{title}
{publish}
{head}
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã: Tạo đồng thuận để phát triển
Kết quả sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã không phải là phép cộng cơ học của những con số tiết giảm được bao nhiêu đơn vị, bao nhiêu cán bộ mà được đánh giá thực chất từ hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền và chất lượng thụ hưởng của người dân. Việc đổi mới tư duy, dám nghĩ, dám làm và quá trình sử dụng, bố trí cán bộ sau sắp xếp là những kinh nghiệm cần được kế thừa, phát triển khi thực hiện kế hoạch sắp xếp ĐVHC cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn tỉnh.
Một góc huyện Hạ Hòa nhìn từ trên cao.
Nhận diện khó khăn
Theo đồng chí Ngô Đức Thịnh- TUV, Giám đốc Sở Nội vụ, thời gian qua, tỉnh đã tập trung chỉ đạo, rà soát, hoàn thiện đề án vị trí việc làm tại các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị, làm cơ sở cho việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng công chức, viên chức và xếp lương theo vị trí việc làm, đồng thời tiếp tục thực hiện cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức bảo đảm hợp lý, hiệu quả, thực hiện tốt việc đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức để có cơ sở tinh giản biên chế.
Cũng cần thấy rằng, cùng với triển khai tinh giản biên chế thì quá trình sắp xếp, sáp nhập ĐVHC cấp xã đã dẫn tới tình trạng dôi dư đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Theo số liệu của Sở Nội vụ, tính đến tháng 12/2023, toàn tỉnh có 220 cán bộ, công chức cấp xã dôi dư sau khi thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã giai đoạn 2019 - 2021, giai đoạn 2023 - 2025 dự kiến sẽ tiếp tục dôi dư khoảng 960 người.
Tại huyện Hạ Hòa, tính đến tháng 6/2024, toàn huyện còn 89 cán bộ, công chức dôi dư do sắp xếp từ giai đoạn 2019 - 2021. Việc bố trí lại đội ngũ cán bộ sau sắp xếp tiếp tục đặt ra những khó khăn, thách thức phải tập trung giải quyết. “Đối với cán bộ dôi dư sau sắp xếp, huyện tiến hành rà soát tổng thể để bố trí, sắp xếp, điều chuyển cán bộ, công chức dôi dư giữa các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; biệt phái công chức đến các cơ quan, đơn vị thuộc huyện và đảm bảo lộ trình tinh giản biên chế theo kế hoạch đề ra. Dự tính đến hết năm 2029, số cán bộ, công chức xã dôi dư của huyện còn khoảng 23 người”, đồng chí Nguyễn Anh Quốc - Trưởng phòng Nội vụ huyện Hạ Hòa cho biết.
Thực tế, việc điều động, biệt phái, luân chuyển cũng là một giải pháp để giải bài toán cán bộ, công chức cấp xã dôi dư sau sắp xếp ĐVHC cấp xã, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm. Đơn cử như tại xã Hiền Lương mới (sáp nhập từ 3 xã: Hiền Lương, Động Lâm, Quân Khê) của huyện Hạ Hòa, sau sáp nhập và thực hiện tinh giản biên chế, đội ngũ cán bộ, công chức của xã chỉ còn 42 người, sau đó lại điều động, biệt phái 13 người ra Ban Quản lý Đền Mẫu Âu Cơ nên hiện chỉ còn 29 đồng chí làm việc tại xã.
“Tới đây tiếp tục thực hiện định biên theo quy định thì xã chỉ còn 23 cán bộ, việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của xã tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, số cán bộ được biệt phái ra Ban Quản lý Đền Mẫu Âu Cơ sẽ không được cập nhật về chuyên môn, sau này nếu quay trở lại sẽ rất khó khăn khi tiếp cận công việc”, đồng chí Lê Đăng Hùng - Chủ tịch UBND xã Hiền Lương chia sẻ.
Lãnh đạo xã Quảng Yên, huyện Thanh Ba kiểm tra mô hình ươm cây giống trên địa bàn.
Theo Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2023-2025, tỉnh Phú Thọ thực hiện sắp xếp 30 ĐVHC cấp xã (4 phường, 1 thị trấn, 25 xã) thuộc 3 ĐVHC cấp huyện, gồm Đoan Hùng, Cẩm Khê và thành phố Việt Trì để hình thành 12 ĐVHC (2 phường, 1 thị trấn, 9 xã) sau sắp xếp. Tổng số ĐVHC cấp xã của tỉnh sau sắp xếp còn 207 đơn vị, trong đó có 181 xã, 11 thị trấn và 15 phường, giảm 18 ĐVHC cấp xã.
Dám nghĩ, dám làm, đúng người, rõ việc
Rõ ràng, việc dôi dư cán bộ, công chức khi thực hiện tinh giản biên chế và sắp xếp, sáp nhập ĐVHC cấp xã là một thực tế và là bài toán không dễ giải. Nhưng để xây dựng bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả thì việc tinh giản biên chế trong quá trình sáp nhập ĐVHC cấp xã là yêu cầu bắt buộc. Do đó, cùng với làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức để tạo sự đồng thuận, thống nhất cao, việc chú trọng đổi mới tư duy, dám nghĩ, dám làm trong sử dụng, bố trí cán bộ là yếu tố hết sức cần thiết.
“Việc sắp xếp đội ngũ cán bộ đúng người, rõ việc, bảo đảm lựa chọn được những người có phẩm chất, năng lực, uy tín để đảm nhận vị trí công việc tại các đơn vị hành chính mới, đảm bảo để bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả là hết sức quan trọng. Trong lựa chọn nhân sự có nghiên cứu, xem xét đến uy tín của cá nhân đối với Đảng bộ và Nhân dân xã cũ, khả năng tập hợp quần chúng...”, đồng chí Nguyễn Anh Quốc - Trưởng phòng Nội vụ huyện Hạ Hòa nêu quan điểm.
Khi xã Chuế Lưu sáp nhập vào xã Xuân Áng, đồng chí Nguyễn Xuân Lộc - Chủ tịch UBND xã Chuế Lưu được điều động, chỉ định về làm Bí thư Đảng ủy xã Văn Lang. Năm 2022, Ban Thường vụ Huyện ủy Hạ Hòa điều động đồng chí Lộc về làm Chủ tịch UBND xã Xuân Áng. Từ khi về nhận công tác tại đơn vị mới, đồng chí Nguyễn Xuân Lộc đã cùng tập thể lãnh đạo UBND xã chỉ đạo phát triển sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động, hoàn thành những tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm từ trên 20% (năm 2022) xuống còn dưới 10% vào cuối năm 2023.
Đặc biệt, để triển khai các dự án trọng điểm, đồng chí Lộc đã cùng Đảng ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội xã Xuân Áng tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân ủng hộ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Việc đồng chí Lộc luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ ở các vị trí công tác và các địa phương được luân chuyển là kết quả của công tác sắp xếp đúng người, đúng việc, phát huy năng lực, sở trường của mỗi cán bộ, công chức.
Việc đổi mới tư duy, dám nghĩ, dám làm trong sử dụng, bố trí cán bộ khi thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã cũng được các địa phương khác trên địa bàn tỉnh quyết liệt triển khai. Tại huyện Thanh Ba, sau gần 4 năm thực hiện sáp nhập ĐVHC cấp xã, huyện đã điều động, luân chuyển 4 cán bộ, công chức cấp huyện trong quy hoạch giữ chức vụ chủ chốt cấp xã; điều động, luân chuyển 6 đồng chí cán bộ chủ chốt cấp xã về công tác tại các phòng, ban của huyện; điều động, luân chuyển 8 đồng chí cán bộ chủ chốt cấp xã sang công tác tại các xã khác.
Báo cáo đánh giá bước đầu của Huyện ủy Thanh Ba cho thấy, đa số cán bộ được luân chuyển, điều động được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt mục đích luân chuyển, đóng góp công sức, trí tuệ, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của địa phương. Qua việc điều động, luân chuyển cán bộ trên địa bàn huyện và cấp xã đã giúp tăng nguồn lực, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ sở, vừa tạo môi trường để cán bộ huyện, cán bộ xã được rèn luyện từ thực tiễn, vừa tạo được động lực mới cho cán bộ phấn đấu.
Thực tế, không riêng Phú Thọ mà tình trạng dôi dư cán bộ, công chức sau sắp xếp, sáp nhập ĐVHC cấp xã đang và sẽ là vấn đề được các địa phương trên cả nước quan tâm. Ngày 23/5/2024, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã thông tin, giai đoạn 2023 - 2025, dự kiến cả nước có khoảng 21.700 cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách cấp xã dôi dư khi thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã. Đây là một thách thức rất lớn nếu không có giải pháp căn cơ khi thực hiện bố trí, sử dụng cán bộ sau sắp xếp. Vì vậy, việc đổi mới tư duy, dám nghĩ, dám làm trong bố trí, sử dụng, điều động, luân chuyển cán bộ khi thực hiện sắp xếp ĐVHC thời gian qua ở tỉnh ta là một kinh nghiệm quý, cần được đúc kết, rút kinh nghiệm để nhân rộng.
Kỳ III: Chủ động kế hoạch đội ngũ cán bộ
Ngọc Tuấn
baophutho.vn Chiều 15/11, tại Trung tâm Hội nghị huyện Phù Ninh, Thường trực HĐNĐ tỉnh đã tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động HĐND các huyện,...
Tội phạm xuyên quốc gia có tổ chức là cản trở lớn đối với hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực Đông Nam Á, trong đó nghiệm trọng nhất là vấn nạn buôn bán ma túy, buôn bán...
Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Chỉ thị số 37/CT-TTg ngày 7/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ...
Sáng 8/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị Cấp...
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Pháp thống nhất các phương hướng, biện pháp lớn nhằm đưa khuôn khổ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Pháp ngày càng đi vào...
baophutho.vn Tỉnh Phú Thọ đã và đang tập trung triển khai công tác sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) một cách nỗ lực, hiệu quả. Trong quá trình thực hiện...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 102/CĐ-TTg ngày 06/10/2024 về việc đẩy mạnh triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
NDO - Ngày 6/10, giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Pháp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới thăm thành phố Le Havre và có cuộc gặp làm việc với Thị...
Sáng 6/10, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”...
Tối 5/10 (giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn Đại biểu Cấp cao Việt Nam đã có cuộc gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Pháp tại Trung tâm Văn hóa Việt...
Sáng 5/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan để thảo luận, cho ý kiến về chủ...
Thủ tướng mong muốn các doanh nhân phát huy vai trò tiên phong trong hội nhập quốc tế; làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, khai thác hiệu quả các động lực tăng trưởng mới.