcumin, một hợp chất trong nghệ, có thể giúp ngăn ngừa viêm thực quản trào ngược cấp tính; bột carob, rễ cây marshmallow trong trà có thể làm dịu đường tiêu hóa và thực quản; rễ cam thảo, cúc vạn thọ, có đặc tính chống viêm, làm giảm trào ngược axít...
- Nước ép lô hội
Lô hội được biết đến với lợi ích chữa lành vết thương cho da, nhưng nó cũng có thể giúp cân bằng axit trong dạ dày. Chất chống oxy hóa trong nước ép lô hội có thể ngăn ngừa loét dạ dày tá tràng phát triển, trong khi đó, ợ nóng là một triệu chứng phổ biến của loét dạ dày tá tràng.
Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm để xác định hiệu quả trong việc điều trị chứng ợ nóng và các triệu chứng đường tiêu hóa khác của lô hội.
2. Đồ uống cần tránh khi bị ợ nóng
Đồ uống có nhiều carbonat, caffeine và lượng đường dư thừa có thể gây ra chứng ợ nóng. Đồ uống có nhiều chất béo và cồn cũng không tốt cho người mắc chứng ợ nóng... Các đồ uống này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng axit dạ dày chảy ngược vào thực quản.
- Cà phê
Cà phê là một trong những thức uống chính cần tránh để giảm chứng ợ nóng. Hàm lượng caffeine và axit cao trong cà phê làm trầm trọng thêm tình trạng ợ nóng. Uống quá nhiều cà phê có chứa caffeine có thể gây mất ngủ và đau dạ dày.
Mất ngủ do uống quá nhiều cà phê cũng có thể làm tăng nguy cơ ợ nóng. Do đó, cân bằng lượng cà phê tiêu thụ với lượng nước bạn uống có thể giúp ngăn ngừa chứng ợ nóng.
- Đồ uống có cồn
Rượu làm giãn cơ thắt thực quản dưới (LES), có thể làm dịch dạ dày trào ngược vào thực quản và gây ợ nóng. Khả năng bạn bị trào ngược axit tăng lên khi uống nhiều rượu hơn trong thời gian ngắn.
Rượu cũng làm chậm quá trình tiêu hóa. Khi thức ăn ở lại trong dạ dày lâu hơn, dễ dẫn đến đầy hơi và ợ nóng.
- Nước ép cam quýt và các loại nước ép có tính axit khác
Trái cây họ cam quýt có nhiều axit có thể làm chứng ợ nóng trở nên tồi tệ hơn. Nồng độ axit cao trong đồ uống từ trái cây họ cam quýt còn có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và thực quản.
- Đồ uống có ga
Đồ uống có ga có thể làm tăng khí, đầy hơi và ợ nóng. Carbonat làm tăng áp lực trong dạ dày và van LES. Mức độ carbonat trong đồ uống ảnh hưởng đến chứng ợ nóng của bạn khác nhau tùy theo từng người.
- Đồ uống từ sữa
Mặc dù sữa là nguồn cung cấp canxi và protein tốt, nhưng hàm lượng chất béo cao trong một số loại sữa có thể làm trầm trọng thêm chứng trào ngược axit và chứng ợ nóng liên quan.
Đồ uống có hàm lượng chất béo cao có thể làm tăng nguy cơ dịch vị lưu lại trong thực quản lâu hơn, làm trầm trọng thêm chứng trào ngược axit và ợ nóng. Tuy nhiên, đồ uống làm từ sữa ít béo có thể ít có khả năng làm trầm trọng thêm chứng ợ nóng.
3. Một số cách khác làm giảm chứng ợ nóng
Thường xuyên theo dõi thực phẩm và đồ uống tiêu thụ để giảm các triệu chứng ợ nóng. Điều này bao gồm ăn đủ khẩu phần, giãn cách các bữa ăn và ăn nhiều chế độ ăn giàu protein hơn. Ngoài ra, để giảm chứng ợ nóng nên:
Tập thể dục thường xuyên
Quản lý căng thẳng
Nghỉ ngơi đầy đủ...
Nếu bị ợ nóng hai lần trở lên mỗi tuần cần đi khám. Ợ nóng thường xuyên có thể là dấu hiệu của bệnh trào nược dạ dày thực quản (GERD) hoặc viêm thực quản không được điều trị. Nếu không được điều trị trong thời gian dài, những tình trạng này cũng có thể dẫn đến chảy máu đường tiêu hóa, loét và viêm. GERD không được điều trị cũng có thể dẫn đến thực quản Barrett (một tình trạng làm hỏng niêm mạc thực quản).
T.S (Theo suckhoedoisong.vn)
Nhiều người nghĩ dễ như nấu rau xanh nhưng thực tế vẫn có những sai lầm trong chế biến khiến rau kém hấp dẫn và hao hụt chất dinh dưỡng.
Quả hồng là loại quả ngon và cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn nhiều loại quả này. Dưới đây là một số nhóm người nên hạn chế...
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Ngành bảo hiểm xã hội sẵn sàng triển khai công tác thực hiện Luật để bảo đảm quyền lợi...
baophutho.vn Thời tiết đang trong những ngày giá lạnh, nhiệt độ thấp và chênh lệch là tác nhân khiến nhiều bệnh lý gia tăng. Theo ghi nhận từ các cơ sở y tế...
Nhiệt độ lạnh trong mùa đông có thể gây co thắt, hẹp mạch máu... làm tăng huyết áp và nguy cơ đột quỵ tăng cao vào mùa lạnh... Vậy làm thế nào để phòng tránh tình trạng nguy hiểm này?
baophutho.vn Trong những năm qua, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Hạ Hòa đã chủ động, tích cực đổi mới, sáng tạo, đầu tư trang thiết bị và nâng cao chất lượng...
baophutho.vn Ngày 24/12, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác y tế năm 2025. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long và Bộ trưởng...
Trong điều trị bệnh hen suyễn ngoài dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tập luyện thể dục thường xuyên thì chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý bệnh.
Các loại gia vị dưới đây có thể bổ sung một số hợp chất chống oxy hóa hỗ trợ giảm viêm và tác động tích cực đến sức khỏe tim mạch.
Chuối xanh có giá trị dinh dưỡng rất đặc biệt. Với hàm lượng chất xơ và tinh bột kháng cao, chuối xanh không chỉ giúp cải thiện hệ tiêu hóa mà còn mang đến nhiều lợi ích khác...
Nói đến thực phẩm giàu canxi nhiều người chỉ nghĩ đến sữa hoặc tôm, cua cá... Nếu bạn muốn bổ sung canxi mà không dung nạp sữa hay không thích ăn tôm, cua, cá thì sao? Tin tốt...