![](http://c.baophutho.vn/dgrs/img/thumb.gif)
{title}
{publish}
{head}
Nếu trước đây các trường hợp đột quỵ thường chỉ xảy ra ở người trung niên và người cao tuổi (trên 65 tuổi) thì hiện nay, đột quỵ đang ngày càng trẻ hóa ở nhóm đối tượng dưới 50 tuổi. Trong đó, các triệu chứng của đột quỵ bao gồm: Đột ngột đau đầu dữ dội, giảm thị lực, có cảm giác tê yếu hoặc liệt ở mặt, không nói được, giọng nói bị thay đổi, khó khăn trong phát âm.
Theo thống kê của Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh, số lượng người bệnh đột quỵ nặng và trẻ hóa có xu hướng gia tăng, tỷ lệ người bệnh từ 18 - 45 tuổi mà Trung tâm Đột quỵ, BVĐK tỉnh tiếp nhận trong năm 2023, 2024 đã tăng khoảng 30% với các năm trước.
Tỷ lệ người bệnh từ 18 - 45 tuổi mà Trung tâm Đột quỵ, BVĐK tỉnh tiếp nhận trong năm 2023, 2024 đã tăng khoảng 30% so với các năm trước.
Vừa qua, BVĐK tỉnh đã tiếp nhận và cấp cứu nam bệnh nhân 31 tuổi, ở Yên Lập bị đột quỵ do nhồi máu não. Được biết, người bệnh có tiền sử không phát hiện các bệnh lý mạn tính, nhập viện với triệu chứng liệt hoàn toàn nửa người phải, nói khó, được chẩn đoán nhồi máu não cấp do tắc động mạch cảnh trái.
Ngay lập tức, người bệnh được các bác sĩ Trung tâm Đột quỵ thăm khám và chỉ định chụp mạch não số hóa xóa nền, can thiệp mạch lấy huyết khối. Sau khoảng 20 phút can thiệp, ekip đã lấy ra 6 mảnh huyết khối kích thước 2x2 mm, mạch máu não của người bệnh được tái thông hoàn toàn.
Sau can thiệp 1 ngày, người bệnh tỉnh táo, vận động tay và chân phải có cải thiện, tiếp tục được theo dõi điều trị phục hồi chức năng và tầm soát các yếu tố nguy cơ đột quỵ, đồng thời có chiến lược theo dõi và điều trị dự phòng đột quỵ tái phát.
Bên cạnh đó, bệnh viện cũng ghi nhận nhiều bệnh nhân nhập viện muộn bỏ qua giờ vàng sơ cứu. Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự chủ quan, bỏ qua các dấu hiệu nhận biết như: Chóng mặt, nói khó, tê bì nửa người, khó phát âm, nhiều người thường xuyên bỏ qua và nghĩ bị vấn đề khác chứ không phải đột quỵ, nhất là những người trẻ thường nghĩ đột quỵ là bệnh của người già.
Nhiều trường hợp bệnh nhân nhập viện muộn bỏ qua giờ vàng sơ cứu.
Theo ThS.BS Hoàng Quốc Việt - Phó Trưởng khoa Cấp cứu và Điều trị tích cực thần kinh - đột quỵ, Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: “Những yếu tố nguy cơ làm gia tăng đột quỵ ở người trẻ liên quan đến các bệnh lý miễn dịch, di truyền và đặc biệt do tác động của lối sống bao gồm: Sử dụng thuốc tránh thai, lạm dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, thừa cân béo phì, lười vận động, thức khuya, căng thẳng trong cuộc sống, công việc, đặc biệt, nhiều người nghĩ mình còn trẻ, khỏe nên không khám sức khỏe định kì, chỉ tới khi đột quỵ vào viện mới phát hiện mình mắc các bệnh nền như huyết áp, tim mạch...".
Một số báo cáo đã chỉ ra rằng 50% số người trẻ bị đột quỵ có thói quen hút thuốc lá, trong thuốc lá có chứa hơn 7.000 hóa chất độc hại, khi tích lũy trong cơ thể sẽ gây ra những tổn thương, xơ vữa mạch máu, từ đó gây ra những nguy cơ về đột quỵ cao hơn. Bên cạnh đó, thói quen ít vận động, di chuyển đi lại, cùng với đó là ăn những thức ăn nhanh hoặc chứa nhiều dầu mỡ sẽ khiến việc tích lũy mỡ thừa trong máu cũng như gây ra nguy cơ xơ vữa động mạch. |
Bác sĩ khuyến cáo mỗi người cần phải cân đối giữa các nhóm thực phẩm với nhau, tăng cường rau xanh nhưng đồng thời đảm bảo những nhóm chất sinh năng lượng như protein (cá, thịt trắng, trứng, hạn chế các loại thịt đỏ), bổ sung lipit, gluxit,... Bên cạnh đó, không quên cân bằng thói quen tập thể thao tối thiểu 30 phút/ngày và nên khám sức khỏe định kỳ từ 3-6 tháng/lần để sàng lọc và phát hiện yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe.
Sinh viên trường Đại học Hùng Vương tuyên truyền về tác hại của thuốc lá.
Bác sĩ cho biết thêm, người bệnh nếu bị đột quỵ không được cấp cứu trong “giờ vàng” (4 - 5 giờ đầu sau khi có triệu chứng đột quỵ) thì cơ hội phục hồi rất khó khăn; không ít người đã trở thành tàn phế, mất khả năng tự chăm sóc bản thân, mất sức lao động, vì vậy, cần phải đưa người bệnh đến cơ sở y tế kịp thời nếu có những dấu hiệu trên.
Đột quỵ không còn là bệnh của riêng người già mà đang ngày càng trẻ hóa với tốc độ đáng lo ngại. Việc chủ động nhận thức về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và cộng đồng. Để đột quỵ không trở thành nỗi ám ảnh của người trẻ, mỗi cá nhân cần thay đổi lối sống ngay từ bây giờ, xây dựng thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học, đồng thời thực hiện khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn.
Quốc An
Vận động thường xuyên kết hợp với chế độ ăn uống thích hợp, lối sống lành mạnh là cách giảm cân tốt nhất. Tuy nhiên, một số sai lầm khi thực hiện kế hoạch giảm cân ở độ tuổi 50...
baophutho.vn Những năm qua, ngành Y tế đã tăng cường công tác y tế cơ sở để đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) từng bước được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc...
Một số loại thực phẩm phổ biến trong chế độ ăn uống trở thành nguồn gây viêm tiềm ẩn. Nếu ăn thường xuyên, có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác nhau như bệnh tim, đái tháo đường...
Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp (bảo vệ khớp) bị bào mòn, phá vỡ cấu trúc và không hoạt động tốt như trước nữa, khiến cho các hoạt động đi lại trở nên khó khăn và đau...
Tại Việt Nam, năm 2024 cả nước ghi nhận 45.554 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó 7.583 trường hợp dương tính và 16 trường hợp tử vong liên quan đến sởi.
Tỏi không chỉ là một loại gia vị giúp tăng thêm hương vị cho bữa ăn mà còn là một siêu thực phẩm tự nhiên có lợi ích sức khỏe. Vậy ăn tỏi sống có tác dụng gì?
Bệnh cúm theo y học cổ truyền được xem là do ngoại tà xâm nhập vào cơ thể khi chính khí cơ thể suy yếu. Vì vậy phòng ngừa tập trung vào các phương pháp nâng cao chính khí, cân...
Hiện nay, tại nhiều bệnh viện lớn, số ca nhập viện do nhiễm cúm A đang tăng đột biến, trong đó không ít trường hợp biến chứng nặng. Mùa lễ hội cùng thời tiết nồm ẩm thuận lợi...
Chất chống oxy hóa sẽ giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi những tổn thương, có thể dẫn đến các tình trạng sức khỏe mạn tính, nguy hiểm. Một số loại đồ uống sẽ giúp tăng...
Nước lá ổi có nhiều tác dụng với sức khỏe, giúp phòng và trị bệnh. Vậy những trường hợp nào nên dùng nước lá ổi thường xuyên hơn.
Thời tiết khô lạnh là điều kiện lý tưởng để virus cúm phát triển, lây lan. Nếu không phòng và điều trị cúm đúng, kịp thời có thể dẫn tới một số biến chứng nghiêm trọng về tim...
baophutho.vn UBND tỉnh vừa có công văn số 561/UBND-KGVX, ngày 11/2/2025 về việc chủ động, tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua...