{title}
{publish}
{head}
Nhiều năm trở lại đây, các trường học tại xã Ái Quốc, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm giữ gìn nét đẹp trang phục truyền thống dân tộc, giúp các thế hệ học sinh thêm yêu bản sắc dân tộc, đồng thời góp phần bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc.
Ái Quốc là xã vùng III đặc biệt khó khăn của huyện Lộc Bình, với trên 95% dân số là người dân tộc Dao (nhóm người Dao Lù Gang). Đây cũng là xã tiêu biểu trong công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của huyện. Hiện nay, toàn xã có 1 trường THCS, 2 trường tiểu học, 1 trường mầm non với 400 học sinh và 69 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Để giúp các học sinh có hiểu biết sâu sắc về truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc và có ý thức gìn giữ nét đẹp trang phục truyền thống, các nhà trường trên địa bàn xã đã chú trọng truyên truyền, phát động phong trào may, mặc trang phục truyền thống dân tộc đồng loạt trong 1 - 2 ngày trong tuần, các ngày lễ lớn, hội thi các cấp...; thành lập câu lạc bộ (CLB) may, thêu và mời các nghệ nhân, người dân có tay nghề trên địa bàn xã tới truyền dạy kỹ năng thêu trang phục cho các em học sinh.
Phụ huynh có tay nghề tới trường trực tiếp hướng dẫn các em học sinh kỹ năng thêu, may trang phục dân tộc Dao truyền thống
Cùng với dạy học văn hóa, Trường Tiểu học Ái Quốc đã tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho phụ huynh, học sinh về việc bảo tồn, phát huy giá trị trang phục truyền thống dân tộc. Theo cô Lương Thị Thanh Đan, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ái Quốc, từ đầu năm học 2023 - 2024 đến nay, Nhà trường đã tổ chức 2 cuộc tuyên truyền vào buổi họp phụ huynh học sinh và 3 cuộc tuyên truyền vào các ngày lễ lớn trong năm. Cùng với đó, Nhà trường đã thành lập CLB khâu, thêu hoa văn trang phục dân tộc; tổ chức hoạt động ngoại khóa như dạ hội trang phục dân tộc để các em trình diễn trang phục truyền thống; tổ chức tuyên truyền giới thiệu cho học sinh về nguồn gốc cũng như cách tạo ra trang phục dân tộc bằng cách mời các phụ huynh có kinh nghiệm thêu thùa trang phục truyền thống đến trường để hướng dẫn các em.
Bên cạnh đó, nhà trường đã tích hợp lồng ghép các nội dung về giữ gìn trang phục dân tộc vào các tiết học môn Lịch sử, Địa lý địa phương; tích hợp học kỹ năng thêu hoa văn trang phục dân tộc Dao vào môn Kĩ thuật lớp 4, lớp 5. Đến nay, 100/100 học sinh nhà trường mặc áo dân tộc vào thứ Hai và thứ Tư hằng tuần; trong các ngày lễ lớn. Nhiều em còn có thể tự tay thêu hoa văn và may một số phần trên trang phục của chính mình.
Là một học sinh tích cực tham gia các buổi học thêu tại trường, em Triệu Linh Nhi, lớp 5A, Trường Tiểu học Ái Quốc cho biết: Em rất vui khi được tham gia các lớp dạy may, thêu trang phụ truyền thống. Em sẽ cố gắng học và luyện tập để khi lớn lên em có thể tự may trang phục cho bản thân và truyền dạy lại cho các em nhỏ.
Còn cô Hà Thị Chi, hiệu trưởng Trường Mầm non Ái Quốc cho biết: Ban giám hiệu nhà trường luôn mong muốn các em từ nhỏ đã hiểu, sớm nhận thức được ý nghĩa trang phục truyền thống của dân tộc. Vì vậy, nhà trường đã tích cực tuyên truyền, vận động phụ huynh tự may hoặc mua trang phục dân tộc cho các con. Nhờ đó, tất cả 110 học sinh của trường (trong đó có 105 học sinh dân tộc Dao, 5 học sinh dân tộc Tày) đều mặc trang phục dân tộc truyền thống trong ngày lễ lớn hay sự kiện của nhà trường.
Đối với Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS xã Ái Quốc, ngoài tuyên truyền, nhà trường đã thành lập câu lạc bộ (CLB) thêu trang phục dân tộc Dao truyền thống vào năm 2023, với 30 thành viên là các em học sinh nữ, sinh hoạt đều đặn vào mỗi chiều thứ 6 hằng tuần. Sau khi được các cô giáo và phụ huynh hướng dẫn tận tình, các em đã có thể tự thiết kế hoạ tiết trên trang phục, thêu những hoa văn màu sắc. Nhà trường cũng duy trì việc mặc trang phục dân tộc vào tiết sinh hoạt dưới cờ của tuần 2 và tuần 4 hằng tháng.
Ông Đặng Văn Quang, Chủ tịch UBND xã Ái Quốc cho biết: Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã đã chỉ đạo các tổ chức hội, đoàn thể, các trường học trên địa bàn đẩy mạnh tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, trong đó, đặc biệt chú trọng giữ gìn nét đẹp của trang phục truyền thống dân tộc. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức về việc bảo tồn trang phục truyền thống dân tộc cho các em học sinh và người dân trên địa. Cùng với đó, yêu cầu các nhà trường thực hiện quy định mặc trang phục dân tộc vào những buổi sinh hoạt dưới cờ, khai giảng, tổng kết năm học,... và khơi dậy trong học sinh niềm đam mê với trang phục dân tộc bằng cách tổ chức các buổi dạy thêu, may.
Theo bà Nông Thị Thu, Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Lộc Bình, thời gian qua, nhằm phát huy giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc trên địa bàn huyện, đặc biệt là trang phục dân tộc, chúng tôi đã yêu cầu các trường học trên địa bàn huyện từ mầm non đến THCS tổ chức cho học sinh mặc trang phục dân tộc đến trường ít nhất 1 buổi/ tuần. Trong đó, các trường học trên địa bàn xã Ái Quốc là những đơn vị đi đầu về thực hiện phong trào, tạo cơ sở để nhân rộng, lan toả việc đưa trang phục dân tộc vào trong trường học tới các trường trên địa bàn huyện.
Phong trào mặc trang phục trong trường học tại xã Ái Quốc đã góp phần bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc, nâng cao ý thức giữ gìn, trân trọng nét đẹp truyền thống trong các em học sinh nói riêng và cộng đồng các dân tộc nói chung.
Khánh Chi/Báo Lạng Sơn
Những năm qua, huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) đã đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá, qua đó góp phần gìn giữ, tạo môi trường bổ ích, ý nghĩa để...
baophutho.vn Ngày 20/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Phú Thọ lần thứ IV.
Có những việc làm là hành động thiết thực gắn kết tình quân dân nơi biên giới, xây “biên giới lòng dân” ngày càng vững vàng trên phên giậu tiền tiêu...
Nhằm triển khai thực hiện hiệu quả Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch", Sở...
baophutho.vn Huyện Thanh Sơn có 32 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Mường chiếm hơn một nửa số dân toàn huyện, còn lại là dân tộc Dao và các dân...
"Chương khói! Khói chiềng mừa lùng pá áo a. Khói chiềng mừa pì noọng tàng quay, khỏi so phép đảy tuộng pì noọng!..." (Tạm dịch: Đầu tiên, tôi xin chào các bác, bá, chú cô/ Tôi...
Thôn Khe Phương, xã Kỳ Thượng (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) từng là thôn khó khăn bậc nhất của Quảng Ninh, song những năm gần đây, diện mạo của Khe Phương đã có nhiều đổi thay...
Những năm qua, tuổi trẻ huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum luôn phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện vì cộng đồng, tích cực tham gia Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách...
Chợ tình Xuân Dương (huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn) tương truyền, đã có lịch sử hơn một trăm năm. Ðây là nơi gặp gỡ, giao lưu và lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của đồng...
Người Dao xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường (Lai Châu) coi lễ “Nhảy lửa” là một nghi thức quan trọng trong Lễ cúng Bàn Vương (ông tổ của người Dao). Với quan niệm “Nhảy lửa” không...
Với 16 chương trình tín dụng chính sách, người nghèo, cận nghèo và các đối tượng được vay vốn đã tích cực mua giống, cây trồng, vật nuôi, tạo lợi nhuận trong sản xuất kinh...
baophutho.vn Ngày 29/5, Cục Thống kê tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số...