{title}
{publish}
{head}
Cao Bằng là tỉnh miền núi có nhiều dân tộc cùng sinh sống như: Tày, Nùng, Mông, Hoa, Kinh... với những nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tinh thần của mỗi dân tộc, như lễ Lễ Cầu hoa - Xo Bjooc (lễ cầu tự) của người Tày - Nùng.
Lễ Cầu hoa - Xo Bjooc là một nghi lễ cầu con của người Tày - Nùng ở Cao Bằng, đặc biệt các gia đình ở nông thôn vẫn hay tìm đến mỗi khi cần.
Bàn hương án trong lúc Then hành lễ.
Theo nhận thức tâm linh, nguyên nhân vô sinh là do bà Nguyệt (hay còn gọi là bà Mẫu Quốc) quyết định. Gia đình nào sau khi kết hôn đã lâu mà không có con, sẽ mời bà Then (bà bụt) về làm lễ cầu hoa, có nghĩa là xin “mẻ bjoóc” (Mẹ hoa) ban cho “hoa vàng, hoa bạc” (“Bjoóc kim, bjoóc ngần” tượng trưng cho con trai hay con gái). Then sẽ làm lễ và làm cầu tượng trưng bằng hai mảnh tre, trên có vẽ bùa, đóng ở đường ngã ba nơi có nhiều người qua lại. Có nơi lấy gỗ núc nác đẽo hình con cá dài, vẽ thêm vẩy, thêm bùa lên đó, rồi chôn hai cọc ở hai đầu đuôi con cá, nâng lên tầm vai người, chôn vượt qua mương hoặc nơi có nhiều người qua lại. Theo tâm linh, con người ta có một cái cầu hoa, cầu này bị hỏng, gẫy thì hoa không đến được, do vậy cần phải làm lễ bắc lại cầu hoa, bà Then phải sai quân đi lấy gỗ mộc hương trải lại cầu, sửa lại chỗ mục nát, rồi hát trích đoạn bắc cầu hoa, như sau:
Thúc cẩu nhẳm hữu nét
Đéc lồng hẩu phiêng
Hướng đông vương lửa nam kế thế
Hướng tây đảy mát mẻ bình an
Hướng nam vương gia sau cung các
Hướng bắc đảy ngũ phúc tam đa.
(Tạm dịch là: Đầu cầu nện cho chặt - Mặt đất nện cho in - Hướng đông vượng cầu nam kế thế - Hướng tây được mát mẻ bình an - Hướng nam vương gia san cung các - Hướng bắc hướng ngũ phúc tam đa).
Cũng có thể hoa không về được là do chó ngao, chó xốm đón đường chặn hoa. Cần phải có lễ chém đầu con chó ngao, chó xốm này hoa mới trở về được. Khi tiến hành buổi lễ cầu tự, gia đình phải chuẩn bị một bàn hương án riêng cho Then. Bàn hương án gồm nhiều thứ tùy theo yêu cầu của từng Then, nhưng nhìn chung đều không thể thiếu một số thứ, gồm 3 bát gạo có cắm hương, 1 bát gạo có đặt quả trứng gà, 1 chiếc gương nhỏ, 1 bát nước có lá bưởi, thủ lợn, gà luộc, thuốc lá, vài gói bánh kẹo và không thể thiếu cây hoa “co bjoóc” được cắm trong một bát gạo. Cây “co bjoóc” thực ra là hình những con chim phượng được cắt bằng giấy, gắn lên một thanh tre sao cho khi gắn lên chúng xòe ra tạo thành hình tròn. Bên dưới đóa hoa là hình một con người cũng được cắt bằng giấy. Trích đoạn bà Mẫu Quốc chia hoa với nội dung:
Tạ bà Nguyệt chỉ se giao hội
Păn bjoóc lồng hạ giới rương gian...
Bjoóc mà hay thúm khảu chang vầu
Bấu hẩu tốc tềnh khau tềnh kéo
Bjoóc rầu phông bầu héo gọi au
Hoa rầu ngòi phông sẩu gỏi chắp
Mẻ ơi! Bấu đảy siết bjoóc đây...
Bjoóc mẻ tế vần ăn khót mác
Phua mìa lẹo bức đát nhân duyên.
(Tạm dịch là: Tạ bà Nguyệt chỉ se giao hội - Chia hoa về hạ giới nhân gian... Hoa mẹ chia gói ghém mang về - Giữa đường đừng để hoa rơi rụng - Hoa nào không héo hãy chuyển giao - Hoa nào sắc còn tươi mới đậu - Mẹ ơi! Không được tiếc hoa đẹp... Ước hẹn đến xuân qua kết trái - Vợ chồng chịu ơn xin bái tạ).
Khi hành lễ, Then đem rất nhiều hoa vàng, hoa bạc (hoa giấy nhiều màu) để lên trên một cái quạt, sau khi hát hết đoạn trên thì quét hoặc quạt lên áo gia chủ cho hoa bám dính vào áo đó coi như bà Mẫu Quốc đã cho hoa. Gia chủ sẽ đem áo ấy gấp lại để vào trong rương. Ngoài ra, “co bjoóc” tượng trưng cho hoa xin được từ bà Mẫu Quốc sẽ được bà Then trao cho gia chủ. Bát hương có cắm hoa giấy được gia chủ cất vào trong buồng của hai vợ chồng ở nơi trang trọng nhất.
Đến đây lễ cầu tự gần như là kết thúc. Gia chủ sẽ chuẩn bị cơm nước mời Then và những người tới tham dự lễ. Một điều mà Then rất chú trọng là giờ rời nhà gia chủ, Then phải xem giờ trước và rời nhà đúng vào giờ đã chọn, không thể sớm hoặc muộn hơn. Nếu còn sớm, Then có thể xem bói giúp cho những người tới dự lễ. Khi Then ra về, tùy vào tấm lòng của gia chủ nhưng phải tương xứng với công sức mà Then đã bỏ ra tiến hành lễ. Theo phong tục khi tiến hành xong lễ, gia chủ phải chuẩn bị một nửa con gà, một nửa con vịt, một miếng thịt đã luộc chín, gạo, một nửa thủ lợn, một con vịt sống, một con gà nhỏ còn sống gọi là “cáy mạ”.
Không biết lễ cầu tự có thực sự linh nghiệm hay không, nhưng người dân quê tôi vẫn tìm đến giải tỏa những khao khát bình thường. Khi niềm tin được tạo lập, con người mạnh khỏe, vui khỏe hơn đã là một điều tốt đẹp cho cuộc sống.
Đặng Mùi Mủi/Báo Cao Bằng
Trong những ngày này, đồng bào Chăm làng Bàu Trúc phấn khởi mừng đón Lễ hội Katê 2024 đầm ấm, vui tươi. Sau khi dâng lễ thần linh các đền tháp, bà con về làng tổ chức giỗ tổ...
Xã Lê Lợi (huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu) có trên 98% đồng bào Thái sinh sống ở 5 bản. Địa bàn cư trú nơi ngã ba sông gồm: sông Đà, sông Nậm Na và suối Nậm Lay, cuộc sống của...
Múa Tắc xình là một nghi thức tâm linh quan trọng trong lễ hội Cầu Mùa ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, được bảo lưu, gìn giữ từ bao đời nay. Với những giá trị to lớn của...
baophutho.vn Thực hiện các nội dung hoạt động của Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, Hội Liên...
baophutho.vn Với vai trò là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, những năm qua, ông Hà Trần Quế ở khu Vượng, xã Xuân Đài, huyện Tân Sơn luôn...
baophutho.vn Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), trước hết là hỗ trợ đất ở, đất sản xuất để đồng bào “an...
baophutho.vn Hội LHPN huyện Tân Sơn vừa phối hợp với Phòng GD&ĐT huyện tổ chức 12 lớp tập huấn vận hành mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”...
baophutho.vn Phú Thọ có 5 huyện thuộc vùng đồng bào dân tộc tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) với 26 xã khu vực III, 5 xã khu vực II, 27 xã khu vực I...
baophutho.vn Phòng Dân tộc huyện Tân Sơn vừa phối hợp Huyện đoàn Tân Sơn đồng loạt ra quân triển khai Chiến dịch Truyền thông tuyên truyền về Luật Hôn nhân...
baophutho.vn Vừa qua, Phòng Dân tộc phối hợp với Huyện đoàn Tân Sơn và UBND các xã: Thạch Kiệt, Kiệt Sơn, Thu Cúc tổ chức Tọa đàm, giao lưu văn nghệ tuyên...