{title}
{publish}
{head}
Dự án “Giới thiệu di sản âm nhạc hát Xoan” mang đặc trưng của thời đại số, với mục đích giới thiệu và lan tỏa hát Xoan trên không gian mạng, gồm 1 clip trò chuyện “Về đất Tổ nghe Xoan” và 16 bài xoan.
Với mong muốn đóng góp sức mình vào công cuộc bảo tồn, phát huy giá trị hát Xoan, lan tỏa hát Xoan trong cộng đồng, đặc biệt là trên không gian mạng để nhiều người có thể tiếp cận các bài Xoan chuẩn mực, thưởng thức hoặc khai thác làm tư liệu phục vụ công tác nghiên cứu hay các mục đích khác, nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long cùng các cộng sự đã thực hiện dự án “Giới thiệu di sản âm nhạc hát Xoan”. Đây là dự án 100% xã hội hóa, do nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long làm chủ nhiệm dự án, Quỹ Thiện Tâm thuộc Tập đoàn Vingroup đồng hành một phần trong dự án.
Dự án được lên kế hoạch từ năm 2022 và thực hiện trong năm 2023 và được ra mắt đúng dịp mùa xuân Giáp Thìn trên kênh YouTube Dân ca & nhạc cổ truyền do nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long sáng lập và vận hành, nhằm tôn vinh những giá trị âm nhạc quý báu của dân tộc. Đây như một hoạt động hướng tới Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024.
Nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long cùng các nghệ nhân phường Xoan Thét.
Dự án mang đặc trưng của thời đại số, với mục đích giới thiệu và lan tỏa hát Xoan trên không gian mạng, gồm 1 clip trò chuyện “Về đất Tổ nghe Xoan” và 16 bài Xoan. Ê kíp đã lựa chọn 13 bài chặng quả cách (chặng hát trung tâm) và 3 bài chặng hát thờ để thực hiện dự án với mong muốn tạo nên một bức tranh tổng thể, đa dạng của hát Xoan.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Long, nghệ sĩ, nghệ nhân thể hiện dự án này khác biệt so với nhiều dự án tương tự đã làm trước đó. Các dự án trước thường có sự tham gia của cả 4 phường Xoan cổ là Phù Đức, Kim Đới, Thét và An Thái. Chưa có một dự án nào được thực hiện chỉ duy nhất với một phường Xoan. Trong khi đặc thù của nghệ thuật dân gian là tính dị bản, dẫu có thể vẫn cùng một bài, cùng tên gọi cùng những nét giai điệu cũng như nội dung ca từ đặc trưng nhưng ở trong đó lại có một vài nét riêng khác biệt. Chính vì vậy, lần thực hiện dự án này, nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Long quyết định chọn chỉ duy nhất phường Xoan Thét để giới thiệu. Điều này góp phần tạo nên một quỹ bài đầy đủ ở chặng hát quan trọng nhất của hát Xoan ở một phường. Việc có thêm một clip ghi lại cuộc trò chuyện gần gũi và dân dã góp phần hé mở cách cửa cho những người yêu thích có thể tiếp cận dễ dàng, hiểu thêm hơn về hát Xoan.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Long cho biết: Do đặc thù của âm nhạc dân gian, dù 13 quả cách giống nhau nhưng mỗi phường có cách thể hiện khác nhau, chứa đựng những nét riêng ở phần âm nhạc và lời ca. Tham gia dự án có các nghệ nhân xuất sắc của nghệ thuật hát Xoan hiện nay như các Nghệ nhân Ưu tú Bùi Thị Kiều Nga (trùm phường), Nguyễn Thị Ngà, Lê Thị Nhàn và nghệ nhân Nguyễn Văn Thuyết. Ngoài ra còn có kép Xoan trẻ Nguyễn Minh Trí (sinh năm 2005). Các nghệ nhân đều sinh trưởng trong gia đình có truyền thống nhiều đời gắn với hát Xoan và có tính kế thừa, tiếp nối hiện hữu tại Phường Xoan Thét.
Toàn bộ phần thu âm do nhạc sĩ Phan Thanh Cường thực hiện. Ê kíp ghi hình đơn giản tại 4 di tích lịch sử có liên quan trực tiếp tới hát Xoan. Đó là: Miếu Lãi Lèn (Phường Xoan Phù Đức), đình Thét (Phường Xoan Thét), đình Kim Đới (Phường Xoan Kim Đới) và đình An Thái (Phường Xoan An Thái), đều nằm ở Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Phần hình ảnh sẽ được dùng làm nền minh họa, giới thiệu các di tích lịch sử liên quan trực tiếp đến hát Xoan. Bên cạnh đó, còn có sự đồng hành cố vấn của nhạc sĩ Tùng Lâm (Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tại Phú Thọ)...
Nhạc sĩ Phan Thanh Cường chia sẻ: "Có một điều mà tôi cùng ekip luôn tâm đắc là làm sao giữ được chất mộc mạc, chất dân gian khi thu âm lại! Tại Phường Xoan Thét, các nghệ nhân hát và chơi nhạc cụ sống hoà cùng với nhau, tuy rất mộc mạc nhưng lại rất độc đáo. Nếu chúng ta tách ra thu từng người một thành từng track rồi ghép lại với nhau thì nghe sẽ bị cảm giác rất điện tử và không còn giữ được không gian cảm giác tại Đình làng nữa. Nên khi thu ekip đã sắp đặt vị trí micro theo không gian để đảm bảo được các nghệ nhân thoải mái diễn xướng cùng nhau, mà vẫn ra được tiếng trống, tiếng nghệ nhân hát hoà trộn, trống không bị to quá đè hết tiếng hát. Trong công việc bảo tồn âm nhạc dân gian, tôi và nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long luôn tôn trọng nâng niu những nét tinh hoa văn hoádân gian của dân tộc mình".
Theo VOV
Những năm qua, huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) đã đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá, qua đó góp phần gìn giữ, tạo môi trường bổ ích, ý nghĩa để...
baophutho.vn Ngày 20/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Phú Thọ lần thứ IV.
Trong xu thế đời sống hiện đại, các sản phẩm làm ra từ công nghiệp được sử dụng nhiều trong sinh hoạt, lao động, sản xuất. Nhưng đối với bà con đồng bào dân tộc Mạ (xã Đồng Nai...
Nhiều năm qua, phụ nữ làng Pốt (xã Song An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) vẫn miệt mài bên khung cửi tạo ra những sản phẩm váy, áo, khăn, khố đặc sắc và truyền dạy kỹ thuật nghề...
Nếu đã từng đến Hòa Bình, ghé thăm bốn vùng Mường nổi danh: Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động, du khách sẽ không khỏi xao xuyến trước vẻ đẹp của cảnh quan, sự giao...
Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc...
Về vùng đất thơm hương hồi, hương quế, lòng người còn say thêm câu lượn Slương của đồng bào Tày xã Yên Cư, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Làn điệu dân ca xưa thổn thức, nhớ...
Tại các bon làng dọc biên giới tỉnh Đắk Nông, các già làng người M’nông đóng vai trò quan trọng trong giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ đường biên cột mốc, góp phần giữ vững chủ...
Hát Phươn là làn điệu dân ca, dân vũ đặc sắc, thể hiện nét đẹp trong văn hóa, sinh hoạt của dân tộc Giáy. Để hát Phươn không bị mai một, người dân xã Tát Ngà, huyện Mèo Vạc,...
Là người dân tộc Bru-Vân kiều, ông Hồ Văn Lý (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị), đã có nhiều cách để lưu giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. Từ Làn điệu dân ca, đến cách chơi các...
Lễ “Ả nệ ghỉ bá” dịch ra có nghĩa là lễ quét làng. Theo quan niệm của người Xá Phó, tháng 2 âm lịch là tháng ma đói, ma làng sẽ về phá hoại cuộc sống của dân làng, nên thực...
baophutho.vn Những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh phong trào “Tuổi cao gương sáng”, Hội Người cao tuổi (NCT) các cấp huyện Tân Sơn đã có nhiều hoạt động...