
{title}
{publish}
{head}
Từ chương trình đầu tư công, 113 tỷ đồng đã và đang được đầu tư cho các xã vùng hồ sông Đà: Tiền Phong, Cao Sơn, Tân Pheo, Đức Nhàn - điểm đến của hàng nghìn hộ dân sau công cuộc di dân tái định cư thủy điện Hoà Bình. Dòng vốn ấy, sau gần 4 năm, đã hiện hữu thành những con đường kiên cố, trường lớp khang trang, trung tâm học tập cộng đồng sáng đèn mỗi tối... tạo nên sự đổi thay trong đời sống của người dân.
Phòng Tin học Trường PTDT bán trú THCS Tiền Phong- hạng mục được đầu tư từ dự án, giúp học sinh tiếp cận công nghệ thông tin.
Những công trình gắn với tương lai
Từ năm 2021 đến nay, tổng nguồn vốn đầu tư cho Dự án Nâng cấp hạ tầng, ổn định dân cư vùng hồ Sông Đà đã giải ngân lũy kế hơn 113 tỷ đồng. Với con số ấy, huyện Đà Bắc (cũ) triển khai 11 công trình trọng điểm. Đến nay, hầu hết đã hoàn thành. Những công trình hiển hiện ở từng xã, từng xóm: Trường THCS Chợ Bờ (xã Tiền Phong); Nhà hiệu bộ và lớp học bộ môn Trường PTDT bán trú THCS Tiền Phong; Trung tâm học tập cộng đồng xã Cao Sơn, Tân Pheo, Đức Nhàn; hệ thống thủy lợi xóm Ấm - xóm Mọc, xã Đức Nhàn... không chỉ phục vụ nhu cầu trước mắt mà còn là nền móng giúp người dân yên tâm an cư, gắn bó lâu dài với vùng đất tái định cư.
Theo Bí thư Đảng uỷ xã Đức Nhàn Đinh Lê Huy, điều đáng nói, ổn định dân cư không chỉ dừng lại ở việc “dọn đến chỗ ở mới”. Quan trọng hơn, đó là kiến tạo một môi trường sống an toàn, đủ điều kiện phát triển, điều mà nhiều năm qua, các xã vùng hồ luôn khao khát nhưng chưa có điều kiện thực hiện đồng bộ.
Mỗi công trình hoàn thành cũng đồng nghĩa với một bước tiến trong lộ trình xây dựng nông thôn mới. Các tuyến đường bê tông nối liên xóm giúp đạt tiêu chí giao thông (tiêu chí số 2). Kênh mương nội đồng đáp ứng yêu cầu tiêu chí thủy lợi (số 3). Trường lớp đạt chuẩn giúp nâng bậc tiêu chí giáo dục (số 5). Trung tâm văn hóa cộng đồng hỗ trợ các xã hoàn thành tiêu chí số 6 và 16.
Với những địa phương từng “mắc kẹt” trong bài toán hạ tầng như Tiền Phong, Tân Pheo, Đức Nhàn, thì đây chính là đòn bẩy thực sự. Những “lỗ hổng” kéo dài nhiều năm đã và đang được lấp đầy. Nông thôn mới giờ đây không còn là đích đến quá xa vời.
Hành trình vượt qua những rào cản
Không có con đường phát triển nào trải sẵn. Đặc biệt ở nơi địa hình hiểm trở như các xã vùng hồ, huyện vùng cao Đà Bắc (cũ) - nơi từng bị chia cắt bởi núi cao, sông sâu và thời tiết khắc nghiệt.
Với việc triển khai dự án ở vùng Đà Bắc, trở ngại lớn nhất của nhiều công trình lại do thủ tục chuyển đổi đất rừng. Đơn cử như tuyến đường Mó Nẻ - Lau Bai, dù khởi công từ cuối năm 2022, nhưng phải ba lần xin gia hạn, nâng tổng thời gian thi công lên tới 730 ngày. Nguyên nhân chủ yếu do đất thi công nằm trong vùng quy hoạch ba loại rừng, dẫn đến yêu cầu bắt buộc phải điều chỉnh mục đích sử dụng. Thêm vào đó là ảnh hưởng từ thời tiết. Mùa mưa năm 2024, đặc biệt là cơn bão số 3 kéo dài 6 ngày đã khiến tuyến đường vừa làm xong lại sạt lở nghiêm trọng. Máy móc không thể tiếp cận công trình suốt gần một tháng, nhà thầu và chính quyền địa phương phải túc trực ngày đêm, liên tục đo đạc, điều chỉnh lại tuyến.
Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực cũng khiến nhiều văn bản hướng dẫn trước đó hết hiệu lực, gây gián đoạn tạm thời cho dự án. Phải đến khi UBND tỉnh Hòa Bình (cũ), nay là tỉnh Phú Thọ ban hành Quyết định 45/2024/QĐ- UBND cho phép tiếp tục áp dụng đơn giá bồi thường cũ, công việc mới được tiếp tục.
Dù vậy, trong khó khăn mới thấy rõ tinh thần “quyết tâm đến cùng” của cả hệ thống chính trị địa phương. Từ tỉnh đến xã, từ chủ đầu tư đến đơn vị thi công đều bền bỉ kiến nghị, phối hợp, tháo gỡ từng nút thắt. Mỗi đoạn đường mở ra là không ít nỗ lực và niềm tin.
Dự án đầu tư hạ tầng vùng hồ Sông Đà không chỉ dừng lại ở 11 công trình. Trong cùng thời gian, huyện Đà Bắc (cũ) đã lồng ghép, huy động thêm nhiều nguồn lực để triển khai 150 công trình khác, tổng kinh phí trên 464 tỷ đồng, làm thay đổi diện mạo từ giao thông, trường học, thủy lợi đến nước sạch, nhà văn hóa, trụ sở xã, khu tái định cư... Về bố trí dân cư, huyện đã hoàn thành 2 khu tái định cư tập trung và đang triển khai thêm 2 dự án mới, đáp ứng nhu cầu chỗ ở an toàn, ổn định cho hơn 120 hộ dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai và sạt lở đất.
Các phương án phát triển sinh kế đang được triển khai: Hỗ trợ chăn nuôi trâu bò, nuôi cá lồng, trồng rừng, phân bón và xây dựng kế hoạch sản xuất theo đặc thù từng địa phương.
Ở vùng hồ Sông Đà, từng đồng vốn được triển khai đúng hướng. Một đề án lớn không được đánh giá bằng quy mô ngân sách mà bằng chiều sâu của sự hồi sinh. Và nơi đây, hồi sinh không còn là ước vọng.
Nguyễn Yến
baophutho.vn Ngày 11/7, đồng chí Quách Tất Liêm – Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc họp với các sở, ngành, địa phương về tiến độ triển...
Để đạt kết quả trên, Cục Thuế cho biết đã triển khai hoạt động cải cách toàn diện, đồng bộ trên mọi mặt công tác, mục tiêu cốt lõi “thu đúng, thu đủ, thu kịp thời” trên nền...
baophutho.vn Ngày 10/7, UBND tỉnh Phú Thọ cử đoàn kiểm tra gồm Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Môi trường, các Chuyên gia Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ...
baophutho.vn Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững, đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM) sau sáp nhập, xã Cự Đồng mới (được...
baophutho.vn Tại xã Cao Dương, Công ty Điện lực Phú Thọ (PC Phú Thọ) đã phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan tổ chức khởi công xây...
baophutho.vn Những ngày vừa qua, thời tiết trên địa bàn tỉnh liên tục ghi nhận nền nhiệt cao, đặc biệt là vào khung giờ từ 11h trưa đến 15-16h chiều. Bất...
baophutho.vn Vụ Mùa là một trong vụ sản xuất chính trong năm, góp phần quan trọng vào giữ vững đà tăng trưởng đối với sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, vụ...