{title}
{publish}
{head}
Quản Bạ là một huyện nằm trong vùng Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang). Với thế mạnh là nhiều danh lam thắng cảnh, điểm check in mới lạ và đa dạng văn hóa các dân tộc. Thời gian qua chính quyền địa phương cùng người dân đã tập trung đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, thu hút nhiều du khách tham quan, trải nghiệm.
Trong bối cảnh du lịch đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Quản Bạ (Agribank Quản Bạ) đã có nhiều chính sách, các gói vay ưu đãi lãi suất nhằm hỗ trợ người dân phát triển du lịch như: Kinh doanh dịch vụ lưu trú, kinh doanh dịch vụ ăn uống cho khách du lịch từ nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển du lịch địa phương. Từ đó tạo cơ hội việc làm cho người dân góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống.
Chị Nguyễn Thị Yến cùng cán bộ Agribank khảo sát mở rộng nhà hàng. |
Với mong muốn phát triển du lịch cộng đồng, bảo tồn và quảng bá bản sắc dân tộc Dao đến du khách, anh Lý Tà Sàng sống tại Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ từ lâu đã ấp ủ ước mơ xây dựng cho mình một khu homestay cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống cho khách du lịch. Với sức trẻ và lòng nhiệt huyết tháng 11.2022 chàng trai trẻ sinh năm 1996 đã mạnh dạn khởi nghiệp, với sự hỗ trợ nguồn vốn vay xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển du lịch từ Agribank Quản Bạ là 300 triệu đồng trong vòng 5 năm. Anh Sàng đã xây dựng được 6 căn Bungalow, 1 không gian cà phê, trang trí lại sân vườn. Tháng 3.2023 Dồn Dao Homestay & Bungalow của anh Sàng đã bắt đầu đi vào hoạt động đón những khách du lịch đầu tiên. Anh Sàng cho biết: “Hiện nay trung bình mỗi tháng homestay của tôi đón khoảng 150 lượt khách du lịch đến lưu trú và sử dụng dịch vụ ăn uống, nhờ đó thu nhập của gia đình đã được cải thiện đáng kể, sau khi trừ hết chi phí lãi được 30 triệu đồng/tháng. Năm nay tôi đự định tiếp tục vay vốn từ Agribank để xây dựng thêm các căn Bungalow, khu trình diễn các phong tục của dân tộc Dao, tiếp tục mở rộng quy mô phát triển du lịch cộng đồng”.
Là khách hàng vay vốn trên 10 năm của Agribank, chị Nguyễn Thị Yến trú tại tổ 3, thị trấn Tam Sơn nhận thấy tiềm năng lớn của dịch vụ ăn uống cho khách du lịch; năm 2017 chị vay 500 triệu đồng từ Agribank Quản Bạ cùng với số tiền gia đình tích góp để xây dựng nhà hàng Yến Ngọc Restaurant, chuyên cung cấp dịch vụ ăn uống cho khách du lịch, khách đi phượt. Chị Yến cho biết: “Tôi thấy hiện tại ở Quản Bạ dịch vụ ăn uống, lưu trú vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, nhất là khi mà Hà Giang ngày càng thu hút thêm rất nhiều du khách trong nước và quốc tế. Nhà hàng của tôi trung bình một ngày có khoảng 150 lượt người đến ăn uống, chủ yếu là khách du lịch, ngày cuối tuần cao điểm có thể đạt đến 250 khách hàng. Thủ tục vay vốn phát triển du lịch rất đơn giản và nhanh chóng nên sắp tới tôi dự định sẽ vay thêm khoảng 3 tỷ đồng từ Agribank Quản Bạ để xây dựng thêm các căn Bungalow cung cấp dịch vụ lưu trú cho khách du lịch”.
Với phương châm “du lịch bền vững là mục tiêu lâu dài, giúp người dân bảo tồn giá trị văn hóa và phát triển kinh tế”, Agribank Quản Bạ đã cung cấp các gói vay ưu đãi với lãi suất thấp, thủ tục vay vốn đơn giản và nhanh chóng giúp các hộ dân có điều kiện đầu tư vào xây dựng homestay, mở rộng dịch vụ lưu trú và phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo gắn liền với bản sắc văn hóa các dân tộc huyện Quản Bạ. Tính đến tháng 11 năm nay, tổng dư nợ của Agribank Quản Bạ đạt 555 tỷ đồng, với tổng số 1.868 khách hàng vay vốn. Dư nợ hỗ trợ người dân phát triển du lịch là 42,5 tỷ đồng cho 64 khách hàng vay vốn, chiếm 7,66% tổng dư nợ.
Nhờ sự hỗ trợ từ Agribank Quản Bạ, nhiều người dân địa phương đã có cơ hội phát triển kinh doanh du lịch, không chỉ nâng cao đời sống kinh tế của gia đình mà còn góp phần bảo tồn và quảng bá những giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc mình tạo thêm việc làm cho người dân. Tiềm năng to lớn của du lịch Quản Bạ khi được định hướng và đầu tư đúng đắn sẽ phát triển bền vững, giúp phát triển kinh tế địa phương. Với sự đồng hành của Agribank Quản Bạ du lịch địa phương đang từng bước khẳng định vị thế và là điểm đến nổi bật của tỉnh.
TK (Theo Baohagiang.vn)
Ngành Du lịch tỉnh Khánh Hòa đang tìm những giải pháp đột phá để tạo sức bật mới cho du lịch xứ Trầm Hương.
Xã Ngọc Thanh thuộc thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc là điểm du lịch có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách và tiếp tục phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái gắn...
Mưa lũ qua đi, dấu vết còn đọng lại... Mùa hạt dẻ Trùng Khánh (Cao Bằng) vẫn nao nao trong thơm thảo, ngọt bùi. Dưới tán dẻ cổ thụ, gió heo may hanh hao rung rinh từng chùm quả...
Các chuyên gia Thái Lan đã giúp tỉnh học tập nhiều kinh nghiệm từ cách làm du lịch bền vững. Từ đó, cộng đồng làm du lịch tại tỉnh Bến Tre có thêm những trải nghiệm và kinh...
Tam Cốc những ngày này khoác trên mình một diện mạo lung linh, rực rỡ bởi vô vàn sắc hoa súng tím. Vẻ đẹp vừa lạ vừa quen làm say lòng bao du khách gần xa.
Khu vực miền Tây xứ Thanh là nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Chính vì vậy, ở đây còn lưu giữ được khá nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống từ phong tục, tập...
Du lịch cộng đồng tại xã Nam Mẫu (huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) đang là xu hướng được địa phương chú trọng đầu tư, khai thác.
Cùng với chú trọng củng cố tổ chức hội vững mạnh, thời gian qua, Hiệp hội Du lịch tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp giúp hội viên phát triển thêm sản phẩm du lịch mới,...
Là địa phương còn lưu giữ nhiều làng quê, làng nghề truyền thống đặc trưng, thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) đang khai thác hiệu quả các tài nguyên văn hóa, sinh thái hướng tới...
Phú Yên là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch. Đặc biệt, kể từ năm 2021, sau khi Tỉnh ủy Phú Yên ban hành Chương trình hành động số 09-CTr/TU về đầu...
Tiếp nối Kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế; 750 năm ngày sinh danh nhân Trương Hán Siêu; 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa...