
{title}
{publish}
{head}
Ngày 12/2 (tức ngày 15 tháng Giêng âm lịch), tại Khu di tích quốc gia Đền Lăng Sương, xã Đồng Trung, huyện Thanh Thủy đã tổ chức Lễ hội Đền Lăng Sương năm Ất Tỵ 2025.
Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Thị Thanh Huyền cùng các đại biểu dâng hương tại buổi lễ.
Tới dự có đồng chí Nguyễn Thị Thanh Huyền - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, đại diện lãnh đạo một số ban, ngành của tỉnh, lãnh đạo địa phương trong và ngoài tỉnh cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương đến tham quan, bái lễ.
Lãnh đạo huyện Thanh Thuỷ gióng trống, thỉnh chiêng khai hội.
Đền Lăng Sương nằm trong hệ thống các di tích thờ Tản Viên vùng ven sông Đà và vùng đồng bằng Trung du Bắc Bộ. Tương truyền bà Đinh Thị Đen lấy ông Nguyễn Cao Hành, tuổi cao mà chưa có con. Một hôm, có con rồng vàng sà xuống giếng hút nước, nhả ngọc phun châu. Bà Đinh Thị Đen lấy nước về tắm gội, bỗng thấy người nhẹ nhõm, thơm tho, ý động mang thai, sau sinh ra Tản Viên tại động Lăng Sương nay thuộc xã Đồng Trung, huyện Thanh Thủy.
Các nghi thức truyền thống được thực hiện tại buổi lễ.
Thánh Tản Viên - một trong 4 vị thần “tứ bất tử” trong tín ngưỡng dân gian của người Việt là vị thần có công giúp dân trị thủy, khai hoang, dạy dân trồng lúa nước, giết thú dữ, dẹp giặc ngoại xâm. Khắc ghi công lao to lớn của ngài, người dân lập đền thờ Tản Viên Sơn Thánh khắp các vùng miền, quanh năm khói hương tri ân công đức. Nhưng chỉ duy nhất Đền Lăng Sương thờ cả gia đình Đức Thánh Tản gồm: Thân phụ Nguyễn Cao Hành, thân mẫu Đinh Thị Đen, dưỡng mẫu Ma Thị Cao Sơn, phu nhân Ngọc Hoa công chúa và hai bộ tướng là Cao Sơn, Quý Minh. Đền có hai ngày lễ chính trong năm: Ngày 15 tháng Giêng (ngày sinh Thánh Tản) và ngày 25 tháng 10 âm lịch (ngày Giỗ Thánh Mẫu).
Chủ tế đọc chúc văn tri ân Thánh Tản Viên.
Đoàn rước nước, kiệu văn từ sông Đà về Đền Lăng Sương.
Sau lễ rước lễ vật, rước nước từ bến sông Đà vào Đền Lăng Sương và màn gióng trống, thỉnh chiêng khai hội, các đại biểu đã dâng hương, hoa, lễ vật tri ân, tưởng nhớ công đức Đức Thánh Tản, gia đình ngài và hai bộ tướng. Tiếp đó là nghi thức tế lễ và lễ dâng hương thành kính. Bên cạnh các hoạt động chính của lễ hội còn có nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, các trò chơi dân gian như ném còn, đập niêu... qua đó nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống của dân tộc.
Tiết mục trống hội khai mạc chương trình nghệ thuật tại Lễ hội
Các đại biểu và du khách thập phương dâng hương trong ngày hội.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử và nhiều lần trùng tu, nâng cấp, đến nay Đền Lăng Sương vẫn giữ được kiến trúc truyền thống, mang phong cách nghệ thuật đan xen của các thời đại nối tiếp nhau. Với giá trị văn hoá, lịch sử đặc trưng, Đền Lăng Sương đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia vào năm 2005, năm 2018 Lễ hội truyền thống Đền Lăng Sương được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 3325/QĐ-BVHTTDL ngày 04/9/2018.
Thuỳ Phương
baophutho.vn Hiện nay, cùng với việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, nhiều doanh nghiệp chú trọng thực hiện mô hình học tập, đào tạo cho đội ngũ quản lý và...
baophutho.vn Trong Đề án sáp nhập hợp nhất 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hòa Bình thành tỉnh Phú Thọ đặt ra yêu cầu cao về tinh thần đoàn kết và bản sắc văn...
baophutho.vn Sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, vùng Mường Vang (huyện Lạc Sơn cũ) thành lập 8 xã, gồm: Ngọc Sơn, Quyết Thắng, Thượng Cốc, Lạc Sơn, Đại...
Nằm ở dải đất miền trung khắc nghiệt, Quảng Trị không chỉ là địa danh gắn liền với những trang sử hào hùng của dân tộc mà còn là kho tàng văn hóa, di sản phong phú, đa dạng.
baophutho.vn Tối 21/6, tại khu vực công viên thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, lễ khai mạc Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề...
baophutho.vn Trong dòng chảy hội nhập quốc tế sâu rộng, mạnh mẽ của đất nước, mỗi địa phương đều nỗ lực tìm kiếm hướng đi riêng, những thế mạnh đặc trưng để...
baophutho.vn Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông đang tạo ra những thay đổi sâu sắc trong văn hóa đọc, đặc biệt là ở giới trẻ. Để...
baophutho.vn Cứ mỗi độ Xuân về, trên mảnh đất Phú Thọ lại diễn ra hàng trăm lễ hội truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa của vùng Đất Tổ cội nguồn. Để các...
baophutho.vn Xác định phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) là điều kiện để giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống tốt...
baophutho.vn Đánh đu (hay còn gọi là chơi đu)- trò chơi dân gian có từ lâu đời, gắn liền với cuộc sống sinh hoạt và lao động của đồng bào Mường, Dao, Cao...
baophutho.vn Mùa Xuân là thời điểm nhiều lễ hội được tổ chức trên khắp ba miền đất nước. Với Phú Thọ, các lễ hội mùa Xuân được tổ chức trải dài trong tháng...
baophutho.vn Trong hai ngày 6, 7/2 (tức ngày mồng 9, 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND phường Bạch Hạc, TP Việt Trì đã tổ chức Lễ hội truyền thống làng Mộ Chu...