{title}
{publish}
{head}
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG LUẬT
1. Cơ sở chính trị
a) Công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh và động viên công nghiệp (CNQP, CNAN và ĐVCN) luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt, lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong quá trình xây dựng và phát triển; các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng được thể hiện trong các văn kiện chính trị như:
- Nghị quyết Đại hội XI, XII, nhất là Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng định hướng “Xây dựng, phát triển CNQP, CNAN hiện đại, lưỡng dụng vừa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, vừa góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội; có cơ chế huy động nguồn lực từ địa phương và nguồn lực xã hội cho xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh tại các khu vực phòng thủ”. Nghị quyết cũng khẳng định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là “Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh,... xây dựng và củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân”. Đồng thời, Nghị quyết đã đề ra các giải pháp cho phát triển CNQP, an ninh: “Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, nâng cao chất lượng thu hút, đào tạo nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, “Bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quốc phòng, an ninh và liên quan đến quốc phòng, an ninh trong điều kiện mới. Chủ động tăng cường hợp tác và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế về quốc phòng, an ninh”, “Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về quốc phòng, an ninh phù hợp với hội nhập quốc tế và yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”.
- Nghị quyết Đại hội VII của Đảng, Nghị quyết số 05/BCT ngày 20/7/1993 của Bộ Chính trị đã xác định đường lối xây dựng CNQP và ĐVCN, chỉ rõ xây dựng CNQP phù hợp với khả năng của nền kinh tế, làm nòng cốt cùng các ngành công nghiệp dân dụng bảo đảm nhiệm vụ sửa chữa, phục hồi và sản xuất một phần trang bị, đáp ứng yêu cầu ĐVCN khi tình thế đòi hỏi; yêu cầu cần sớm có hệ thống văn bản pháp quy nhà nước và cơ chế chuẩn bị ĐVCN trong điều kiện kinh tế thị trường.
- Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25/10/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” đã khẳng định cần ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp cơ bản, tạo nền tảng cho công nghiệp quốc phòng, an ninh (CNQP, AN).
- Kết luận số 25-TB/TW ngày 11/4/2017 của Bộ Chính trị về Đề án “Đẩy mạnh phát triển CNQP, AN đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” xác định phát triển CNQP, AN cần phải đặt trong tổng thể phát triển công nghiệp quốc gia, đồng ý với quan điểm những gì công nghiệp quốc gia và CNQP đã làm được thì CNAN không làm nữa, tránh đầu tư trùng lắp.
- Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về “Định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045” xác định “Phát triển CNQP, AN theo hướng lưỡng dụng, thực sự trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia; tăng cường tiềm lực, tận dụng và phát triển liên kết CNQP, AN và công nghiệp dân sinh”.
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” tiếp tục khẳng định “Phát triển CNQP, CNAN theo hướng lưỡng dụng, hiện đại, tự lực, tự cường, liên kết chặt chẽ với công nghiệp dân sinh, trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia”; đồng thời, nhấn mạnh “Ưu tiên xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật chuyên ngành về phát triển công nghiệp quốc gia và các lĩnh vực công nghiệp đặc thù như công nghiệp công nghệ số, CNQP, AN, năng lượng,...”, “Thể chế hóa các cơ chế, chính sách đặc thù cho phát triển CNQP, CNAN theo hướng lưỡng dụng, hiện đại”, “Tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết, đầu tư nguồn lực hỗ trợ các cơ sở dân sinh phục vụ CNQP, CNAN. Cơ cấu lại các cơ sở CNQP, hình thành các cơ sở CNAN bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, hiện đại theo hướng lưỡng dụng, hiện đại”.
b) Ngoài ra, để phù hợp với đặc thù của CNQP, Bộ Chính trị đã ban hành các Nghị quyết chuyên đề như:
- Nghị quyết số 05/BCT ngày 20/7/1993; Nghị quyết số 27/BCT ngày 16/6/2003; Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 16/7/2011; Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 26/01/2022 về xây dựng và phát triển CNQP đã xác định những quan điểm, mục tiêu, yêu cầu, giải pháp phù hợp với từng giai đoạn phát triển đất nước; trong đó định hướng xây dựng và phát triển CNQP là nhiệm vụ cơ bản vừa có ý nghĩa cấp bách trước mắt, vừa là nhiệm vụ chiến lược lâu dài; là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; là ngành đặc thù, phải được chăm lo xây dựng và phát triển theo một cơ chế đặc thù và được ưu tiên trong đầu tư phát triển, phải coi trọng phát triển nguồn nhân lực, nguồn lực khoa học công nghệ (KHCN), huy động tối đa thành tựu của nền công nghiệp quốc gia phục vụ CNQP. Nghị quyết cũng đề ra sách lược ĐVCN và huy động công nghiệp dân sinh trong phát triển CNQP là huy động sự tham gia tích cực, đầy đủ của công nghiệp quốc gia trong các khâu, các bước của CNQP, nhất là việc huy động đội ngũ cán bộ KHCN và các cơ sở công nghiệp dân sinh sản xuất các nguyên, vật liệu chính cho CNQP; chú trọng phát triển các ngành công nghiệp then chốt của quốc gia để tham gia sâu, thiết thực hơn vào hoạt động CNQP; thực hiện mở rộng phạm vi hoạt động của KHCN dân sinh tham gia nghiên cứu phục vụ CNQP.
- Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 16/4/2018 của Bộ Chính trị về “Chiến lược Quốc phòng Việt Nam” tiếp tục khẳng định mục tiêu xây dựng, phát triển CNQP tự lực, tự cường, lưỡng dụng, ngày càng hiện đại, có trình độ KHCN cao; huy động sử dụng có hiệu quả nguồn lực xã hội; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh. Đồng thời, đưa ra giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển CNQP dài hạn, trung hạn phù hợp với điều kiện mới; phải đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động nguồn lực xã hội cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
c) Bên cạnh đó, định hướng về xây dựng và phát triển CNAN còn được đề cập đến trong các văn bản chỉ đạo của Đảng, gồm:
- Kết luận số 142-TB/TW ngày 08/8/2013 của Bộ Chính trị về Đề án “Chiến lược phát triển công nghiệp an ninh giai đoạn 2013-2020 và định hướng 2030” đã chỉ rõ phải gắn kết CNAN với công nghiệp quốc gia, CNQP, bảo đảm thiết thực, hiệu quả; tránh trùng dẫm, lãng phí.
- Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 25/7/2018 của Bộ Chính trị về “Chiến lược An ninh mạng quốc gia” chỉ rõ yêu cầu xây dựng và phát triển CNAN mạng tự chủ, sáng tạo, hoàn thành phát triển CNAN mạng Việt Nam.
- Nghị quyết số 51-NQ/TW ngày 05/9/2019 của Bộ Chính trị về “Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia” đã định hướng hợp tác với các nước có CNAN tiên tiến; liên doanh, liên kết sản xuất các trang thiết bị đặc chủng, chuyên dụng; phát triển CNAN có trọng tâm, trọng điểm; quy hoạch xây dựng, hoàn chỉnh các khu CNAN trên địa bàn cả nước và ban hành quy định phát triển CNAN.
- Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16/3/2022 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới” đã tiếp tục đề ra giải pháp về chú trọng đầu tư nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu công tác, chiến đấu; xây dựng, phát triển CNAN theo hướng lưỡng dụng, có chiều sâu, ngày càng hiện đại, tự chủ, có trình độ khoa học và công nghệ cao.
2. Cơ sở pháp lý
Hiện nay, cơ sở pháp lý chung điều chỉnh lĩnh vực CNQP, CNAN và ĐVCN cao nhất là Hiến pháp 2013 (Điều 14, Điều 68), Luật Quốc phòng 2018, Luật Công an nhân dân và các Luật chuyên ngành khác. Cơ sở pháp lý trực tiếp điều chỉnh lĩnh vực CNQP là Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng năm 2008, điều chỉnh lĩnh vực ĐVCN là Pháp lệnh Động viên công nghiệp năm 2003, điều chỉnh lĩnh vực CNAN là Nghị định 63/2020/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Tuy nhiên, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào tầm Luật điều chỉnh trực tiếp về CNQP, AN và ĐVCN để cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, nhất là luật hóa các cơ chế, chính sách đặc thù cho phát triển CNQP, AN; đồng thời, để thống nhất với các Luật ban hành trong thời gian qua quy định về vấn đề này như: Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quy hoạch, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, ... do đó đặt ra yêu cầu phải xây dựng Luật để điều chỉnh những quy định về CNQP, CNAN và ĐVCN đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.
3. Cơ sở thực tiễn
a) Qua tổng kết thực hiện Pháp lệnh Động viên công nghiệp và Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng trên phạm vi toàn quốc cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, đến nay việc thực thi các Pháp lệnh về CNQP, ĐVCN đã xuất hiện nhiều vướng mắc, bất cập như:
- Việc thực hiện chức năng giúp Chính phủ quản lý nhà nước về CNQP và ĐVCN của Bộ Quốc phòng chưa phát huy tối đa hiệu lực, hiệu quả. Chức năng, nhiệm vụ các khối: Đặt hàng - giao nhiệm vụ; nghiên cứu, sản xuất - sửa chữa; khai thác sử dụng chưa được phân định rõ. Hệ thống các cơ sở CNQP tuy nhiều về số lượng (79 cơ sở CNQP nòng cốt, 37 cơ sở công nghiệp động viên) nhưng phần lớn có quy mô nhỏ, tính quy tụ về công nghệ, sản phẩm chưa cao. Sự gắn kết giữa nghiên cứu thiết kế với sản xuất, sản xuất với sửa chữa chưa chặt chẽ. Chuyển đổi hoạt động của các Viện nghiên cứu sang mô hình tự chủ về tài chính còn vướng mắc. Chưa có cơ chế phát huy vai trò chủ lực của các cơ sở CNQP nòng cốt để kết hợp chặt chẽ với công nghiệp dân sinh trong ĐVCN; chưa khai thác thế mạnh của từng vùng, từng địa phương để thực hiện ĐVCN gắn với thế bố trí tác chiến chiến lược và khu vực phòng thủ.
- Cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu và quản lý sản xuất quốc phòng, thực hiện nhiệm vụ ĐVCN chưa đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành. Đối tượng doanh nghiệp và lĩnh vực công nghệ được ĐVCN còn hẹp, chưa sát với thực tiễn (chưa phù hợp với xu thế hội nhập thế giới để tiếp cận tích cực hơn nữa nguồn lực công nghiệp của các thành phần kinh tế, trong đó có các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; lĩnh vực còn bó hẹp chỉ gồm cơ khí, luyện kim, hoá chất và điện tử). Sự thu hút, tạo động lực để huy động và tận dụng năng lực sẵn có của doanh nghiệp ngoài lực lượng vũ trang nhân dân, các thành phần kinh tế dân sinh tham gia sản xuất quốc phòng, thực hiện nhiệm vụ ĐVCN còn hạn chế; cơ chế ưu tiên sử dụng các sản phẩm do CNQP sản xuất chưa được hoàn thiện (thiếu văn bản quy định hướng dẫn thực hiện cụ thể dẫn đến chưa áp dụng hiệu quả trong thực tiễn). Mức độ tham gia phát triển kinh tế đất nước của CNQP chưa tương xứng tiềm năng.
- Cơ chế ưu tiên nguồn lực cho xây dựng và phát triển CNQP, ĐVCN còn hạn chế; chưa có chính sách hiệu quả để thúc đẩy KHCN trở thành động lực cho phát triển CNQP; các chính sách về đào tạo, gìn giữ, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, huy động và đầu tư nâng cao tiềm lực cho CNQP chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, hiệu quả chưa cao. Việc áp dụng Luật Sở hữu trí tuệ trong nghiên cứu, thiết kế, chế tạo mới vũ khí trang bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ còn lúng túng. Thiếu các quy định đặc thù trong mua sắm vật tư kỹ thuật (vật tư, linh kiện, thiết bị, máy móc chuyên dụng) phục vụ cho nhiệm vụ CNQP (do những sản phẩm này thường là các sản phẩm đặc thù, được nước ngoài bảo mật và quản lý chặt chẽ, nhiều trường hợp không thực hiện được theo luật Đấu thầu và các quy định về nhập khẩu hàng hóa).
- Hợp tác quốc tế về CNQP chủ yếu vẫn diễn ra một chiều, phần lớn là nhập khẩu vũ khí trang bị kỹ thuật từ các nước; sản phẩm CNQP chưa thâm nhập sâu rộng vào thị trường xuất khẩu vũ khí. Hoạt động xuất khẩu vũ khí trang bị quân sự và xúc tiến thương mại quân sự chưa được quy định trong Pháp lệnh. Sản phẩm quốc phòng xuất khẩu, năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế của nhiều doanh nghiệp CNQP còn hạn chế.
b) Kết quả tổng kết quá trình xây dựng và phát triển CNAN từ Đại hội Đảng lần thứ XI đến nay đã chỉ ra nhiều vướng mắc, bất cập như:
- Việc thực hiện chức năng giúp Chính phủ quản lý nhà nước về CNAN của Bộ Công an chưa tập trung và còn phân tán ở nhiều đầu mối cơ quan trực thuộc; thẩm quyền, trách nhiệm, phân cấp, phân quyền trong xây dựng, phát triển CNAN chưa đồng bộ, kịp thời và hiệu quả. Hệ thống cơ sở CNAN chủ yếu là đơn vị sự nghiệp công lập (09 doanh nghiệp, 58 cơ sở nghiên cứu, cơ sở sản xuất) lại bố trí phân tán, chưa hình thành hệ thống độc lập. Khả năng tự chủ tài chính của một số cơ sở nghiên cứu còn thấp ảnh hưởng đến chuyển đổi hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập sang mô hình tự chủ về tài chính.
- Kinh phí ngân sách nhà nước đầu tư cho CNAN còn hạn hẹp; việc huy động các nguồn lực để đầu tư cho CNAN có nhiều hạn chế; nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ còn thấp. Nhiều dây chuyền sản xuất của cơ sở CNAN đã dần lạc hậu, xuống cấp nhưng chưa được đầu tư, đổi mới thiết bị, công nghệ, dẫn đến năng lực sản xuất của các doanh nghiệp an ninh hạn chế, sản phẩm CNAN có chất lượng chưa cao, chưa đồng đều, thiếu tính cạnh tranh, dẫn đến tỷ lệ cung ứng sản phẩm CNAN thấp.
- CNAN phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế được giao: việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn đặt ra; trình độ kỹ thuật, công nghệ còn yếu; nguồn nhân lực CNAN thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng, đặc biệt chưa xây dựng được đội ngũ cán bộ, nhà khoa học kỹ thuật đầu ngành, chuyên gia quản trị doanh nghiệp và công nhân lành nghề có trình độ, kinh nghiệm kỹ thuật, tay nghề cao. Công tác nghiên cứu, thiết kế sản phẩm chưa hiệu quả, chưa sản xuất, nghiên cứu được sản phẩm yêu cầu công nghệ, kỹ thuật cao.
- Hoạt động xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu sản phẩm CNAN có nhiều hạn chế, bất cập tương đồng như CNQP.
c) Từ thực tiễn các cuộc chiến tranh, xung đột trên thế giới những năm gần đây, dự báo chiến tranh trong tương lai và yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới
Thực tiễn các cuộc chiến tranh, xung đột trên thế giới những năm qua và dự báo trong tương lai cho thấy, ngoài chiến tranh truyền thống còn xuất hiện chiến tranh phi quy ước, chiến tranh ủy nhiệm, chiến tranh thông tin; tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, chịu sự tác động mạnh của xung đột quân sự Nga - Ucraina. Chi tiêu quốc phòng toàn cầu tăng cao nhất trong lịch sử, nhiều loại vũ khí mới ra đời, trong đó vũ khí công nghệ cao, tác chiến điện tử, tác chiến không gian mạng, tấn công an ninh mạng được sử dụng là chủ yếu; đồng thời, phương thức, quy mô, phạm vi, không gian, thời gian, môi trường, lực lượng và thủ đoạn tác chiến.... để tiến hành chiến tranh rất đa dạng.
Tình hình an ninh phi truyền thống, tội phạm mạng, tội phạm sử dụng công nghệ cao và những hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng ngày càng gia tăng...; các thế lực thù địch triệt để sử dụng môi trường không gian mạng để tiến hành các hoạt động xâm hại an ninh quốc gia, tuyên truyền chống chế độ, kích động biểu tình, bạo loạn, thực hiện “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố” đối với nước ta....
Trước tình hình đó đòi hỏi phải xây dựng tiềm lực CNQP, AN tự lực, tự cường, hiện đại, lưỡng dụng, quy hoạch sắp xếp các cơ sở CNQP, AN phù hợp với thế trận phòng thủ chiến lược, đáp ứng yêu cầu đảm bảo tại chỗ cho các lực lượng khi có tình huống xảy ra; thực hiện ĐVCN rộng khắp để chủ động ngăn ngừa từ sớm, từ xa, đẩy lùi và sẵn sàng đối phó thắng lợi trong mọi tình huống, đủ nội lực đánh bại mọi hình thức chiến tranh xâm lược, bảo vệ an ninh quốc gia.
Từ các lý do nêu trên, việc xây dựng Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp là rất cần thiết, nhằm thể chế đầy đủ các quan điểm, chủ trương của Đảng, hoàn thiện hành lang pháp lý đáp ứng yêu cầu thực tiễn nhiệm vụ CNQP, CNAN và ĐVCN trong tình hình mới, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các quy định pháp luật có liên quan.
II. MỤC ĐÍCH, QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG DỰ ÁN LUẬT
1. Mục đích xây dựng Luật
- Hoàn thiện các cơ chế, chính sách đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển CNQP, AN và ĐVCN trước mắt và lâu dài, bao gồm cả đảm bảo cơ chế, chính sách đặc thù cho những lĩnh vực đặc biệt quan trọng của CNQP, CNAN. Tập trung vào các nội dung: Nguồn vốn cho đầu tư; nghiên cứu phát triển vũ khí trang bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ công nghệ cao, công nghệ lưỡng dụng; thu hút, gìn giữ nguồn nhân lực chất lượng cao, khuyến khích nhân tài phục vụ xây dựng và phát triển CNQP, AN; triển khai các dự án đầu tư, nghiên cứu phát triển sản phẩm mũi nhọn; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ sở CNQP nòng cốt, cơ sở CNAN, cơ sở ĐVCN.
- Phát huy vai trò chức năng, nhiệm vụ của CNQP, CNAN và ĐVCN trong đảm bảo vũ khí trang bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ cho lực lượng vũ trang nhân dân; tổ chức đổi mới, sắp xếp hệ thống cơ sở CNQP, cơ sở CNAN phù hợp đặc thù CNQP, CNAN, ĐVCN và gắn với phương thức tác chiến của Quân đội, nhiệm vụ của Công an, đáp ứng với kinh tế thị trường, hội nhập toàn cầu; bảo đảm tập trung, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về CNQP, CNAN và ĐVCN.
- Huy động các thành phần kinh tế, doanh nghiệp ngoài lực lượng vũ trang nhân dân có tiềm lực về tài chính, KHCN tham gia đầu tư phát triển CNQP, AN và thực hiện nhiệm vụ ĐVCN, tham gia sản xuất, sửa chữa vũ khí trang bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ cho lực lượng vũ trang nhân dân; đẩy mạnh hợp tác, hội nhập quốc tế.
2. Quan điểm chỉ đạo xây dựng Luật
- Thể chế đầy đủ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển CNQP, AN và ĐVCN, trong đó có giải pháp về cơ chế, chính sách đặc thù cho CNQP, AN. Tuân thủ mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đáp ứng yêu cầu chiến lược trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân.
- Đảm bảo phù hợp, thống nhất với Hiến pháp 2013, Luật Quốc phòng 2018, Luật Công an nhân dân 2018 và các văn bản pháp luật liên quan.
- Bảo đảm tính kế thừa, phát triển những quy định của pháp luật hiện hành về CNQP, AN và ĐVCN đã được thực tiễn kiểm nghiệm còn phù hợp; đồng thời, bổ sung những vấn đề mới để giải quyết những nội dung về CNQP, AN và ĐVCN đặt ra trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.
- Bảo đảm gắn kết chặt chẽ và tận dụng tối đa năng lực của CNQP và CNAN. Không đầu tư trùng lặp, những gì CNQP làm được và đã làm thì CNAN không đầu tư và ngược lại.
- Nghiên cứu, tham khảo có chọn lọc pháp luật và kinh nghiệm của một số nước phù hợp với điều kiện và thực tiễn Việt Nam về tổ chức, hoạt động của CNQP, CNAN và ĐVCN; pháp luật và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
III. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG DỰ ÁN LUẬT
Ngày 08/4/2023, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký, ban hành Quyết định số 1346/QĐ-BQP thành lập Ban Soạn thảo Luật, do đồng chí Thượng tướng Phạm Hoài Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng là Trưởng ban, đồng chí Trung tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an là Phó Trưởng ban, phụ trách nội dung về CNAN. Thành viên Ban Soạn thảo là các đồng chí lãnh đạo Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, đồng thời, mời đại diện lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một số Ủy ban của Quốc hội và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan tham gia Ban Soạn thảo. Cơ quan Thường trực Ban Soạn thảo là Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Bộ Quốc phòng. Về phía Bộ Công an, đầu mối phụ trách nội dung về CNAN là Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp.
Thực hiện Nghị quyết số 89/2023/QH15 ngày 02/6/2023 của Quốc hội khoá XV, dự án Luật CNQP, AN và ĐVCN được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) và thông qua tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024). Trong quá trình xây dựng dự án Luật, Ban Soạn thảo đã triển khai đúng quy trình theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể:
- Tổ chức tổng kết, đánh giá thi hành văn bản quy phạm pháp luật về CNQP, CNAN và ĐVCN; lập hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật, báo cáo và được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 89/2023/QH15 ngày 02/6/2023.
- Tổ chức nghiên cứu, khảo sát, soạn thảo, gửi văn bản xin ý kiến các ban, bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức liên quan và đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ, Cổng Thông tin điện tử của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an để lấy ý kiến đối với hồ sơ dự án Luật. Các ý kiến đóng góp đều đồng thuận với sự cần thiết ban hành văn bản Luật, cũng như những nội dung chính của dự thảo. Trên cơ sở ý kiến tham gia, Ban soạn thảo đã nghiên cứu, tiếp thu, hoàn chỉnh gửi Bộ Tư pháp thẩm định hồ sơ dự án luật theo quy định.
- Tổ chức rà soát quy định của Dự án Luật với các luật có liên quan và Điều ước quốc tế có liên quan mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên để đảm bảo tính hợp Hiến, hợp pháp và tính thống nhất, đồng bộ của Dự án Luật; đồng thời, bảo đảm tính tương thích của các quy định của Dự án Luật với Điều ước quốc tế có liên quan.
- Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị thẩm định; các thành viên của Hội đồng đánh giá Hồ sơ dự án Luật được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng và thống nhất cao về tính cấp thiết phải ban hành văn bản và các nội dung của dự thảo Luật; đồng thời đóng góp ý kiến cho một số nội dung cụ thể. Ban Soạn thảo đã nghiên cứu tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, hoàn chỉnh Dự án Luật; lập hồ sơ báo cáo Chính phủ thông qua và trình Quốc hội theo quy định.
IV. BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN LUẬT
Bố cục dự thảo Luật:
Dự thảo Luật do Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) gồm 07 chương và 73 điều, được bố cục như sau:
Chương I - Những quy định chung có 05 điều (từ Điều 1 đến Điều 5);
Chương II - CNQP, AN có 05 mục và 27 điều (từ Điều 6 đến Điều 32);
Chương III - Chuẩn bị và thực hành ĐVCN có 02 mục và 14 điều (từ Điều 33 đến Điều 46);
Chương IV - Chế độ, chính sách trong CNQP, AN và ĐVCN có 06 điều (từ Điều 47 đến Điều 52);
Chương V - Hợp tác quốc tế CNQP, AN có 08 điều (từ Điều 53 đến Điều 60);
Chương VI - Trách nhiệm quản lý nhà nước về CNQP, AN và ĐVCN có 11 điều (từ Điều 61 đến Điều 71);
Chương VII - Điều khoản thi hành có 02 điều (Điều 72, Điều 73).
Nội dung cơ bản của dự thảo Luật
Nội dung Luật CNQP, AN và ĐVCN tập trung vào 05 chính sách nổi bật đã được Chính phủ, Quốc hội thông qua, gồm:
Chính sách 1: Phát triển CNQP, CNAN theo hướng lưỡng dụng, bảo đảm sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động CNQP, CNAN.
Chính sách 2: Hoàn thiện, sắp xếp, đổi mới hệ thống tổ chức CNQP, CNAN.
Chính sách 3: Thúc đẩy hoạt động Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển CNQP, CNAN.
Chính sách 4: Huy động nguồn lực cho phát triển CNQP, CNAN.
Chính sách 5: Bảo đảm hiệu quả hoạt động ĐVCN.
Trên cơ sở các chính sách trên, Dự thảo Luật được xây dựng với những nội dung cơ bản sau:
a) Chương I - Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 5)
Chương này quy định về: Phạm vi điều chỉnh; Giải thích từ ngữ; Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của CNQP, CNAN và ĐVCN; Nguyên tắc xây dựng và phát triển CNQP, CNAN và ĐVCN; Các hành vi bị nghiêm cấm trong xây dựng và phát triển CNQP, CNAN và ĐVCN.
b) Chương II - CNQP, AN (từ Điều 6 đến Điều 32)
Chương này gồm 05 mục quy định các hoạt động trong lĩnh vực CNQP, AN: Quy hoạch xây dựng và phát triển CNQP, CNAN; quản lý sản xuất quốc phòng, an ninh; đảm bảo nguồn lực cho CNQP, AN; nguyên tắc tổ chức, hoạt động CNQP; nguyên tắc tổ chức, hoạt động CNAN. Trong đó quy định một số nội dung trọng tâm sau:
- Xác định quy hoạch xây dựng và phát triển CNQP, CNAN là quy hoạch ngành quốc gia (từ Điều 6 đến Điều 9).
- Xác định nội dung quản lý sản xuất quốc phòng, an ninh với phân định rõ trường hợp giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu trong sản xuất quốc phòng, an ninh (từ Điều 10 đến Điều 15).
- Các nguồn lực đảm bảo cho CNQP, AN gồm: nguồn vốn, nhân lực, đất đai phục vụ CNQP, AN và triển khai các hoạt động khoa học công nghệ. Trong đó, đối với nguồn vốn cho đầu tư phát triển CNQP, AN quy định: Nhà nước ưu tiên bố trí ngân sách và được cơ cấu thành khoản mục riêng trong tổng số vốn ngân sách Trung ương được cấp có thẩm quyền phân bổ cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trung hạn, hàng năm; đảm bảo ổn định trong suốt quá trình phân bổ và giải ngân; Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sử dụng nguồn vốn chuyên biệt phục vụ CNQP, AN bổ sung cho các chương trình, đề án, dự án đầu tư, nhiệm vụ có tính cấp bách, nghiên cứu, chế tạo vũ khí trang bị chiến lược, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ đặc biệt (Điều 16); Cơ chế, chính sách trong hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ CNQP, AN (Điều 18); Cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển vũ khí trang bị kỹ thuật chiến lược, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ đặc biệt (Điều 19).
c) Chương III - Chuẩn bị và thực hành ĐVCN (từ Điều 33 đến Điều 46)
Chương này gồm 02 mục quy định các hoạt động chuẩn bị ĐVCN trong thời bình và thực hành ĐVCN khi có lệnh tổng động viên, động viên cục bộ và trong tình trạng chiến tranh. Trong đó, quy định một số nội dung trọng tâm sau:
- Mở rộng phạm vi đối tượng ĐVCN gồm các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà thành viên hoặc cổ đông nước ngoài có tỷ lệ vốn góp không có quyền quyết định.
- Hoàn thiện phương thức thực hiện ĐVCN với bổ sung phương thức đặt hàng.
- Hoàn thiện quy định về phân cấp quản lý, thực hiện ĐVCN với phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trách nhiệm, quyền hạn thực hiện ĐVCN trong địa bàn quản lý phù hợp yêu cầu, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, xây dựng khu vực phòng thủ.
d) Chương IV - Chế độ, chính sách trong CNQP, AN và ĐVCN (từ Điều 47 đến Điều 52)
Chương này quy định về: Chế độ, chính sách đối với cơ sở CNQP nòng cốt, cơ sở CNAN; Chế độ, chính sách đối với doanh nghiệp trong chuẩn bị và thực hành ĐVCN; Chế độ chính sách đối với người lao động tại cơ sở CNQP nòng cốt, cơ sở CNAN; Chế độ, chính sách đối với người lao động trực tiếp thực hiện nhiệm vụ ĐVCN. Trong đó, quy định một số chính sách về miễn, giảm thuế, phí và được hỗ trợ của Nhà nước với một số lĩnh vực đặc thù của CNQP, AN và ĐVCN trong một số trường hợp (Điều 47, Điều 48, Điều 49); cơ chế trả lương tương xứng cho nhân lực chất lượng cao, đảm bảo thu hút nhân lực cho CNQP, AN (Điều 50, Điều 51).
đ) Chương V - Hợp tác quốc tế CNQP, AN (từ Điều 53 đến Điều 60)
Chương này quy định về: Nguyên tắc hợp tác quốc tế; Nội dung, hình thức hợp tác quốc tế; Đào tạo, nghiên cứu khoa học; Liên doanh, liên kết trong hoạt động CNQP, AN; Nhập khẩu hàng hóa phục vụ CNQP, AN; Xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ CNQP, AN; Hợp tác quốc tế về chuyển giao công nghệ; Hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm QP, AN.
e) Chương VI - Trách nhiệm quản lý nhà nước về CNQP, AN và ĐVCN (từ Điều 61 đến Điều 71)
Chương này quy định về: Nội dung quản lý nhà nước về CNQP, CNAN và ĐVCN; Trách nhiệm của Chính phủ; Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng; Trách nhiệm của Bộ Công an; Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Trách nhiệm của Bộ Tài chính; Trách nhiệm của Bộ Công Thương; Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ; Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp; Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.
g) Chương VII - Điều khoản thi hành (Điều 72, Điều 73)
Chương này quy định về: Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan đến hoạt động CNQP, AN; Hiệu lực thi hành.
TIẾP THU, CHỈNH LÝ DỰ ÁN LUẬT SAU KHI QUỐC HỘI CHO Ý KIẾN
Tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV, các vị Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật CNQP, AN và ĐVCN với 102 lượt ý kiến (trong đó có 88 ý kiến phát biểu tại Tổ và 13 ý kiến phát biểu tại Hội trường; 01 vị ĐBQH gửi văn bản góp ý). Ngay sau kỳ họp, trên cơ sở ý kiến của các vị ĐBQH, ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đồng chí Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đã chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Ban Soạn thảo dự án Luật và các cơ quan hữu quan khẩn trương tập trung nghiên cứu; tổ chức nhiều cuộc làm việc; tiến hành 03 cuộc khảo sát, 03 cuộc tọa đàm chuyên sâu[1], nhằm tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn để tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật.
Ngày 21/02/2024, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc làm việc của Lãnh đạo Quốc hội với các cơ quan về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật, trong đó nêu rõ đây là dự án Luật rất quan trọng, quá trình tiếp thu, chỉnh lý từ sau Kỳ họp thứ 6 đến nay đã bổ sung nhiều điều khoản, trong đó có nhiều chính sách mới, đặc thù, vượt trội để phát triển CNQP, AN. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Quốc phòng và An ninh chủ trì, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các Ủy ban của Quốc hội và các bộ, ngành liên quan tiếp thu tối đa ý kiến, giải trình thỏa đáng, lựa chọn phương án tối ưu để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật.
Ngày 15/3/2024, tại Phiên họp thứ 31, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật. Ngày 27/3/2024, Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, Nhiệm kỳ khóa XV cũng đã thảo luận, cho ý kiến về dự thảo Luật.
Trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu ý kiến ĐBQH, các cơ quan của Quốc hội, dự thảo Luật hiện có 7 chương, 84 điều (so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, dự thảo Luật tiếp thu, chỉnh lý đã bỏ 07 điều , bổ sung mới 18 điều , bổ sung Mục 7 vào Chương II về Tổ hợp CNQP, bố cục các mục mới về phát triển CNQP, AN lưỡng dụng (Mục 4 Chương II); ngân sách bảo đảm và dự trữ vật tư cho ĐVCN (Mục 3 Chương III); chế độ chính sách đối với hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ CNQP, AN (Mục 3 Chương IV). Đồng thời, nhiều nội dung đã được chỉnh lý, sắp xếp, bố cục lại các điều, mục trong các chương cho hợp lý, thống nhất.
Như vậy, so với Dự thảo Luật Chính phủ trình, dự thảo Luật tiếp thu, chỉnh lý đã có nhiều thay đổi. Đối với những điểm mới, nội dung mới, trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý, Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh đã bám sát Kết luận của Ủy ban Thường vụ quốc hội, Báo cáo thẩm tra và ý kiến của các vị ĐBQH cũng như kết quả khảo sát, nghiên cứu tài liệu, trao đổi thận trọng kỹ lưỡng với cơ quan soạn thảo, các cơ quan có liên quan để nghiên cứu, thiết kế nội dung.
Hiện nay, Ban Soạn thảo và Tổ Biên tập dự án Luật đang tiếp tục tham gia, hỗ trợ Ủy ban Quốc phòng và An ninh trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật để kịp trình Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2025) theo đúng Nghị quyết số 89/2023/QH15 ngày 02/6/2023 của Quốc hội khoá XV.
BỘ CÔNG AN
[1] Để phục vụ việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, thực hiện chỉ đạo của UBTVQH và Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, từ ngày 23/01/2024 đến ngày 29/01/2024, Thường trực UBQPAN đã tiến hành 03 cuộc khảo sát tại: Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Hải - Thaco (Quảng Nam), Bộ Tư lệnh Quân khu 5 (Thành phố Đà Nẵng), Tổng Công ty Ba Son (Bà Rịa – Vũng Tàu); Tổ chức 03 cuộc tọa đàm chuyên sâu để tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn, gồm: “Thực trạng hoạt động ĐVCN và việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về ĐVCN” (tại Đà Nẵng, ngày 25/01/2024); “Phát triển CNQP, AN lưỡng dụng và huy động nguồn lực xây dựng, phát triển CNQP, AN” (tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 26/01/2024); “Xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về Tổ hợp công nghiệp quốc phòng” (tại Trụ sở Tập đoàn Viettel - Hà Nội, ngày 29/01/2024).
baophutho.vn Để kịp thời động viên, khích lệ tinh thần của các tập thể, cá nhân tham gia tìm kiếm, cứu nạn, Chính ủy Quân khu 2 đã quyết định khen thưởng...
Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử xác lập, thực hiện chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi hai quần đảo này còn là vô chủ.
Món quà đặc biệt nhất đối với bất kỳ ai từng đến Trường Sa là được mang về từ biển một lá cờ Tổ quốc.
Với những ai được đặt chân đến các đảo, điểm đảo thuộc huyện đảo Trường Sa, ấn tượng đầu tiên là màu xanh của cây cối giữa nắng gió khắc nghiệt. Thực hiện chương trình “Xanh...
Đồn Biên phòng Hiền Kiệt đứng chân trên địa bàn huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hoá được giao nhiệm vụ quản lý bảo vệ 3,796km đường biên giới và 3 mốc quốc giới tiếp giáp với nước...
baophutho.vn SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG, BAN HÀNH LUẬT
baophutho.vn Sự cần thiết xây dựng Dự án Luật
Tàu Kỳ hạm Cảnh sát biển 8004, thuộc Bộ tư lệnh Cảnh sát biển (CSB) Vùng 1, với lượng giãn nước 2.400 tấn băng băng rẽ sóng, luôn thể hiện sức mạnh vượt trội trên sóng nước...
baophutho.vn Ngày 13/5, Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh tỉnh tổ chức lễ Kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh và Ngày truyền thống bộ đội...
baophutho.vn Thời gian qua, Công an tỉnh đã đẩy mạnh công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và tệ nạn ma túy nhằm mục tiêu không để hình thành các...
baophutho.vn SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT
baophutho.vn Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Phú Thọ có trên 5.000 cán bộ, chiến sĩ bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến tham gia...