
{title}
{publish}
{head}
Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025)
Cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã đưa cuộc đấu tranh trường kỳ, gian khổ của quân và dân ta đến thắng lợi cuối cùng, để non sông thu về một mối, đất nước sạch bóng quân xâm lược. Để làm nên chiến thắng vang dội ấy, biết bao người con quê hương Đất Tổ không tiếc tuổi xuân “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” lập nhiều chiến công oanh liệt, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Cuộc hội ngộ của những người lính xe tăng số hiệu T160 cùng nhà thơ Hữu Thỉnh và nhạc sĩ Doãn Nho.
“5 anh em trên một chiếc xe tăng”
Hơn nửa thế kỷ đã qua đi, nhưng với CCB Vi Văn Đảm (khu 17, xã Đông Thành, huyện Thanh Ba), ký ức về những năm tháng xông pha trên chiến trường bảo vệ Tổ quốc vẫn luôn in sâu trong tâm trí. Người lính tăng ấy cũng chính là nguyên mẫu trong bài thơ “Trên một chiếc xe tăng” của nhà thơ Hữu Thỉnh, được nhạc sĩ Doãn Nho phổ nhạc thành bài hát nổi tiếng “5 anh em trên một chiếc xe tăng”, bài hát nổi tiếng đi cùng năm tháng.
Tháng 6/1968, chàng thanh niên Vi Văn Đảm khi ấy vừa tròn 18 tuổi đã lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc tại đơn vị C1 Tiểu đoàn 10, Bộ tư lệnh Thiết - Giáp, đóng quân tại xã Hướng Đạo, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phú lúc bấy giờ. Đến tháng 9/1970, Binh nhất Vi Văn Đảm đã hoàn thành huấn luyện và được cử đi tiền trạm, tháp tùng Đại đội trưởng Trần Cử cùng Trung đoàn 202 đi chuẩn bị cho địa điểm đóng quân và địa điểm tác chiến, quá trình hành quân qua Khe Sanh, Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) và Bản Đông (huyện Sê Pôn, tỉnh Savannakhet, Lào). Sau khi đi tiền trạm, đoàn quân trở về huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Binh nhất Vi Văn Đảm được biên chế vào xe tăng T160 - Đoàn 397 gồm 5 người: Trưởng xe - Thượng sĩ, Trung đội trưởng Lê Đức Tuân (quê Hà Nội); Lái xe 1 - Trung sĩ Đỗ Quang Phục (quê Thái Bình); Lái xe 2 - Binh nhất Nguyễn Xuân Long (quê Bắc Ninh); Pháo thủ số 1 - Binh nhất Vi Văn Đảm (quê Phú Thọ); Pháo thủ số 2 - Binh nhất Nguyễn Bá Năng (quê Bắc Ninh).
CCB Vi Văn Đảm chăm sóc vườn hoa lan của gia đình.
Trước khi hành quân tham gia tác chiến, xe tăng T160 được đón tiếp vị khách đặc biệt đó là nhà thơ Hữu Thỉnh, lúc ấy là cán bộ Ban Tuyên huấn, Binh chủng Tăng - Thiết giáp. Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng là bạn thân của trưởng xe Lê Đức Tuân. Khi được chứng kiến “chất thép” của những người lính tăng cùng sự yêu thương, đoàn kết trên chiếc xe tăng T160 nhỏ hẹp, dằng dặc trên chiến trường khốc liệt đã khiến nhà thơ Hữu Thỉnh dồn cảm xúc để bật ra những câu thơ vừa rất bình dị, vừa lẫm liệt, vừa dào dạt yêu thương, vừa hào sảng: “Năm anh em trên một chiếc xe tăng/ Như năm bông hoa nở cùng một cội/ Như năm ngón tay trên một bàn tay/ Đã xung trận là năm người như một”...
Mùa Xuân năm 1971, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, những người chiến sĩ trên xe tăng T160 cùng quân và dân ta đã tiến hành thắng lợi Chiến dịch phản công Đường 9 - Nam Lào, đánh bại cuộc hành quân Lam Sơn 719 của quân ngụy được quân Mỹ yểm trợ, làm phá sản một bước cơ bản chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, viết nên một thiên anh hùng ca mang tên “Đường 9 - Nam Lào”, tạo thế và lực mới cho cách mạng miền Nam.
Nhớ lại khoảnh khắc được gặp lại những người đồng đội, người anh em trên chiếc xe tăng T160 năm ấy tại chương trình Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào, CCB Vi Văn Đảm xúc động nghẹn ngào, từng ký ức những năm tháng chiến tranh gian khổ, khốc liệt mà hào hùng, bi tráng hiện về. 5 anh em giờ chỉ còn 4, hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng niềm tự hào được đứng trong đội ngũ Quân đội Nhân dân Việt Nam cùng những kỷ niệm về một thời hào hùng vẫn mãi vẹn nguyên trong ký ức người lính xe tăng ấy.
Người lưu giữ kỷ vật chiến tranh
Trực tiếp tham gia chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị trong 81 ngày đêm, một thời oanh liệt, hào hùng đó vẫn vẹn nguyên trong ký ức của CCB Bùi Văn Bình. Ông cũng chính chủ nhân của bảo tàng kỷ vật chiến tranh vẫn hay được mọi người gọi với cái tên thân thương “Bảo tàng ông Bình” ở khu 3, thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh.
“Bảo tàng ông Bình” của CCB Bùi Văn Bình ở khu 3, thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh.
Trong căn nhà rộng chừng 80m2, hơn 1.500 hiện vật của 233 người trong các thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Mỹ, Nhật, trong đó đến 80% là của Hội chiến sĩ thành cổ Quảng Trị với rất nhiều hiện vật như: Quần áo, mũ, bình tông, ca cốc, vỏ đạn, vỏ mìn, máy thông tin, máy đánh chữ... được phân loại theo từng nhóm riêng và cất trang trọng trong những chiếc tủ kính.
Chàng trai Bùi Văn Bình của những năm tháng thanh xuân lên đường bảo vệ Tổ quốc vào ngày 25/12/1971 ấy nay đã ngoài 70 tuổi, mái tóc đã điểm bạc, gương mặt lốm đốm những nốt đồi mồi cùng nếp nhăn của tuổi tác nhưng ông Bình vẫn mang tác phong đầy “chất lính”. Trong câu chuyện với chúng tôi, ông kể về những năm tháng cùng đồng đội tham gia chiến đấu ở chiến trường B, với quyết tâm góp sức giành độc lập tự do cho dân tộc. Nhớ lại những kỷ niệm năm xưa, có lúc ông cười tươi, giọng kể đầy hào sảng về những chiến công oanh liệt, có lúc lại rưng rưng nước mắt; ông nhớ đồng đội, nhớ những mất mát, hy sinh trong những ngày “đi B” tại chiến trường miền Nam ruột thịt.
Với tay mở chiếc tủ kính sáng bóng, ông Bình đưa đến trước mắt chúng tôi một vật khá nặng, ông kể: Đây là chiếc máy hút mảnh đạn ký kiệu YZK-35, do nước ngoài viện trợ cho quân ta thời kỳ chống Mỹ. Giữa năm 1972, ngay lần đầu tiên cùng đồng đội đi trinh sát thực địa, tổ trinh sát 3 người của tôi lọt vào ổ phục kích của địch ở thôn Long Quang, xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Địch xả súng bắn như mưa, 2 đồng đội tôi bị trúng đạn, hy sinh. Tôi cắn răng, rút chốt quả lựu đạn ném về phía địch rồi vừa bắn, vừa cắm đầu chạy. Tôi bị mảnh đạn của địch găm vào cánh tay, được đồng đội chuyển ra tuyến sau điều trị. Các bác sĩ đã dùng chiếc máy này lấy mảnh đạn ra khỏi cánh tay tôi, nhờ đó, tôi nhanh bình phục và tiếp tục tham gia chiến đấu. Tôi vẫn luôn ám ảnh, day dứt khi phải nhìn thấy đồng đội nằm xuống, chính suy nghĩ đó đã thôi thúc tôi lặn lội khắp trong, ngoài tỉnh để tìm kiếm, sưu tầm những kỷ vật chiến tranh.
Những kỷ vật được ông trân trọng lưu giữ, bảo quản và trưng bày một cách bài bản, khoa học, được đánh số thứ tự và có lý lịch rõ ràng, chủ kỷ vật đều được ông chụp ảnh, ghi chú họ tên, địa chỉ và lưu giữ cẩn thận trong những cuốn sổ. Các đồ vật bằng kim loại được ông thường xuyên bảo dưỡng bằng cách lau dầu mỡ, kê cao không để ẩm ướt nhằm tránh hoen rỉ; còn các đồ bằng cao su, vải thì luôn được bảo quản tránh mưa, nắng hắt vào làm chảy nhựa, mục nát...
Đối với ông, đây là những báu vật vô giá về thời hoa lửa đã qua, mỗi kỷ vật là một câu chuyện gắn với lớp người tham gia các cuộc kháng chiến cứu nước. Năm tháng qua đi, nhưng những kỷ niệm, hiện vật và anh linh của các Anh hùng liệt sĩ sẽ mãi mãi trường tồn với thời gian.
>>> Kỳ II: Chiến thắng của lòng yêu nước và khát vọng hòa bình
Huy Thắng - Hà Trang
baophutho.vn Ngày 28/4, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức tiếp xúc cử tri chuyên đề trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, kết hợp lấy ý kiến tham...
Cầu truyền hình “Vang mãi khúc khải hoàn” tái hiện trang sử hào hùng của dân tộc, đồng thời nêu bật được thành tựu của đất nước trong suốt chặng đường xây dựng và phát triển.
Prensa Latina trích đăng bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, trong đó nhấn mạnh chính sách hòa hợp dân tộc là “lựa chọn chiến lược lâu dài, là trụ cột trong khối đại đoàn kết toàn...
baophutho.vn Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), từ ngày 28/4, Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân...
baophutho.vn Ngày 26/4, Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt đã tổ chức phiên họp thứ 2 theo hình thức trực...
baophutho.vn Những ngày qua, công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tại tỉnh Phú Thọ được thực hiện theo đúng tiến độ, quy định của Trung ương. Các tiêu...
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho rằng công tác chuẩn bị đại hội, xây dựng văn kiện, chuẩn bị nhân sự phải làm kỹ, làm chính xác, “vừa chạy, vừa xếp hàng” nhưng phải đảm bảo chất...
Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
baophutho.vn Bằng nhiều giải pháp linh hoạt, sáng tạo, huyện Phù Ninh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, triển khai hiệu quả Nghị quyết số 18-NQ/TW,...
baophutho.vn Ngày 17/4, Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp tỉnh Phú Thọ đã họp, cho ý kiến vào dự thảo Đề án hợp nhất 3...
baophutho.vn Ngày 17/4, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị quán triệt Kết luận số 132-KL/TW ngày 18/3/2025 của Bộ Chính trị (Kết luận 132) về tiếp...