{title}
{publish}
{head}
Xác định nghề nuôi trồng thủy sản, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, từng bước tạo ra vùng sản xuất hàng hóa, huyện Đoan Hùng tập trung hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp xử lý môi trường vùng nuôi, tu bổ lại diện tích ao, hồ, đầm, lồng bè bị thiệt hại sau ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu bão, tiếp tục bước vào vụ nuôi mới.
Gia đình ông Nguyễn Văn Cường, khu Tân Minh, xã Hùng Long, huyện Đoan Hùng tập trung chăm sóc cá lồng mới xuống giống sau mưa lũ.
Toàn huyện có tổng diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 500ha ở các ao, hồ, đầm và gần 1.000 lồng nuôi trên sông. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cơn bão vừa qua khiến cho 70ha ao nuôi bị tràn; gần 400 lồng cá của các hộ dân ở các xã Vụ Quang, Hùng Long, Hợp Nhất, Hùng Xuyên bị vỡ, trôi và chết hàng loạt. Tổng sản lượng thiệt hại trên 600 tấn, ước tính khoảng 25,5 tỷ đồng. Mặc dù số lượng lồng nuôi bị thiệt hại do thiên tai lớn, song với quyết tâm của chính quyền và người dân, ở các địa phương có diện tích bị thiệt hại nặng người dân đã bắt đầu cải tạo, sửa chữa công trình bị hư hỏng, vệ sinh môi trường ao nuôi để đầu tư sản xuất vụ nuôi mới.
Tại xã Hùng Long có hơn 20 hộ nuôi dân nuôi cá lồng, mỗi hộ nuôi trung bình từ 10 - 30 lồng với các giống cá truyền thống kết hợp thủy sản đặc sản có giá trị kinh tế cao. Là một trong những hộ có truyền thống nuôi cá lồng trên sông Lô nhiều năm, ông Triệu Quốc Trung, khu Đồng Ao cho biết: “Từ khi nuôi cá lồng đến nay, chưa bao giờ gia đình tôi bị thiệt hại nặng nề vì thiên tai như đợt vừa qua. Hơn 40 lồng cá tầm, lăng, chạch... đều bị vỡ, trôi, ước tính thiệt hại hơn 2 tỷ đồng. Mặc dù vậy, đây vẫn là nghề mang lại thu nhập chính cho gia đình nên ngay khi nước lũ rút, gia đình tôi đã khẩn trương gia cố lại các lồng bè bị hư hỏng, chằng buộc, níu giữ ổn định các lồng bè, tập trung vá lại các mảng lưới bị rách do nước lũ và cây cối trôi dạt trên sông làm hư hỏng. Đến nay, gia đình đã tu sửa xong 17 lồng nuôi, bắt đầu xuống giống các loại cá tầm, cá chạch, cá rô...
Bên cạnh việc tu sửa, gia cố lại lồng bè, nhiều hộ nuôi cá lồng trên địa bàn huyện cũng đang tập trung vệ sinh khu vực nuôi, khử trùng nguồn nước và tiến hành xuống giống vụ cá mới. Đối với vùng nuôi cá trong ao kiểm tra, các hộ nuôi xử lý các yếu tố môi trường nước ao nuôi, sử dụng thuốc, hóa chất để tiêu độc, khử trùng môi trường nước, đảm bảo các yếu tố môi trường nằm trong giới hạn cho phép.
Cùng với tập trung cải tạo môi trường nuôi, huyện hướng dẫn các hộ nuôi lựa chọn các cơ sở cung cấp con giống có uy tín, chất lượng; khuyến khích các hộ nuôi đầu tư các loại con giống thuỷ sản cỡ lớn, có tốc độ tăng trưởng nhanh, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng thủy sản.
Đồng chí Trần Minh Tấn - Phó Trưởng phòng NN&PTNN huyện cho biết: Hiện nay, cơ cấu giống nuôi thủy sản trên địa bàn huyện Đoan Hùng có sự thay đổi theo hướng giảm tỷ lệ giống nuôi truyền thống, tăng giống nuôi chất lượng cao lên gần 60% với các loại thủy sản giá trị cao như cá lăng, cá bỗng, cá nheo... Hình thức nuôi có sự chuyển biến từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh; chuyển dần từ nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình sang hình thức nuôi theo tổ hợp tác, hợp tác xã nên hiệu quả kinh tế từ nuôi trồng thủy sản cao hơn trước nhiều.
Mặc dù hệ thống ao, đầm, hồ phục vụ nuôi thủy sản trên địa bàn huyện không nhiều, song với mục tiêu duy trì ổn định năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế của ngành nuôi trồng thủy sản trong cơ cấu kinh tế, huyện đã phân công cán bộ thường xuyên bám sát cơ sở, nắm bắt tiến độ sản xuất, tình hình dịch bệnh tại các khu nuôi thủy sản; hướng dẫn người dân quy trình, kỹ thuật nuôi trồng an toàn; tạo điều kiện thuận lợi để các hộ mở rộng diện tích, hỗ trợ con giống, nguồn vốn vay ưu đãi để người dân đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng thủy sản đồng bộ, vững chắc nhằm duy trì ổn định diện tích nuôi; mở rộng đối tượng nuôi, trong đó chú trọng vào các giống nuôi đặc sản, có giá trị kinh tế cao, đồng thời hướng dẫn các hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với thị trường tiêu thụ, mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi trồng thủy sản ở Đoan Hùng.
Hà Nhung
baophutho.vn Ngày 15/11, Chi cục Phát triển nông thôn- Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty Cổ phần Sản xuất và thương mại Trường Foods tổ chức “Chương trình...
baophutho.vn Để nâng cao nghiệp vụ sử dụng phương tiện, dụng cụ chữa cháy rừng cho công chức kiểm lâm, ngày 14/11, Chi cục Kiểm lâm tỉnh phối hợp với Phòng...
baophutho.vn Từ hai bàn tay trắng, ông Đinh Văn Mai ở khu 5, xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn đã xây dựng thành công mô hình trồng các loại cây ăn quả. Qua hơn...
baophutho.vn Phát triển đồng bộ hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho lao động địa...
baophutho.vn Mới đây, Cục Thuế tỉnh đã công khai danh sách 1.371 doanh nghiệp, cá nhân người nộp thuế nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà...
baophutho.vn Nhằm thể hiện sự tri ân, chăm sóc đối với khách hàng, nâng cao uy tín của ngành điện, Điện lực Thanh Ba đã...
baophutho.vn Là huyện miền núi, thu nhập của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Yên Lập chủ yếu trông vào nông, lâm nghiệp. Để tạo nguồn sinh kế ổn...
baophutho.vn Thực thi nhiều giải pháp đồng bộ, phù hợp điều kiện thực tiễn, thị trấn Phong Châu là một trong những địa phương của huyện Phù Ninh làm tốt...
baophutho.vn Cuối tháng 10, khắp các vườn bưởi trên địa bàn huyện Đoan Hùng nói chung và xã Vân Đồn nói riêng bước vào vụ thu hoạch. Màu vàng của những trái...
baophutho.vn Thành phố Việt Trì hiện có 2 điểm du lịch văn hóa cộng đồng gồm: Điểm du lịch văn hóa cộng đồng Hùng Lô, xã Hùng Lô và điểm du lịch văn hóa...
baophutho.vn Xác định xây dựng Đảng là then chốt, phát triển kinh tế là trọng tâm, những năm vừa qua, xã Vĩnh Chân, huyện Hạ Hòa luôn chú trọng công tác xây...
baophutho.vn Nắm bắt cơ hội và lợi thế sản xuất kinh doanh tại địa phương, năm 2018, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Minh Thành Phú Thọ (xã Ấm Hạ, huyện...