Cập nhật: Thứ 6, 04/03/2016 | 07:59 GMT+7

Giải pháp nào cho du lịch Thanh Thủy "lên ngôi" ?

PTO- Là vùng đất có nhiều cảnh quan tươi đẹp, có nguồn nước khoáng nóng thiên nhiên quý hiếm có thể dùng chữa bệnh và tăng cường sức khỏe, có 35 di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng trên địa bàn, trong đó có 5 di tích cấp Quốc gia… nên Thanh Thủy có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa truyền thống, văn hóa tâm linh. Tuy nhiên, để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, phấn đấu đến năm 2030 đưa Thanh Thủy trở thành huyện du lịch, xứng tầm là vùng trọng điểm du lịch của tỉnh thì cần có thêm nhiều “cú hích”.

 Lễ hội đền Lăng Sương, huyện Thanh Thủy - một điểm đến hấp dẫn trong hành trình du lịch văn hóa truyền thống, tâm linh của đông đảo du khách gần xa. Ảnh: Phương Thanh
Lễ hội đền Lăng Sương, huyện Thanh Thủy - một điểm đến hấp dẫn trong hành trình du lịch văn hóa

truyền thống, tâm linh của đông đảo du khách gần xa. Ảnh: Phương Thanh

Nhận thức rõ tầm quan trọng của du lịch trong cơ cấu nền kinh tế cũng như những tiềm năng, thế mạnh của địa phương, ngay từ cuối năm 2009, BTV Huyện ủy Thanh Thủy đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/HU về phát triển du lịch huyện giai đoạn 2010 - 2015, định hướng đến năm 2020. Cùng với sự chỉ đạo, định hướng vĩ mô của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về phát triển du lịch, đây thực sự là cơ sở pháp lý quan trọng, mở đường cho những bước đi cần thiết trong lộ trình đưa du lịch Thanh Thủy “lên ngôi”. Ở thời điểm hiện tại, du lịch đã và đang được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chiến lược lâu dài, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển.

Có thể thấy rằng, từ những động thái tích cực trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo đến những bước đi khoa học, cụ thể trong triển khai thực hiện, Thanh Thủy đã tạo ra bước chuyển biến mới trong phát triển du lịch trên nhiều phương diện. Trước hết, cơ cấu dịch vụ du lịch đã chiếm vị trí đáng kể trong tổng giá trị sản xuất của ngành dịch vụ (chiếm 18%, tính đến cuối năm 2015). Trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2015, doanh thu từ hoạt động dịch vụ du lịch đã đạt trên 477 tỷ đồng (đạt bình quân 95,5 tỷ/năm), tạo việc làm cho 11.820 lao động trực tiếp và gián tiếp trong ngành thương mại, du lịch, dịch vụ. Huyện đã chú trọng xây dựng hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, hình thành các trang trại nông - lâm kết hợp, phát triển loại hình nhà vườn phục vụ cho du lịch sinh thái. Đến nay, Thanh Thủy hiện có 22 cơ sở kinh doanh lưu trú, trong đó có 3 khách sạn, 19 nhà nghỉ với tổng số gần 500 phòng, bình quân mỗi năm đón khoảng 204.000 lượt khách du lịch nghỉ dưỡng khoáng nóng, du lịch trong chương trình về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam…

Cùng với lập quy hoạch sử dụng nguồn tài nguyên nước khoáng nóng, thời gian qua, huyện Thanh Thủy đã tập trung triển khai thực hiện các dự án du lịch trên địa bàn thông qua việc tạo ra các cơ chế, chính sách linh hoạt, mềm dẻo, đồng hành và gắn bó, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vào phát triển du lịch, nhờ vậy, nhìn chung các dự án du lịch đều được triển khai thực hiện có hiệu quả. Trong bức tranh chung về du lịch Thanh Thủy, người ta có thể dễ dàng nhận thấy điểm sáng là Khu du lịch sinh thái Đảo Ngọc Xanh do Công ty cổ phần Ao Vua làm chủ đầu tư. ­­­­Với nguồn vốn đầu tư giai đoạn I khoảng 500 tỷ đồng, Công ty đã tạo nên một quần thể du lịch sinh thái độc đáo, hấp dẫn, bình quân mỗi năm đón và phục vụ trên 100.000 lượt du khách trong và ngoài tỉnh, đạt doanh thu khoảng 34 tỷ đồng/năm. Theo ông Nguyễn Mạnh Thản - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Ao Vua, chính sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của tỉnh, của huyện đã tạo nên “sức hút” để Công ty dành thêm nguồn lực, đầu tư xây dựng các thiết chế du lịch, đào tạo đội ngũ nhân viên, giải quyết việc làm cho số đông nhân lực ở địa phương, thu hút ngày càng đông khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng.

Do đặc thù là vùng đất chứa đựng nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, có nhiều di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội truyền thống độc đáo, hấp dẫn nên Thanh Thủy chú trọng phát triển các loại hình du lịch gắn với văn hóa truyền thống, văn hóa tâm linh. Không chỉ tập trung hoàn chỉnh việc tôn tạo, tu bổ các di tích lịch sử văn hóa, nâng cấp xếp hạng Quốc gia di tích đình Hạ Bì Trung (xã Xuân Lộc), đền Ngọc Sơn (xã Thạch Đồng), đề nghị xếp hạng 5 di tích cấp tỉnh huyện còn phục dựng các lễ hội truyền thống, củng cố và duy trì hoạt động văn nghệ dân gian như khôi phục lễ hội “cướp cây bông” đình La Phù, phục dựng diễn tấu cồng chiêng xã Yến Mao, Phượng Mao, thành lập 48 CLB hát Xoan, hát dân ca, duy trì hát chèo cổ xã Đoan Hạ, hát ghẹo xã Đào Xá, hát văn Lạc Việt xã Trung Nghĩa. Song hành cùng đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, xây dựng các tour tuyến, không gian 3 vùng du lịch, đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch, Thanh Thủy đã quan tâm bảo tồn, xây dựng, mở rộng 9 làng nghề và làng có nghề truyền thống gắn với các sản phẩm du lịch đặc trưng…

Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quan, mặc dù đã tạo ra bước chuyển biến tích cực trong phát triển du lịch nhưng để xứng với tiềm năng và đưa Thanh Thủy trở thành huyện du lịch trong khoảng hơn thập niên nữa, ngoài việc khắc phục hạn chế, vượt qua rào cản còn đòi hỏi phải có thêm những giải pháp hữu hiệu và đồng bộ, tạo ra “cú hích” thực sự để du lịch Thanh Thủy lên ngôi. Theo ông Phạm Quang Hòa - TUV, Bí thư Huyện ủy Thanh Thủy, một trong những yếu tố chủ đạo, mang tính tiên quyết là tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền nhằm nâng cao nhận thức, năng lực, tư duy về phát triển du lịch ở các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị, coi phát triển du lịch là bước chuyển hướng có tính đột phá để phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Kế đó, trên cơ sở quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020, tập trung cho công tác quy hoạch chi tiết các vùng du lịch trọng điểm như thị trấn Thanh Thủy, các xã: Trung Nghĩa, Trung Thịnh, Tu Vũ, Đào Xá theo hướng hiệu quả, tiết kiệm đất và bảo vệ môi trường. Quy hoạch không gian du lịch văn hóa, tâm linh tại phía Bắc và phía Nam, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng tại trung tâm huyện, du lịch văn hóa cộng đồng dân tộc Mường tại phía Nam và du lịch trên sông Đà…

Bên cạnh việc đầu tư xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch như hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ, hạ tầng viễn thông, cấp thoát nước, cơ sở hạ tầng theo quy hoạch nông thôn mới, huyện tập trung cho công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch, thúc đẩy hình thành và phát triển các trường dạy nghề trên địa bàn để đào tạo cán bộ quản lý, nhân viên chuyên trách, người lao động trong lĩnh vực du lịch, tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ lao động từ nông nghiệp, nông thôn sang du lịch, xây dựng văn hóa du lịch trong cộng đồng. Cùng với đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến đầu tư du lịch, xây dựng các website giới thiệu các di tích lịch sử văn hóa, khu du lịch, vui chơi, giải trí, phát hành các ấn phẩm tập gấp, bản đồ du lịch, đẩy mạnh xã hội hóa để đầu tư phát triển du lịch cộng đồng (homestay) huyện chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch chất lượng cao, sản xuất nông sản sạch để phục vụ khách tham quan, du lịch, nhất là tham quan các làng nghề truyền thống, thưởng thức các món ẩm thực đặc sắc của mỗi địa phương.

Ngoài ra, để khai thác tốt tiềm năng du lịch, Thanh Thủy chủ trương xây dựng cơ chế phát triển du lịch bền vững, trong đó nghiên cứu xây dựng một số cơ chế hỗ trợ cho công tác đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng và quảng bá thương hiệu, khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng, công khai, minh bạch, có cơ chế ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư có đủ năng lực, kinh nghiệm, khả năng tài chính đầu tư vào kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện, tạo cơ chế cho các doanh nghiệp liên kết thúc đẩy phát triển du lịch dịch vụ, ưu tiên nguồn vốn đầu tư và huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế để chung tay đầu tư phát triển du lịch. Cũng theo ông Hòa, để phát triển du lịch bền vững, Thanh Thủy thực hiện phương châm phát triển du lịch đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn tài nguyên nước khoáng nóng, làm tốt công tác cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường, đồng thời đề cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong tạo lập, bảo vệ môi trường văn minh du lịch, ANTT tại các khu du lịch…

Tiến Dũng



 Từ khóa:
 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Ngành “công nghiệp không khói” ở Thanh Thủy
01:29 14/09/2023

Được thiên nhiên ưu ái ban tặng những lợi thế riêng với nguồn khoáng nóng quý hiếm cùng hệ thống 36 di tích lịch sử văn hóa đặc trưng đã tạo thuận lợi để huyện ...

Phát triển du lịch gắn với văn hóa ẩm thực

Phát triển du lịch gắn với văn hóa ẩm thực
1:24 sáng nay

baophutho.vn Phú Thọ không chỉ nổi tiếng với những di tích lịch sử, lễ hội truyền thống mà còn là điểm đến hấp dẫn du khách bởi nền văn hóa ẩm thực độc đáo....

Hướng về nguồn cội

Hướng về nguồn cội
1:21 sáng nay

baophutho.vn Dân tộc Việt Nam là dân tộc duy nhất trên thế giới có ngày Quốc giỗ - Giỗ Tổ Hùng Vương, được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng 3 hàng năm. Ngoài...

Lễ hội truyền thống đình Thạch Khoán

Lễ hội truyền thống đình Thạch Khoán
13:54 03/03/2016

PTO- Ngày 3-3 (tức ngày 25 tháng Giêng năm Bính Thân), UBND huyện Thanh Sơn đã tổ chức khai mạc lễ hội truyền thống đình Thạch Khoán, đây là hoạt động nằm trong chương trình Về...

Điểm sáng du lịch đầu tháng 3

Điểm sáng du lịch đầu tháng 3
06:48 02/03/2016

Ngay ngày đầu tiên của tháng 3, du lịch Việt Nam đã đón nhiều tin vui, hứa hẹn một năm với nhiều sự kiện sôi động.

Ngược Tây Bắc xem chơi quay đầu xuân

Ngược Tây Bắc xem chơi quay đầu xuân
06:58 27/02/2016

PTO- Nếu ở những vùng quê đồng bằng Bắc bộ hay trung du, chơi quay là trò chơi chỉ dành cho con trẻ thì ở vùng cao Tây Bắc, tại các bản người Mông vắt vẻo trên núi cao, tết đến...

Đưa hình ảnh Đất Tổ đến gần hơn với du khách

Đưa hình ảnh Đất Tổ đến gần hơn với du khách
06:49 27/02/2016

PTO- Với hệ thống những giá trị di sản văn hóa gắn với thời đại Hùng Vương còn lưu giữ dày đặc ở khắp các địa phương, thời gian qua hoạt động đầu tư khai thác tiềm năng tự...

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

22°C - 27°C
Nhiều mây, không mưa
  • 20°C - 26°C
    Nhiều mây, không mưa
  • 20°C - 24°C
    Nhiều mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long