
{title}
{publish}
{head}
Nền kinh tế lớn nhất châu Âu hiện có 1,34 triệu việc làm còn trống, phản ánh tình trạng thiếu lao động trầm trọng trong những năm gần đây ở Đức.
Công nhân làm việc tại một nhà máy sản xuất ôtô ở Zwickau, Đức.
Ngày 17/11, chính phủ Đức cho biết sẽ tăng 10% số lượng thị thực chuyên môn trong năm 2024 sau khi nới lỏng một số quy định nhằm giải quyết tình trạng thiếu lao động.
Nền kinh tế lớn nhất châu Âu hiện có 1,34 triệu việc làm còn trống, phản ánh tình trạng thiếu lao động trầm trọng trong những năm gần đây.
Sau khi thông qua hệ thống tính điểm để xét điều kiện cấp thị thực tương tự một số nước như Canada đã áp dụng, chính phủ Đức dự kiến sẽ cấp khoảng 200.000 thị thực chuyên môn trong năm 2024.
Thị thực sinh viên từ các nước ngoài Liên minh châu Âu (EU) đã tăng 20%, số thị thực học nghề cũng tăng gấp đôi, trong khi số lượng chứng chỉ nước ngoài được công nhận tại Đức cũng đã tăng gần 50%.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Đức Nancy Faeser khẳng định Berlin đang nỗ lực thu hút lao động kỹ năng và chuyên gia, vốn rất cần cho nền kinh tế.
Hệ thống chấm điểm mới tạo điều kiện cho người nước ngoài không phải công dân EU gia nhập thị trường lao động Đức dễ dàng hơn, và có thể mang theo gia đình. Trong số những tiêu chí tính điểm có trình độ tiếng Đức, kinh nghiệm chuyên môn và độ tuổi.
Trong bối cảnh dân số Đức già hóa, mỗi năm nền kinh tế này thiếu khoảng 400.000 lao động, với những ngành thiếu hụt nhiều nhất là y tế, dịch vụ và công nghệ.
Ngoại trưởng Annalena Baerbock khẳng định cần phải cải cách hơn nữa các quy định để thu hút lao động nước ngoài.
Số người có việc làm tại Đức tăng 1,6 triệu trong vòng 5 năm qua, trong đó 89% là lao động nước ngoài.
Nguồn TTXVN
Ông Trump nhấn mạnh các quốc gia được gửi thông báo thuế mới không phải là những nước lớn và cũng không có nhiều giao dịch thương mại với Mỹ.
Tuy nhiên, ngay cả sau khi những quân nhân này rút khỏi nhiệm vụ ở Los Angeles, 2.000 lính Vệ binh Quốc gia sẽ vẫn tiếp tục ở lại thành phố cùng với khoảng 700 binh sỹ Thủy...
Các bộ trưởng EU cam kết tiếp tục đối thoại với phía Mỹ nhằm đạt được một giải pháp thương lượng, hướng đến việc giảm thuế, khôi phục ổn định và khả năng dự đoán cho hoạt động...
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang xúc tiến kế hoạch xây dựng thêm trung tâm tạm giữ người nhập cư trái phép tại 5 bang, tiếp tục các biện pháp cứng rắn về chính sách biên giới.
Trong bản thông báo nội bộ gửi đến đội ngũ nhân viên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đợt sa thải lần này sẽ bao gồm 1.107 viên chức và 246 công chức ngoại giao làm việc tại Mỹ.
Các thư thuế quan của Tổng thống Mỹ được gửi tới lãnh đạo 6 nền kinh tế gồm Algeria, Iraq, Libya, Moldova, Brunei và Philippines, với mức thuế từ 20-30%.
Tổng thống Mỹ khẳng định rằng các nước bị Mỹ áp mức thuế quan mà ông gọi là “thuế đối ứng” sẽ bắt đầu phải trả mức thuế này từ ngày 1/8 tới.
Ngoại trưởng Takeshi Iwaya cho biết Nhật Bản sẵn sàng hợp tác với người đồng cấp mới trong chính quyền của ông Donald Trump, nhằm xây dựng mối quan hệ liên minh vững chắc.
Phó Chủ tịch điều hành phụ trách mảng kỹ thuật số của Ủy ban châu Âu (EC), khẳng định việc quản lý chặt chẽ Booking.com sẽ tạo môi trường kinh doanh công bằng hơn.
Tại Phòng Bầu dục, Tổng thống Joe Biden đã chúc mừng chiến thắng của ông Donald Trump và cam kết sẽ tuân thủ truyền thống, đảm bảo quá trình chuyển giao quyền lực diễn ra suôn sẻ.
Trong tuyên bố đề cử, ông Donald Trump mô tả ông Pete Hegseth, một người thuộc thế hệ 8x, là “người cứng rắn, thông minh và thực sự tin tưởng vào chính sách Nước Mỹ trên hết”.
Gần 200 quốc gia tham gia Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đã thông qua tiêu chuẩn mới về tín dụng carbon, đóng...