{title}
{publish}
{head}
Hoàng Su Phì (Hà Giang), mảnh đất cửa ngõ phía Tây của tỉnh có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, con người thân thiện, mến khách cùng nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện đã chú trọng đầu tư, khai thác hiệu quả tiềm năng về du lịch một cách bền vững.
Năm 2012, ruộng bậc thang tại 6 xã của Hoàng Su Phì đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp chứng nhận Di tích Quốc gia. Đến năm 2017, có thêm 5 xã được bổ sung vào danh sách ruộng bậc thang nằm trong vùng di sản. Đến nay, toàn huyện có 2.196,4 ha ruộng bậc thang trong vùng di sản được bảo vệ. Những thửa ruộng bậc thang uốn lượn bám theo các triền đồi, dù là mùa nước đổ hay mùa lúa chín đều mang lại một vẻ đẹp vô cùng quyến rũ đối với du khách. Khai thác thế mạnh này, những năm qua, huyện Hoàng Su Phì đã đẩy mạnh xây dựng thương hiệu du lịch gắn với di sản ruộng bậc thang.
Vẻ đẹp của ruộng bậc thang Hoàng Su Phì |
Trong đó, điểm nhấn nổi bật là chương trình Tuần văn hóa du lịch “Qua miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì” được tổ chức vào đúng mùa lúa chín (tháng 9 hàng năm), đến nay đã trở thành sự kiện thường niên được huyện tổ chức với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn như: Tái hiện không gian chợ nông thôn và hội thi văn nghệ truyền thống các dân tộc; trình diễn các nghi lễ truyền thống độc đáo như Lễ mừng cơm mới, Lễ Cấp sắc, Lễ hội Bàn Vương, trò Nhảy lửa; trải nghiệm các trò chơi dân gian; tham quan các làng nghề truyền thống như chạm bạc, thêu thổ cẩm, đan quẩy tấu...
Đặc biệt, trên những thửa ruộng bậc thang, người dân Hoàng Su Phì không chỉ cấy lúa mà còn kết hợp nuôi cá Chép ruộng, tạo thành sản phẩm du lịch độc đáo, mới lạ, thu hút du khách. Vào mùa thu hoạch lúa, các xã, thị trấn đã tổ chức các tour du lịch trải nghiệm bắt cá Chép ruộng để du khách tự tay bắt cá và chế biến thành các món ăn. Mô hình xen canh cá – lúa, vừa góp phần tăng thu nhập trên cùng đơn vị diện tích canh tác, vừa tạo nên sản phẩm du lịch mới, thu hút du khách trải nghiệm.
Trò chơi Vật chày trong Lễ cúng Bàn Vương của người Dao đỏ Hoàng Su Phì. |
Với 13 dân tộc cùng sinh sống, Hoàng Su Phì có kho tàng văn hóa truyền thống độc đáo, đây chính là tiềm năng rất lớn để huyện phát triển sản phẩm du lịch văn hóa kết hợp du lịch cộng đồng. Huyện đã chỉ đạo các ngành chuyên môn, các xã, thị trấn tích cực phục dựng, duy trì các lễ hội truyền thống, đậm đà bản sắc như: Lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông, Lễ hội Bàn Vương của người Dao, Lồng Tồng của dân tộc Tày, Cúng rừng của người Nùng, Tết Khu Cù Tê của người La Chí... Truyền dạy các làn điệu dân ca, dân vũ cho thế hệ trẻ gắn với xây dựng đội văn nghệ tại các thôn, bản. Đồng thời, bảo tồn, phát triển các nghề truyền thống để thu hút du khách. Có một số làng văn hóa du lịch mang đậm bản sắc đã thu hút lượng lớn du khách đến tham quan, lưu trú như: Làng văn hóa du lịch thôn Nậm Hồng, xã Thông Nguyên; Làng văn hóa du lịch thôn Tân Phong, xã Hồ Thầu; Làng văn hóa du lịch thôn Na Léng, xã Bản Phùng. Đến nay, toàn huyện có 6 làng văn hóa du lịch cộng đồng trong đó có 1 làng văn hóa du lịch tiêu biểu được UBND tỉnh công nhận. Trên 50 mô hình homestay đang hoạt động, đem lại nguồn thu từ 80 – 200 triệu đồng/năm.
Đồng chí Hoàng Đức Tân, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Dựa trên những tiềm năng, thế mạnh sẵn có, huyện đã tập trung phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, trong đó chú trọng 4 nhóm sản phẩm chính gồm: Du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch thể thao, mạo hiểm. Với du lịch cộng đồng, huyện ưu tiên bố trí kinh phí hỗ trợ trang, thiết bị cho nhà văn hóa tại các làng văn hóa du lịch cộng đồng, xây dựng đội văn nghệ truyền thống, xây dựng không gian trưng bày các sản phẩm tiêu biểu. Với sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, huyện tăng cường mời gọi, thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư hệ thống dịch vụ du lịch, trong đó chú trọng các dịch vụ về ăn nghỉ, vui chơi và mua sắm, từng bước xây dựng, nâng cấp hệ thống dịch vụ du lịch nhằm đưa danh thắng quốc gia ruộng bậc thang của huyện thành khu du lịch cấp tỉnh. Cùng với đó, triển khai Dự án xây dựng hạ tầng Tổ hợp Du lịch mạo hiểm trên không Bảo Yến tại các xã Nậm Ty, Thông Nguyên. Đồng thời, tiếp tục phục dựng, duy trì tổ chức thường xuyên các lễ hội, trò chơi dân gian, văn nghệ truyền thống, tạo điểm nhấn thu hút du khách đến với huyện.
Theo Báo Hà Giang
Nhật Bản, Thái Lan và Đài Loan đang là những thiên đường ẩm thực trong khu vực châu Á được các "tín đồ" Việt Nam ưa chuộng nhất.
Với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành chức năng tỉnh Vĩnh Phúc, công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS)...
Việc chọn Côn Đảo làm điểm đến mới trong hành trình của Resorts World One nhằm mang đến cho du khách quốc tế những trải nghiệm độc đáo và cơ hội khám phá những điểm đến hoang...
baophutho.vn Tiếp tục các hoạt động chào mừng kỷ niệm 62 năm ngày thành lập TP Việt Trì (04/6/1962- 04/6/2024), tối 2/6, UBND TP Việt Trì tổ chức giao lưu...
baophutho.vn Tối 1/6, trong khuôn khổ các hoạt động Kỷ niệm 62 năm ngày thành lập thành phố Việt Trì (4/6/1962 * 4/6/2024), UBND TP. Việt Trì tổ chức chương...
Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2024 khai mạc vào tối 8-6 với màn trình diễn của 2 đội pháo hoa đến từ Pháp và Đà Nẵng (Việt Nam) hứa hẹn nhiều gay cấn, bất ngờ bởi đây...
Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang; Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng và Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông đang là các điểm đến du lịch...
Theo báo Mỹ, du khách đam mê xe lửa sẽ "sớm có một điểm đến mới để ghé thăm" khi Việt Nam chuẩn bị ra mắt cặp đầu máy hơi nước cổ điển được tân trang lại từ những năm 1960, nối...
Trang livemint.com đã có bài viết khẳng định thị trường du lịch Ấn Độ đang diễn ra sôi động, đặc biệt tỷ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời...
Nhu cầu đi du lịch nước ngoài của người dân Ấn Độ ghi nhận sự tăng trưởng mạnh trong thời gian qua. Trong đó, Việt Nam nổi lên như một điểm đến được ưa chuộng hàng đầu.
baophutho.vn Rực rỡ sắc hoa mặt trời
baophutho.vn Mùa hoa bằng lăng trên phố