
{title}
{publish}
{head}
PTO- Ngày 11 – 6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Phú Thọ đến năm 2020. Dự và chỉ đạo hội thảo có đồng chí Hoàng Công Thủy - Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Tham dự có lãnh đạo một số sở, ngành, các huyện, thành, thị và các đơn vị liên quan.
Hiện nay, chỉ có 2 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn thị xã Phú Thọ nhưng 1 cơ sở do doanh nghiệp tư nhân xây dựng đang tạm dừng hoạt động vì thua lỗ, cơ sở còn lại chỉ đạt khoảng 50% công suất. Ngoài ra, toàn tỉnh còn có 1.490 điểm giết mổ nhỏ lẻ theo phương pháp thủ công. Phú Thọ là 1 trong 5 tỉnh ở miền Bắc chưa quy hoạch cơ sở giết mổ tập trung.
Từ thực tế trên, trong dự thảo Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 nêu rõ: Việc xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 2013 – 2015 sẽ xây dựng 14 cơ sở, trong đó có 5 cơ sở loại II và 9 cơ sở loại III. Giai đoạn 2016 – 2020 sẽ xây dựng 67 cơ sở tại các huyện, thành phố, thị xã gồm 2 cơ sở loại I, 10 cơ sở loại II và 41 cơ sở loại III; đồng thời sắp xếp đưa khoảng 70 – 80% các điểm giết mổ nhỏ lẻ vào cơ sở, tổng sản lượng thịt hơi thông qua các cơ sở này đạt trên 84.000 tấn; lượng thịt tiêu thụ nội tỉnh đạt gần 50.000 tấn; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm gia súc, gia cầm trên 80%… Tổng vốn đầu tư dự kiến là 403. 260 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách là 55.860 triệu đồng (giai đoạn 2013 – 2015 dự kiến tổng vốn đầu tư khoảng 85.315 triệu đồng, vốn ngân sách khoảng 11.865 triệu đồng). Các đại biểu đã tập trung thảo luận khẳng định tính cấp thiết và yêu cầu của quy hoạch, như: Quy hoạch lò mổ phải thuận tiện cho việc thu mua nguyên liệu; vận chuyển hàng hóa đến nơi tiêu thụ; xử lý môi trường triệt để. Từ đó đề xuất ý kiến thay đổi một số địa điểm quy hoạch xây dựng, xây dựng vùng chăn nuôi tập trung…
Phát biểu kết luận hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Công Thủy yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục hoàn thiện một số vấn đề trong quy hoạch trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt. Trong đó cần lưu ý tiềm năng phát triển chăn nuôi trong thời gian tới của tỉnh bởi đây là một trong các chương trình kinh tế trọng điểm; xu hướng tiêu thụ sản phẩm động vật sạch; gắn kết chuỗi chăn nuôi – thu gom – giết mổ - tiêu thụ; đảm bảo xử lý vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường, dịch bệnh. Căn cứ và nội dung quy hoạch phải gắn với tình hình sản xuất và tiêu thụ hiện nay; phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của từng địa phương; từng bước hoàn thành hệ thống cơ sở giết mổ tập trung theo các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; gắn kết các cơ sở giết mổ với các doanh nghiệp; huy động vốn theo hình thức xã hội hóa là chính, có thể lồng ghép với một số chương trình xây dựng khác. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi tầng lớp nhân dân nắm bắt các chủ trương chính sách của nhà nước về giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, an toàn dịch bệnh; đồng thời tăng cường giới thiệu các cơ sở giết mổ đạt tiêu chuẩn; phê bình, tẩy chay các cơ sở vi phạm. Các ngành chức năng liên quan cần có quy chế phối hợp đồng bộ, chặt chẽ để các cơ sở đảm bảo hoạt động có hiệu quả; nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp. Cần tăng cường ứng dụng các biện pháp xử lý môi trường tiên tiến, phù hợp; yêu cầu các cơ sở ký cam kết xử lý môi trường, xử lý nghiêm các trường hợp không đảm bảo các điều kiện về môi trường…
Hùng Cường
Việc xây dựng cơ sở giết mổ tập trung là yêu cầu bắt buộc đối với chăn nuôi hiện đại nhằm kiểm soát dịch bệnh trong chăn nuôi, cung cấp các sản phẩm động vật ...
Thời điểm Tết Nguyên đán đến gần, nhu cầu tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm ngày càng tăng cao. Trong khi thực tế cho thấy việc quản lý, kiểm soát giết mổ của ...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện về việc tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia ...
Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ NN&PTNT và Bộ Y tế về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, để ...
Từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận 6 ổ dịch cúm gia cầm tại 6 tỉnh, thành. Trong khi thời tiết có nhiều thay đổi bất ngờ có lợi cho virus cúm gia cầm phát ...
Ngày 18/5, Hội Chăn nuôi Việt Nam, Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam và Trường Đại học Hùng Vương phối hợp tổ chức Hội thảo quốc gia “Các giải pháp phát ...
Sau hơn tám năm, trên cả nước lại xuất hiện trường hợp mắc cúm A/H5 trên người. Trường hợp bệnh nhi mắc cúm A/H5 có địa chỉ tại xã Đông Thành, huyện Thanh Ba. ...
Hiện tại đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh đang được bảo đảm an toàn về dịch bệnh. Tuy nhiên trong thời gian tới nguy cơ phát sinh các loại dịch bệnh nguy ...
Giá cả thị trường ngày 27/4/2025
baophutho.vn Ngày 26/4/2025, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Phú Thọ đã ban hành Quyết định số 74/QĐ-ATVSTP về việc thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận...
Thời gian qua, đã ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng "vàng hóa" trong nền kinh tế; khắc phục tình trạng đầu cơ, nhập lậu vàng…
PTO- Trao đổi về việc triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn, đồng chí Cao Ngọc Hoành, Chủ tịch UBND xã Cao Xá, nơi đã tổ chức thành công cánh đồng mẫu lớn có diện tích 80ha vụ...
PTO- Mô hình giống lúa thuần mới sử dụng phân NPK khép kín vụ chiêm xuân 2013, được triển khai thực hiện khu 3 xã Mai Tùng (Hạ Hòa) với 56 hộ tham gia trên diện tích 4 ha.
PTO- Là địa phương có tỷ lệ nhập siêu hàng năm lên tới hàng trăm triệu USD mà phần lớn là nguyên liệu, phụ liệu, máy móc sản xuất, trong khi tiềm năng tại chỗ là không nhỏ.
Bắt đầu từ ngày 1/6, gói tín dụng 30.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất 6%/năm dành cho người thu nhập thấp mua nhà chính thức được triển khai.
Ngày 11/6, Chương trình Sáng kiến phòng, chống tham nhũng Việt Nam (VACI) 2013 với chủ đề "Tăng cường minh bạch, liêm chính và trách nhiệm, giảm tham nhũng" đã được khai mạc tại Hà Nội.