Cập nhật:  GMT+7

Hội thảo về bảo tồn và phát triển các làng nghề làm bánh truyền thống, góp phần phát triển du lịch

Ngày 17/7, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc tỉnh tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện và giám định xã hội về “Giải pháp bảo tồn và phát triển các làng nghề làm bánh truyền thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, góp phần phát triển du lịch về với cội nguồn dân tộc Việt Nam”.

Hội thảo về bảo tồn và phát triển các làng nghề làm bánh truyền thống, góp phần phát triển du lịch

Toàn cảnh hội thảo

Tham dự hội thảo các chuyên gia, nhà khoa học trong tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh; đại diện các huyện, thành, thị và cơ sở sản xuất trong làng nghề...

Toàn tỉnh hiện có 71 làng nghề hoạt động ổn định được UBND tỉnh công nhận, trong đó 4 làng nghề làm bánh truyền thống gồm: Làng nghề chế biến mỳ bún bánh Thạch Đê, xã Hùng Việt, huyện Cẩm Khê; Làng nghề sản xuất bún bánh và dịch vụ xóm Chùa, xã Phú Nham, huyện Phù Ninh; Làng nghề sản xuất bánh, bún và dịch vụ Hà Thạch, thị xã Phú Thọ và Làng nghề bánh chưng, bánh giày làng Xốm, xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì.

Các làng nghề làm bánh hoạt động theo quy mô gia đình, tiêu thụ chủ yếu trên địa bàn các huyện, thành, thị trong tỉnh. Năm 2023, doanh thu các làng nghề làm bánh đạt từ 5,5-7,7 tỷ đồng/năm; tạo việc làm cho 681 lao động, bình quân khoảng 170 lao động/làng nghề.

Hội thảo về bảo tồn và phát triển các làng nghề làm bánh truyền thống, góp phần phát triển du lịch

Các đại biểu tham quan sản phẩm bánh Chưng, bánh Giày làng Xốm, xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì.

Tại hội thảo, các đại biểu, chuyên gia, nhà khoa học, cơ sở sản xuất đã tập trung phân tích, thảo luận về thực trạng, các hình thức tổ chức hoạt động; năng lực quản lý; cơ sở hạ tầng, trang thiết bị sản xuất; làm rõ những khó khăn, thách thức cũng như cơ hội, tiềm năng phát triển của làng nghề làm bánh truyền thống.

Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn, phát triển các làng nghề làm bánh truyền thống trên địa bàn tỉnh, góp phần phát triển du lịch về với cội nguồn dân tộc Việt Nam như: Cần có các chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề nói chung và làng nghề sản xuất bánh truyền thống nói riêng; thực hiện điều tra, khảo sát, đánh giá toàn diện về hiện trạng và nguyện vọng của người dân trong các làng nghề làm bánh trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các nghệ nhân làm bánh ở các làng nghề truyền thống tiếp tục duy trì, bảo tồn các loại bánh mang dấu ấn vùng đất Tổ.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu sản phẩm cho làng nghề làm bánh truyền thống; tổ chức hội chợ ẩm thực để giới thiệu sản phẩm trong những dịp lễ hội; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để giảm sức lao động, tạo sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thích ứng với cơ chế thị trường; xây dựng làng nghề làm bánh tiêu biểu, tạo thành điểm tham quan, trải nghiệm, phục vụ khách du lịch, góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp.

Hà Nhung


Hà Nhung

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Kiến tạo môi trường văn hóa cho cộng đồng

Kiến tạo môi trường văn hóa cho cộng đồng
2024-10-01 10:33:00

Đã từng có thời gian, đời sống văn hóa không “theo kịp” đời sống kinh tế, nhất là ở những khu vực thôn quê. Nhưng hôm nay, nhiều nét văn hóa mới đang hình thành. Tại nhiều nhà...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long