Cập nhật: Thứ 7, 16/03/2013 | 08:40 GMT+7

Hội đình Đồng Kệ

PTO- Đình Đồng Kệ thuộc thôn Đồng Kệ, xã Đồng Cam, huyện Cẩm Khê là một trong rất nhiều di tích thờ các vị thần hộ quốc và trị thủy thời Hùng Vương dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Đình được xây dựng trên một địa thế bằng phẳng ngay sát đường làng, đình quay về hướng Tây Nam, xung quanh là cánh đồng thoáng mát. Theo cuốn ngọc phả còn lưu giữ được, đình Đồng Kệ thờ các vị thần: Cao Sơn Đại Vương, Đại Hải Long Vương, Thổ Kỳ, Hoằng Hợp thủy thần công tích của các vị được ghi lại như sau:

1. Thần Cao Sơn là vị thần hộ quốc thời Hùng Vương và là một trong bốn vị thần được tôn là “Tứ bất tử” trong tâm linh của người Việt, được thờ phụng ở rất nhiều nơi.

Theo truyền thuyết kể lại vào đời Vua Hùng thứ 18, hai anh em Cao Sơn và Quý Minh là con trai của đôi vợ chồng là Cao Sùng và Trương Thị Đoan ở động Lăng Xương (Thanh Thủy). Năm 18 tuổi cha mẹ qua đời, hai anh em tiếp tục làm nghề đốn củi kiếm kế sinh nhai. Một hôm hai anh em lên núi gặp Tản Viên Sơn Thánh đi tuần thúc hỏi chuyện rồi kết nghĩa anh em. Khi ấy nhà vua có chiếu chỉ lựa chọn nhân tài đi dẹp quân Thục Phán từ Ai Lao kéo sang, hai anh em vào dự tuyển nhà vua rất đẹp lòng phong Cao Sơn là tả tướng quân, Quý Minh là hữu tướng quân cùng giúp Tản Viên Sơn Thánh đi đánh Thục.

Sau khi dẹp quân Thục yên, Cao Sơn dẫn quân về đạo Thái Nguyên, phủ Thông Hóa, châu Bạch Thông ngài truyền lệnh nghỉ chân. Đại Vương lên đỉnh núi ngồi trên bàn đá tả hữu văn võ lập triều. Đất trời bỗng tối mịt, long ân thẳng xuống, bách thú lại chầu, ngài thẳng lên trên không mà đi. Cảm tạ công lao to lớn của Cao Sơn Đại Vương nhân dân nhiều nơi đã dựng đình đời đời hương khói thờ phụng.

2. Sự tích ghi lại: Đại Hải Long Vương là con của bộ chủ họ Đặng, mẹ là Ngọc Dung, là người đầu rồng, mình rắn, có tướng mạo khác người. Lớn lên, gặp lúc giặc Thục đem quân sang xâm lấn vua phong Đại Hải làm Đại tướng quân bản cho phủ việt cùng Sơn Thánh đi đánh giặc.

Sau khi dẹp xong quân Thục, Đại Hải tướng quân trở về thủy phủ, vua nhớ ơn phong ông làm Đại Hải Long Vương. Làng Do Nghĩa quê ông và rất nhiều nơi khác cùng lập miếu thờ. Đến đời An Dương Vương, Đại Hải Long Vương linh ứng cứu dân qua mùa đại hạn được vua phong mỹ tự: “Linh thông phổ huệ cảm ứng Đại Vương”. Ngoài ra đình Đồng Kệ còn thờ thổ công là Hoàng bản thổ, người trông coi phần đất của làng và thủy thần, bởi xưa kia vùng đất này một năm hai mùa ngập nước đi lại khó khăn phải đi lại bằng thuyền, vì vậy dân làng thờ phụng thần nước mong được cuộc sống bình yên.

Để tỏ lòng biết ơn công lao các vị thần, nhân dân Đồng Kệ dựng đình đời đời hương khói thờ phụng. Hàng năm lễ hội được tổ chức vào các ngày mồng 9,10 và 11 tháng Giêng (âm lịch).

Chiều ngày mùng 9 dân làng Đồng Kệ tổ chức rước sắc từ nhà ông Thổ bản ra đình được cử hành long trọng. Đám rước có kiệu văn, kiệu bát cống, chấp kích, cờ trống, bát âm... với âm thanh và màu sắc rộn rã. Trên đường đi dừng lại chạy quân 3 lần. Lần thứ nhất cách đình 500m, lần thứ hai cách đình 100m, lần thứ ba vào sân đình. Chạy quân là hình thức trai làng cầm đuốc cháy sáng chạy nhiều vòng uốn lượn như những con rồng lửa trong tiếng chiêng giục giã liên hồi và tiếng reo hò không dứt của dân làng.

Ngày mùng 10 là ngày cầu đại tiệc, làng có hội vật trâu nhưng thực chất là làm sao để bắt trói trâu lại được và giết thịt. Trâu mổ ra được chia về các giáp theo các xuất đinh. Trong ngày này cũng được tổ chức tế thọ cho các cụ cao tuổi trong làng, cụ nào cao tuổi nhất sẽ được làng đem kiệu đến tận nhà rước lễ ra đình và đặt ở nơi trang trọng nhất.

Ngày 11 tháng Giêng là ngày cầu đinh, cầu cho trong làng đẻ nhiều con trai “Đinh tài lưỡng vượng”. Sau khi tế xong, ông thổ bản đội sắc về nhà, đầu trùm vải đỏ trên đội hòm sắc, dân làng đánh trống rước đi sau, đợi đến tháng Giêng sang năm lại rước sắc ra đình. Trong những ngày lễ hội làng tổ chức nhiều trò vui: Hát nhà tơ, hát chèo, múa lân, kéo co, cờ người, bịt mắt đập nồi... hết sức vui nhộn.

Ngày 12 tháng Chạp ngày cầu phong mã, tức là ngày thay áo cho tượng thờ. Rước cỗ chay từ nhà, trên đường đi cũng dừng lại chạy quân ở các điểm như trong ngày tiệc mùng 10 tháng Giêng. Ngoài ra còn rất nhiều ngày cầu khác trong năm: Ngày cầu đảo vũ khi trời khô hạn; cầu hoàng trùng khi sâu bọ phá hoại mùa màng, xin trời cho phong đăng hòa cốc...

Lễ hội Đồng Kệ có trò chơi kéo co một trò chơi đặc sắc, khí thế bừng bừng thu hút người xem trong cuộc đua tài đọ sức. Khi trong đình nổi ba tiếng trống, các chức dịch và bô lão trong làng vào lễ hình thánh rồi kéo co làm phép trước bàn thờ cầu cho “Quốc thái dân an” sau đó mới đến trai gái trong làng. Kéo co ở Đồng Kệ khác với những vùng miền khác, người chơi được chia làm hai phe, mỗi phe vài chục người. Một bên là nam và một bên là nữ hai bên hướng mặt vào nhau cùng nhau đua tài, ai cũng gồng mình gắng sức cố kéo sợi dây về phía mình. Bên nam thắng làng năm đó sẽ đa đinh, bên nữ thắng là mùa màng bội thu, thóc lúa dư thừa.

Lễ hội đình Đồng Kệ hiện còn mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc và rất tự nhiên, lễ hội đình Đồng Kệ không chỉ là trung tâm sinh hoạt văn hóa của làng xã mà đã trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa của cả một vùng.

Minh Hằng



 Từ khóa:
 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Lễ hội đình Thổ Khối
07:33 24/02/2024

Ngày 24/2, tức ngày 15/1 năm Giáp Thìn, UBND xã Minh Tân, huyện Cẩm Khê đã tổ chức lễ hội đình Thổ Khối năm 2024.

Rước nước hội Đền Nghè – Đình Đông
08:16 19/02/2024

Đền Nghè và Đình Đông là quần thể di tích nằm trong hệ thống di tích lịch sử của xã Văn Lang, huyện Hạ Hòa. Đền Nghè thờ hai vị tướng giỏi, có công phò tá Hai ...

Kéo lửa, thổi cơm thi trong hội làng Gia Dụ
13:57 02/02/2023

Trong hai ngày mùng 1, 2/2 (tức ngày 11, 12 tháng Giêng), lễ hội Đình Gia Dụ, xã Bắc Sơn, huyện Tam Nông được tổ chức với mong muốn cầu cho mưa thuận, gió hòa, ...

Lưu giữ cho muôn đời sau
00:34 27/04/2023

Là mảnh đất cội nguồn của dân tộc, Phú Thọ vinh dự có hai di sản được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là “Tín ngưỡng thờ ...

Hội làng ngày Xuân
00:41 06/02/2023

Phú Thọ - Đất Tổ là vùng đất lưu giữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống với hàng trăm lễ hội tiêu biểu, gắn liền với yếu tố tâm linh, đặc biệt là tín ngưỡng ...

Văn Lang - mảnh đất của văn hóa dân gian

Văn Lang - mảnh đất của văn hóa dân gian
01:39 16/03/2013

PTO- Làng Văn Lang nay là xã Văn Lương, huyện Tam Nông từ xưa đã nức danh là làng nói khoác, làng cười. Chuyện cười của Văn Lang nổi tiếng, chẳng thế mà khi nhắc đến làng Văn Lang...

Lễ hội đình Đào Xá

Lễ hội đình Đào Xá
12:27 10/03/2013

PTO- Trong 2 ngày 9 và 10-3, xã Đào Xá (Thanh Thủy) tổ chức lễ hội đình làng với sự tham gia của hàng ngàn người dân trong xã và du khách thập phương.

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

20°C - 24°C
Nhiều mây, không mưa
  • 21°C - 24°C
    Nhiều mây, không mưa
  • 21°C - 24°C
    Nhiều mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long