
{title}
{publish}
{head}
Nghị quyết do Mỹ dự thảo được cơ quan quyền lực nhất Liên hợp quốc thông qua mà không có nội dung đề cập tới các hành động được cho là gây hấn của Nga.
Binh sỹ Ukraine huấn luyện tại khu vực Mykolaiv ngày 14/5/2024. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)
Ngày 24/2 (theo giờ bờ Đông của Mỹ), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua một nghị quyết kêu gọi nhanh chóng chấm dứt cuộc xung đột, đồng thời hối thúc thiết lập nền hòa bình bền vững giữa Ukraine và Liên bang Nga.
Nhân dịp tròn 3 năm ngày bùng phát cuộc xung đột Nga-Ukraine, Đại hội đồng Liên hợp quốc và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tổ chức các cuộc họp để tiến hành thảo luận và bỏ phiếu về các nghị quyết liên quan.
Hội đồng Bảo an đã thông qua nghị quyết nói trên với 10 phiếu thuận, không có phiếu chống và 5 phiếu trắng (trong đó có các lá phiếu của hai ủy viên thường trực Anh và Pháp).
Nghị quyết do Mỹ dự thảo được cơ quan quyền lực nhất Liên hợp quốc thông qua mà không có nội dung đề cập tới các hành động được cho là gây hấn của Nga, qua đó thể hiện sự thay đổi trong lập trường lâu nay của tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh đối với cuộc xung đột này, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đẩy mạnh các nỗ lực trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine.
Trước đó cùng ngày, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua một nghị quyết yêu cầu Nga rút toàn bộ binh sỹ khỏi Ukraine. Bản dự thảo nghị quyết do Liên minh châu Âu (EU) bảo trợ nhận được 93 phiếu thuận, 18 phiếu chống và 65 phiếu trắng, theo đó kêu gọi thiết lập một nền hòa bình toàn diện, công bằng và bền vững tại Ukraine.
Nghị quyết của Đại hội đồng không mang tính ràng buộc pháp lý, song việc số phiếu ủng hộ thấp hơn các nghị quyết trước đây cho thấy sự thay đổi quan điểm của nhiều nước thành viên Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế đối với cuộc xung đột ở Ukraine. Đáng chú ý, Mỹ là một trong những nước bỏ phiếu chống đối với nghị quyết này.
Phát biểu nhân sự kiện này, Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres một lần nữa tái khẳng định sự cấp thiết phải xây dựng một nền hòa bình công bằng, bền vững và toàn diện, đảm bảo tôn trọng độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine với các đường biên giới được cộng đồng quốc tế công nhận, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và các nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Tổng thư ký Liên hợp quốc hoan nghênh mọi nỗ lực hướng tới mục tiêu này, đồng thời nhấn mạnh Liên hợp quốc sẵn sàng hỗ trợ các sáng kiến một cách hiệu quả.
Nguồn TTXVN
Nhiều địa phương tại Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận tuyết rơi dày đến 40cm khiến hàng trăm khu dân cư và thôn làng bị cô lập hoàn toàn, công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn do nguy cơ tuyết lở cao.
Tổng thống Trump đã sa thải Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Không quân CQ Brown và sẽ đề cử Trung tướng đã nghỉ hưu Dan "Razin" Caine để kế nhiệm.
Hàn Quốc đã yêu cầu Chính phủ Mỹ đưa Hàn Quốc ra khỏi kế hoạch đánh thuế nhập khẩu mới, đồng thời nhấn mạnh Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai nước đã có hiệu lực hơn 10 năm qua.
Tại cuộc họp của WTO, các nước nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì các nguyên tắc và giá trị của WTO, kêu gọi hành động để duy trì sự ổn định, hiệu quả của hệ thống...
Các nhóm khủng bố đang tận dụng các kênh truyền thông trực tuyến để phát đi thông điệp kêu gọi các "sói đơn độc" tấn công vào các đám đông, sử dụng phương tiện giao thông như xe hơi.
Các nhà lãnh đạo châu Âu đang tập trung tại Pháp để vạch chiến lược chung, sau khi Tổng thống Mỹ khiến các đồng minh bất ngờ bằng cách khởi động các nỗ lực riêng với Nga để...
Khi được hỏi về thông tin cập nhật về khả năng có cuộc gặp sắp tới giữa hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ tại Saudi Arabia, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay: "Chưa ấn định thời gian,...
Theo Tổng Thư ký NATO, châu Âu cần đưa ra đề xuất phù hợp để đạt được hòa bình cho cuộc xung đột ở Ukraine, nếu các nước châu lục này muốn tham gia vào tiến trình...
Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) và Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) phải sa thải hàng nghìn nhân viên do Mỹ tạm dừng viện trợ.
Phần lớn cơ sở hạ tầng ở Gaza, bao gồm trường học, bệnh viện và các cơ sở dân sự khác đã bị biến thành đống đổ nát trong cuộc xung đột tàn khốc giữa Israel và phong trào Hamas.