{title}
{publish}
{head}
Một năm trước, bệnh nhi đã được chẩn đoán mắc bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối, phải lọc máu chu kỳ 3 lần/tuần tại bệnh viện.
Bệnh nhi là bé gái tên A.N, trú tại TPHCM. Mặc dù đã 9 tuổi nhưng bé A.N chỉ nặng 22kg, cao 1m24, thấp bé hơn nhiều so với các bạn cùng trang lứa.
Cách đây 1 năm, bé A.N được chẩn đoán mắc bệnh suy thận giai đoạn cuối kèm theo tăng huyết áp, suy tim, phải điều trị lọc máu chu kỳ 3 lần/tuần tại Khoa Thận và Lọc máu, Bệnh viện Nhi Trung ương và chờ đợi thận hiến phù hợp.
Trước khi ghép thận, bệnh nhi được chẩn đoán mắc bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối, phải lọc máu chu kỳ 3 lần/tuần tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Theo BS. Trương Thùy Linh, Khoa Thận và Lọc máu, Bệnh viện Nhi Trung ương, bé A.N phải mất gần 1 năm mới đủ điều kiện sức khỏe, các chỉ số ổn định, chức năng tim mạch, nội tiết trong giới hạn cho phép để có thể ghép thận.
"Cách đây 3 tháng, bệnh nhi nhiễm sán, vì thế, chúng tôi đã phải phối hợp với các bác sĩ Trung tâm Bệnh nhiệt đới đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất, nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ sau khi ghép dùng thuốc ức chế miễn dịch. Đặc biệt, trước khi ghép, bệnh nhi được Trung tâm Nội tiết – Chuyển hóa – Di truyền và Liệu pháp phân tử phân tích kết quả xét nghiệm gen kết hợp đối chiếu với kết quả lâm sàng, nhằm loại trừ các nguyên nhân suy thận do đột biến gene, giúp quyết định ghép thận của các bác sĩ được thực hiện chính xác hơn và có tiên lượng tốt hơn. Bên cạnh đó, mọi yếu tố từ chiều cao, cân nặng, các chỉ số xét nghiệm máu, tiêm phòng ngừa bệnh truyền nhiễm, các xét nghiệm sàng lọc người cho thận, hồ sơ pháp lý,... cũng được chuẩn bị đầy đủ trước khi ghép" – BS. Trương Thùy Linh cho biết thêm.
Trước ca ghép thận, bệnh nhi A.N được hội chẩn bệnh viện dưới sự chủ trì của TS.BS Cao Việt Tùng – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương và sự phối hợp nhịp nhàng của tất cả các chuyên khoa trong bệnh viện như: Ngoại Tiết niệu, Tim mạch, Thận và Lọc máu, Gây mê hồi sức, Hồi sức ngoại, Nội tiết – Chuyển hóa – Di truyền, Chẩn đoán hình ảnh, Ngân hàng máu, Sinh hóa, Huyết học... để đảm bảo các quy trình trước, trong và sau ghép được kiểm soát chặt chẽ nhất.
Sáng ngày 11/3, hai cuộc mổ lấy thận và ghép thận được tiến hành song song, đảm bảo thận lấy ra phải được ghép kịp thời. Trải qua 5 giờ thực hiện, với mọi quy trình tỉ mỉ và chính xác, ca phẫu thuật ghép thận đã thành công, thận phải ngay sau khi được ghép hồng hào, tưới máu tốt và bắt đầu có nước tiểu.
Ca ghép thận của bé A.N là ca ghép thận thành công thứ 62 của Bệnh viện Nhi Trung ương.
ThS.BS Lê Anh Dũng – Trưởng khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Nhi Trung ương, người trực tiếp tham gia kíp ghép thận cho bệnh nhi chia sẻ: "Khó khăn nhất khi ghép thận cho bệnh nhi A.N là tĩnh mạch của người cho chia sớm, nên khi nối tĩnh mạch thận của người cho vào người nhận sẽ bị quá dài. Vì vậy, chúng tôi phải cắt bớt và tạo hình lại 2 nhánh của tĩnh mạch thận trước khi nối lại và ghép cho trẻ".
Sau 7 ngày sau ghép thận, tình trạng bệnh nhi ổn định, tiểu tốt, các chỉ số sinh hóa về chức năng thận, nội tiết trở về giới hạn bình thường, huyết áp được kiểm soát, các vấn đề tim mạch cũng sẽ cải thiện dần khi sức khỏe của trẻ tiến triển.
Hiện, bệnh nhi A.N đã được ra viện trong niềm hạnh phúc, phấn khởi của gia đình và các y bác sĩ.
Tính từ năm 2004 trở lại đây, ca ghép thận của bé A.N là ca ghép thận thành công thứ 62 của Bệnh viện Nhi Trung ương.
Báo Sức khỏe và Đời sống
Được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới, đậu và cây họ đậu là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất thiết yếu cũng như protein thực vật.
Kiwi được mệnh danh là 'siêu thực phẩm' vì nó chứa hàm lượng dinh dưỡng ấn tượng, đặc biệt là khả năng chống oxy hóa mạnh. Và dưới đây là những lý do thuyết phục nhất khiến bạn...
Niacin (hay vitamin B3), đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và quản lý mức cholesterol cao.
Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh. Cung cấp đúng, đủ chất dinh dưỡng cho bệnh nhân nói chung và bệnh nhân lao phổi nói riêng là một việc làm rất cần thiết....
baophutho.vn Ngày 30/3, Phòng Y tế thành phố Việt Trì tổ chức hội nghị tập huấn về đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống...
Mắc nang tuyến giáp to như cái bát ở cổ không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến chị Lê Thị Ngọc Nữ (quê ở Campuchia, trú tại Ấp Tân Bình 2, Lang Minh, Xuân Lộc, Đồng Nai - SĐT: ...
baophutho.vn Mới đây, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp nhận trường hợp người bệnh bị suy gan do lạm dụng thuốc nam chữa bệnh.
Đôi mắt cần nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là các chất chống oxy hóa như vitamin A, C, E, lutein, zeaxanthin... để hoạt động khỏe mạnh. Vì vậy, ngoài việc ăn đủ chất, chúng ta...
Khoai lang được đánh giá là tốt cho sức khỏe hơn khoai tây nhưng chúng vẫn chứa carbohydrate. Người bệnh đái tháo đường có nên ăn khoai lang hay không?
Thực hiện đều đặn các bài tập cận thị giúp lưu thông máu tốt hơn, tăng cường cử động nhãn cầu, thư giãn mắt, giảm nhức mỏi và hạn chế sự tiến triển của cận thị.
Tập luyện giúp đốt cháy calo, giảm mỡ thừa, tăng cường cơ bắp... Có rất nhiều bài tập và mỗi bài tập lại có tác động khác nhau. Vậy, để đốt cháy calo nhiều hơn nên tập luyện cơ nào?
Luật Dược sửa đổi, bổ sung được kỳ vọng sẽ tạo ra những thay đổi đột phá giúp đảm bảo việc tiếp cận thuốc nhanh chóng, bền vững của người dân.