{title}
{publish}
{head}
Vào mùa hè, với khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, trẻ em rất dễ mắc bệnh chốc lở da, dễ lây lan chéo trong các trường học và cơ sở chăm sóc. Điều đáng nói, đa số các bệnh nhi được phụ huynh tự điều trị tại nhà, sau nhiều ngày không đỡ, mới bắt đầu nhập viện.
Các triệu chứng phổ biến ở các bệnh nhi mắc bệnh chốc lở da là nổi mụn nước, mụn mủ trên da toàn thân hay bóng nước gây đau, các tổn thương thường tập trung tại vùng đầu, mặt, cổ, tay chân, vùng mặc tã.
Theo thông tin từ Bác sĩ Trần Thị Cườm - Phó trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương), mới đây, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương đã tiếp nhận bệnh nhi L.T.H (tỉnh Hà Giang) đến viện trong tình trạng chốc lở da nặng, sốt cao kèm theo biến chứng bị nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu, áp xe phổi. Tại đây, cháu L.T.H phải điều trị tại khoa Nhi gần 3 tuần mới có thể xuất viện.
Trường hợp thứ hai, ba anh em trong cùng một nhà đều bị chốc da, lở loét nhiều. Nguyên nhân gây bệnh do anh trai đi học mầm non bị lây chéo, sau đó về nhà lây cho hai em, sau gần 1 tuần điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, ba cháu đã được xuất viện.
Phân tích nguyên nhân gây nên bệnh chốc da, bác sĩ Trần Thị Cườm cho biết: “50 - 70% bệnh chốc hình thành do vi khuẩn tụ cầu vàng hay liên cầu khuẩn hoặc phối hợp cả hai. Vi khuẩn sẽ xâm nhập qua da thông qua các tổn thương sang chấn nhỏ vào lớp sừng và lớp gai, nhân lên, tiết ra độc tố làm tan những liên kết ở tế bào trên da tạo thành các bọng nước dưới lớp sừng”.
Chốc lở da thường gặp ở trẻ em từ 2-6 tuổi.
Bệnh chốc có 2 dạng: Có bọng nước và không có bọng nước. Đối với dạng có bọng nước, nguyên nhân thường do vi khuẩn tụ cầu vàng. Khi mắc phải, bệnh nhi sẽ có biểu hiện rát đỏ trên da, sau đó hình thành bọng nước. Khi bọng nước vỡ ra tiết dịch màu nâu vàng, đóng vảy tiết, vảy tiết bong để lại lớp da non màu hồng. Bọng nước ở dạng này có thể mọc toàn thân, bệnh nhi ít khi bị sốt, chỉ sốt khi nhiễm trùng toàn thân.
Với tình trạng không có bọng nước nước cũng là triệu chứng điển hình, nguyên nhân thường do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A, tổn thương do mụn nước, mụn mủ dập trợt rất nhanh, tiết dịch ẩm ướt nhưng không có bọng nước, bề mặt tổn thương thường đóng vảy tiết như nấm da. Mụn nước hay mọc ở vùng mặt hoặc tứ chi.
“Bệnh chốc có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng 90% bệnh nhi mắc phải đang trong lứa tuổi đi nhà trẻ, mẫu giáo. Nếu không được điều trị phù hợp, kịp thời, bệnh chốc có thể để lại biến chứng như chàm hóa, chốc loét da tái đi tái lại ở một vùng đã mắc. Đối với toàn thân sẽ nhiễm trùng huyết, viêm cầu thận cấp, thậm chí có thể viêm màng não, viêm phổi, viêm xương tủy” – bác sĩ Cườm cho hay.
Đa số các bệnh nhi được phụ huynh tự điều trị tại nhà nhiều ngày không khỏi, sau đó mới đưa đến bệnh viện điều trị.
Ghi nhận tại Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê, liên tiếp trong 2 tuần giữa tháng 7, Trung tâm Y tế huyện đã tiếp nhận 10 bệnh nhi nhập viện với chẩn đoán chốc lở da. Số lượng trẻ nhi nhập viện do tình trạng chốc trong tháng 7/2024 là 15 ca, tăng hơn so với cùng thời điểm năm 2023 là 8 ca. Đa số các bệnh nhi được phụ huynh tự điều trị tại nhà, sau nhiều ngày không khỏi mới bắt đầu nhập viện.
Điển hình là trường hợp bé P.B.M.Q 27 tháng tuổi, bé T.H.H 21 tháng tuổi đều nhập viện trong tình trạng nổi mụn rát hồng rải rác vùng đầu, cổ và trên da vùng đùi, tiến triển thành mụn nước, bọng nước. Các bé được điều trị tại Trung tâm từ 1 - 2 tuần đến khi tình trạng bệnh ổn định thì được xuất viện.
Để tránh lây lan, nên hướng dẫn trẻ không cào gãi hay sờ mó vào vùng da tổn thương.
Để có thể phòng tránh được bệnh chốc lở da ở trẻ, tránh lây chéo khi cho các bé khi đi học, Bác sĩ Trương Kim Thiện - Trưởng khoa Nhi (Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê) khuyến cáo: “Chốc lở dễ lây lan do thương tổn thường gây ngứa, trẻ sờ gãi vào những thương tổn làm lây lan ra vùng khác trên cơ thể. Bởi vậy, khi phát hiện trẻ bị chốc lở, phải điều trị sớm, tránh chà xát, gãi nhiều gây biến chứng.
Cha mẹ không tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ, tránh làm bệnh thêm trầm trọng. Các bậc phụ huynh nên cho trẻ ở nhà để kiểm soát sự lan rộng của bệnh trên cơ thể, ngăn ngừa biến chứng, giúp hạn chế lây chéo bệnh cho bạn học cùng lớp”.
Bác sĩ Trương Kim Thiện cũng hướng dẫn thêm, trong khi trẻ bị bệnh, luôn để cơ thể trẻ thoáng mát, đối với trẻ nhỏ sẽ không mặc tã, cho trẻ ở không gian rộng rãi, mặc quần áo mỏng thoáng, thấm mồ hôi, tránh để hở da nhiều làm lây lan, phát sinh bệnh. Cần che vết chốc lại giúp cho các chất dịch từ bóng nước không lây lan vi khuẩn sang các phần các của cơ thể và người tiếp xúc với trẻ.
Tắm cho trẻ bằng nước ấm, có thể dùng thuốc tím pha loãng đến nồng độ 1/10.000 lau rửa vết thương. Phụ huynh có thể sử dụng thuốc sát trùng betadine hoặc dung dịch thuốc màu xanh methylen. Nếu dùng một vài ngày bệnh có xu hướng nặng lên, trẻ sốt, quấy khóc nhiều, các tổn thương da có mủ hoặc loét cần đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị.
Bệnh chốc lở da cần điều trị đúng thuốc và đủ liều để tránh bệnh tái phát.
Bên cạnh đó, để chủ động phòng, chống dịch bệnh cho trẻ, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê đã tuyên truyền, truyền thông giáo dục sức khỏe cho phụ huynh cách phát hiện bệnh sớm, hướng dẫn phụ huynh chăm sóc trẻ tại nhà và xử trí đúng trước khi đến viện và theo dõi biến chứng.
Bác sĩ CKII Trịnh Hải Đồng - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê cho biết: "Để chủ động phòng chống bệnh chốc cho trẻ, bệnh viện đã đẩy mạnh công tác phòng chống dịch, làm tốt một số công tác. Đối cán bộ nhân viên y tế nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác phòng chống dịch, tổ chức các lớp tập huấn, vệ sinh tay trước khi làm thủ thuật, tiêm truyền. Dụng cụ được hấp sấy đúng quy trình.
Người bệnh đến khám được phân luồng từ khâu tiếp đón. Khi bệnh nhân vào điều trị nội trú được xếp khu riêng để tránh lây chéo. Đối với cộng đồng, bệnh viện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền qua các thông tin đại chúng, khi nghi ngờ trẻ bị bệnh, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám".
Bệnh chốc thường lây lan trong các trường học, các cơ sở chăm sóc trẻ em do tình trạng đông đúc, dùng chung khăn lau, đồ chơi hoặc các vật dụng khác với người nhiễm bệnh. Để trẻ tránh khỏi nguy cơ lây nhiễm bệnh, các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh và nhà trường cần thường xuyên cho trẻ rửa tay với nước, xà phòng hoặc dung dịch rửa tay khô chứa cồn.
Bên cạnh đó, phụ huynh, nhà trường cần phải vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, nơi vui chơi của trẻ, đặc biệt là những bề mặt mà da trần của trẻ thường xuyên phải tiếp xúc. Bệnh chốc rất dễ lây nhiễm, trường hợp trẻ bị mắc bệnh phụ huynh cần cho trẻ nghỉ học cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn, có giấy xác nhận của bác sĩ mới đưa trẻ đi học trở lại.
Bảo Thoa
Cà phê có thể giúp tăng cường sức mạnh và sức bền trong quá trình tập luyện. Tuy nhiên, có nên dùng cà phê trước khi tập thể dục, đặc biệt là khi bụng đói hay không?
Dị dạng mạch não là một bệnh lý liên quan đến cấu trúc bất thường của các mạch máu trong não.
Đối với người bị viêm gan B, ngoài việc điều trị, chế độ ăn uống khoa học, giàu dưỡng chất có thể giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi chức năng gan, ngăn ngừa biến chứng, hỗ...
Giấc ngủ là khoảng thời gian quý giá giúp cơ thể hồi phục. Khi bị mất ngủ, đừng quá lo lắng hoặc vội vàng uống thuốc ngủ mà hãy thử dùng một số thực phẩm tự nhiên sẽ rất hữu ích.
baophutho.vn Đoàn công tác của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa đến Bệnh viện Trung ương Huế thăm hỏi, động viên hai người bệnh được ghép thận từ người...
baophutho.vn Cha mẹ quá bận bịu, giao con cho ông bà giữ hoặc cho con xem tivi, internet, chơi game, chơi ipad... quá nhiều đang là nguyên nhân khiến trẻ...
Quả óc chó chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như acid béo omega-3 và chất chống oxy hóa. Loại hạt tốt cho sức khỏe này cũng dễ dàng kết hợp vào chế độ ăn uống.
Sữa là một thực phẩm tốt giúp người già bổ sung các vitamin, khoáng chất còn thiếu cho cơ thể. Vậy người già nên uống sữa khi nào và lựa chọn loại sữa gì là tốt nhất?
Mặc dù ung thư da không thể chữa khỏi bằng cách thay đổi chế độ ăn uống nhưng theo các chuyên gia y tế, cũng giống như với một số bệnh ung thư khác, dinh dưỡng có vai trò quan...
Tập thể thao giúp nâng cao sức khỏe, nhưng các chuyên gia khuyến cáo, tránh để bụng đói khi tập luyện. Thay vào đó, nên ăn nhẹ trước khi tập khoảng 30 phút đến 1 tiếng và sữa...
Với những lợi ích mang lại cho sức khỏe, đậu được coi là một 'siêu thực phẩm' giúp cơ thể khỏe mạnh và chống lão hóa.
Nếu bạn đang thực hiện hành trình giảm cân hoặc muốn kiểm soát cân nặng, việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ hơn vào chế độ ăn uống là một cách tuyệt vời để đạt được mục tiêu đó.