
{title}
{publish}
{head}
Hộ chị Nguyễn Thị Minh ở khu 7, xã Trung Nghĩa mạnh dạn đầu tư máy móc chế biến chè xanh, cho thu nhập đạt từ 100 - 200 triệu đồng/năm.
PTĐT-Từ một xã thuần nông, kinh tế khó khăn, sau 10 năm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện các biện pháp giảm nghèo bền vững và huy động nhiều nguồn lực thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới... đến năm 2016 xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy đã chính thức được công nhận là xã nông thôn mới.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nền sản xuất thuần nông của Trung Nghĩa đã có nhiều chuyển biến, các mô hình kinh tế tổng hợp: Trồng trọt kết hợp với chăn nuôi, làm dịch vụ; trồng trọt kết hợp với mở các ngành nghề phụ; trồng trọt kết hợp với chế biến... phát triển mạnh. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, xã đã quy hoạch các vùng sản xuất tập trung như: Vùng chuyên canh rau an toàn, lúa chất lượng cao, chè giống mới, bưởi Diễn, cây dược liệu… kết hợp với chăn nuôi, chế biến sản phẩm sau thu hoạch. Các đoàn thể cùng vào cuộc tương trợ, giúp đỡ hội viên phát triển kinh tế từ đó giúp giải quyết việc làm tại chỗ cho hàng trăm lao động, góp phần nâng thu nhập bình quân đầu người của xã từ 15 triệu đồng (năm 2010) lên hơn 29 triệu đồng/người/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới xuống còn 4,16%. Với kết quả trên Trung Nghĩa đang trở thành điểm sáng của công tác giảm nghèo.
Ông Hà Ngọc Viên - Chủ tịch UBND xã Trung Nghĩa cho biết: Quyết tâm giảm nghèo bền vững, những năm qua Đảng bộ, chính quyền địa phương đã hiện thực hóa bằng các nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhằm thực hiện đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân 10-12%/năm, giảm 2-3% hộ nghèo mỗi năm. Do đó cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, áp dụng nhân rộng các mô hình kinh tế tổng hợp cho hiệu quả cao xã đã khuyến khích đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ; phối hợp với các trung tâm dạy nghề mở các lớp tập huấn kỹ thuật về trồng lúa, trồng rau an toàn, chăm sóc chè, phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi, kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, nuôi ong mật; các lớp dạy nghề may, kỹ thuật nấu ăn... giúp người dân đã thay đổi cách nghĩ, cách làm và năng động trong áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất.
Chúng tôi về khu 7, khu dân cư có hơn 80% đồng bào công giáo sinh sống và cũng là khu nghèo nhất xã trước đây, nhưng nay diện mạo của khu đã thay đổi, đường giao thông được trải bê tông phẳng lỳ. Hai bên đường là một màu xanh mướt của những đồi chè, những vườn cây ăn quả xen thấp thoáng những ngôi nhà xây kiên cố. Chị Nguyễn Thị Tuyên - Chủ tịch Hội LHPN xã Trung Nghĩa cho biết: Xã đã rất nỗ lực để đưa khu 7 vượt qua khó khăn. Hàng năm thông qua nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ chương trình 135, UBND xã đã ưu tiên làm đường giao thông và các công trình hạ tầng trong khu, đảm bảo giao lưu, đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận lợi. Bên cạnh đó khai thác lợi thế vùng đồi, các hội đoàn thể vận động nhân dân thay đổi tư duy, tập quán canh tác, phát triển các cây trồng có thế mạnh mang lại giá trị kinh tế như cây chè, cây ăn quả. Ngoài trồng trọt, nhiều hộ đầu tư vào chăn nuôi, làm dịch vụ, một số hộ còn mua máy về sao, sấy, chế biến chè xanh. Chị em phụ nữ trong khu đã hình thành các nhóm, tổ liên gia hỗ trợ nhau trong chế biến chè sạch, làm dịch vụ đám cưới. Hộ nào đời sống khó khăn còn được chị em hỗ trợ vốn vay, cây, con giống để phát triển kinh tế gia đình. Điển hình như chị Nguyễn Thị Minh từng là hộ kinh tế khó khăn nhưng nay đã vươn lên trở thành hộ có đời sống kinh tế khá nhờ trồng và chế biến chè xanh. Với 2 máy vò, 3 máy quay, 1 máy sàng chè, vào vụ chè mỗi ngày gia đình chị Minh chế biến hơn 2 tạ chè khô, tạo việc làm ổn định cho 3 lao động, thu nhập đạt từ 100 đến 200 triệu đồng/năm.
Trở lại xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy sau hơn năm được công nhận xã nông thôn mới, niềm vui, sự hân hoan phấn chấn của người dân nơi đây vẫn còn rạng ngời trên gương mặt. Hình ảnh miền quê thuần nông nghèo khó xưa đã lùi vào dĩ vãng, thay vào đó là khung cảnh của một vùng đất trù phú, yên bình, một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Mai Phương
baophutho.vn Giá một số mặt hàng tiêu dùng ngày 8/4/2025
baophutho.vn Giá một số mặt hàng tiêu dùng ngày 7/4/2025
PTĐT-Là xã miền núi của huyện Tân Sơn, Long Cốc có 8 khu hành chính với 850 hộ và 3.425 nhân khẩu, người dân chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, chủ đạo là cây chè.
PTĐT- Ngày 18-10, Kho bạc Nhà nước tỉnh và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Việt Trì (MB Việt Trì đã ký kết hợp tác song phương về thu hộ ngân sách Nhà nước (NSNN).
PTĐT- 9 tháng đầu năm 2017, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (XDCT) nông nghiệp và PTNT đã huy động được 374,9 tỷ đồng...
PTĐT-Xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê có làng nghề Thủy Trầm rất nổi tiếng nuôi và kinh doanh cá chép đỏ. Loại cá này không dùng làm thực phẩm mà chỉ phục vụ nhu cầu tâm linh...
PTĐT-Với huyện miền núi trình độ canh tác còn lạc hậu, cơ giới hóa trong sản xuất đạt tỷ lệ thấp thì dồn đổi ruộng đất (DĐRĐ), tích tụ đất đai để tạo vùng sản xuất lớn...
Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) là loại hình tổ chức tín dụng hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ và tự chịu trách nhiệm.
PTĐT- Những năm gần đây, thành phố Việt Trì tiếp tục có sự đột phá về công tác quy hoạch và thu hút các nguồn lực đầu tư để phát triển hạ tầng đô thị.
Tại phiên họp thứ 15, UBTVQH đã cho ý kiến về Dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020.
PTĐT- Nền kinh tế của tỉnh những năm gần đây luôn đạt mức tăng trưởng khá, phản ánh sự nỗ lực rất lớn của các cấp, ngành và toàn thể nhân dân, trong đó có vai trò quan trọng...
Nếu như cách đây tám năm, EU là thị trường xuất khẩu cá tra hàng đầu của Việt Nam và chiếm tới 30% tổng giá trị xuất khẩu, thì nay chỉ chiếm khoảng 12%.