
{title}
{publish}
{head}
Xã Tứ Hiệp, huyện Hạ Hòa được hình thành trên cơ sở hợp nhất ba xã Lệnh Khanh, Phụ Khánh, Y Sơn, trong đó xã Lệnh Khanh cũ là xã đặc biệt khó khăn. Những năm qua, để thực hiện tốt công tác giảm nghèo trên địa bàn, xã đã đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng, từ đó từng bước cải thiện và nâng cao đời sống của Nhân dân.
Sau sắp xếp, xã Tứ Hiệp có hệ thống đường giao thông tương đối đảm bảo, tuy nhiên, quy mô sản xuất của xã được chia thành ba vùng khác nhau do địa hình và điều kiện canh tác khác nhau. Người dân trong xã chủ yếu làm nông - lâm nghiệp (chiếm 98%) song địa phương có hơn 100ha đất nông nghiệp chua phèn, lầy thụt trong dọc đang bỏ không phải chuyển đổi, cải tạo phục hồi đất để trồng cây hàng năm.
Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có gần 200ha diện tích đất rừng trước kia là của Công ty lâm nghiệp Thanh Hòa. Đến năm 2022, do Công ty ngừng hoạt động nên số diện tích đất trên đã được giao về cho địa phương quản lý nhưng không được cấp phép sử dụng, khai thác dẫn đến đất bạc màu, độ dốc cao.
Hệ thống đường giao thông ở xã Tứ Hiệp tương đối đảm bảo, thuận tiện cho giao thương, đi lại.
Xã cũng mời một số doanh nghiệp về đầu tư tại địa phương, tuy nhiên sau khi khảo sát nhận thấy chưa phù hợp với nhu cầu nên đã không gắn bó lâu dài. Trước kia, trên địa bàn xã có 7 xưởng bóc gỗ nhưng đến nay đều đã đóng cửa do thiếu nguyên liệu đầu vào và khó khăn khi xuất bán hàng. Với những khó khăn như vậy nên tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của xã còn ở mức cao (11,74%).
Xã có 10 khu dân cư thì 4 khu đặc biệt khó khăn... Để thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn, Đảng ủy, UBND xã đã ban hành các nghị quyết, chương trình, kế hoạch về phát triển kinh tế địa phương.
Đồng chí Hà Đình Thích - Bí thư Đảng uỷ xã Tứ Hiệp cho biết: Đảng bộ xã xác định sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế chủ lực, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, chú trọng các chương trình kinh tế trọng điểm như: Phát triển cây lương thực, cây chè, cây lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản.
Tập trung chỉ đạo các biện pháp nhằm đảm bảo an ninh lương thực, tổ chức nhiều lớp tập huấn, đào tạo nghề cho nông dân, nâng cao trình độ sản xuất, nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về sản xuất, chuyển giao KHKT cho người lao động. Nhờ đó, hàng năm diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng được duy trì ổn định và tăng lên. Sản lượng lương thực đạt 3.644,7 tấn/năm, sản lượng lương thực bình quân đầu người là 472,1kg/người/năm, an ninh lương thực luôn đảm bảo, tập trung vào việc nâng cao tỷ lệ lúa chất lượng cao (từ 40% năm 2020 lên trên 53,6%).
Xã cũng chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, tăng cường các biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng, phòng chống dịch trên đàn vật nuôi.
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị lâm nghiệp - công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của xã. Khai thác và phát huy những tiềm năng, lợi thế có sẵn của địa phương, đặc biệt là lợi thế về tài nguyên đất đai phát triển cây lâm nghiệp, cây ăn quả. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế hộ gia đình phát triển kinh tế trang trại, gia trại.
Đồng thời, khuyến khích các hộ gia đình đầu tư xây dựng hạ tầng sản xuất kinh doanh, quan tâm xây dựng mới, cải tạo nâng cấp hệ thống hạ tầng xã hội và các công trình phục vụ đời sống dân sinh. Trong nhiệm kỳ qua trên địa bàn xã đã hình thành được 1 hợp tác xã nuôi ong và 1 tổ hợp tác trồng bưởi.
Tính đến nay trên địa bàn xã có 3 doanh nghiệp thành lập mới, 1 HTX và 3 hộ gia đình mở xưởng may gia công thu hút trên 300 lao động nông thôn với mức thu nhập từ 8 - 10 triệu đồng/tháng.
Đối với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, cấp ủy, chính quyền xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện xây dựng các tiêu chí nông thôn mới theo bộ tiêu chí mới, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững. Đầu tư phát triển khá đồng bộ hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế... Từ đó, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống người dân.
Chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa cũng dần được nâng lên, các thiết chế văn hóa ở cơ sở tăng cường, quốc phòng, an ninh được giữ vững, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới. Kết quả đến tháng 12/2024 sau khi rà soát các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, xã Tứ Hiệp đạt 13/19 tiêu chí, đạt 49/57 chỉ tiêu theo bộ tiêu chí của tỉnh.
Hộ ông Nguyễn Văn Tám - khu 11, xã Tứ Hiệp là hộ nghèo, trước là nhà gỗ mục nát, xuống cấp nay được hỗ trợ xây dựng mới ngôi nhà cấp 4 kiên cố với kinh phí khoảng 180 triệu đồng.
Cùng với phát triển kinh tế, xã Tứ Hiệp còn quan tâm đến công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội. Hàng năm, xã đều thực hiện tốt công tác phối hợp với Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động; tăng cường chỉ đạo triển khai các chương trình phát triển kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu lao động và thực hiện các chính sách ưu đãi đối với người nghèo. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, kịp thời xét, hỗ trợ sửa chữa hoặc xây mới cho các hộ nghèo trên địa bàn xã.
Thời gian tới, với mục tiêu tăng mức thu nhập bình quân đầu người từ 51 triệu đồng/năm hiện nay lên mức 60 triệu đồng/năm, duy trì mức giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều, xã Tứ Hiệp chỉ đạo tập trung nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất theo hướng hàng hóa.
Tiếp tục dồn đổi, tích tụ, tập trung đất đai phát triển nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp, đẩy mạnh đầu tư chăm sóc chăm sóc diện tích cây chè hiện có, duy trì sản lượng chè búp tươi hàng năm đạt trên 1.900 tấn. Đồng thời, thực hiện tốt công tác phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, giúp tăng thêm thu nhập cho người dân...
Vĩnh Hà
baophutho.vn Sản phẩm quà tặng du lịch là một trong những yếu tố quan trọng thu hút du khách, tạo việc làm cho người dân, đóng góp đáng kể vào doanh thu du...
baophutho.vn Những ngày tháng 4 rực rỡ cờ hoa cũng là thời điểm các dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu giữ kỷ niệm của người dân trở nên sôi động hơn bao giờ hết.
baophutho.vn Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh lúa Xuân sớm và trà muộn 1 đang trong giai đoạn trỗ bông, phơi màu, trà muộn 2 đang trong giai đoạn làm đòng....
baophutho.vn Những năm qua, Hội Nông dân huyện Tân Sơn đã phát huy vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động hội viên tích cực thi đua phát...
baophutho.vn Thời gian qua, ngành lâm nghiệp tỉnh Phú Thọ đã chủ động, tích cực ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) trong quản lý, bảo vệ, phát triển rừng....
baophutho.vn Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng, khai thác vật liệu xây dựng cho các dự án để hoàn thành...
baophutho.vn Ngày 22/4, tại huyện Thanh Ba, Công ty Điện lực Phú Thọ tổ chức diễn tập phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, xử lý sự cố an toàn cấp...
baophutho.vn Nằm giữa vùng rừng núi trùng điệp của huyện Tân Sơn, xã Mỹ Thuận không chỉ được biết đến với cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ mà còn là nơi hội...
baophutho.vn Dệt may là ngành công nghiệp truyền thống của tỉnh Phú Thọ, đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng chục...
baophutho.vn Đề cao tinh thần tố giác các hành vi buôn lậu, gian lận, thương mại và hàng giả trong Nhân dân là ý kiến của đồng chí Bùi Thanh Sơn - Ủy viên...
baophutho.vn Xã Hùng Lô (thành phố Việt Trì) những năm gần đây đang là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong và ngoài nước. Vẻ đẹp mộc mạc và những giá...
baophutho.vn Ngày 21/4, Chi cục Kiểm lâm tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn thực hiện xác nhận bảng kê, hồ sơ truy xuất nguồn gốc lâm sản cho trên 80...