{title}
{publish}
{head}
Tại Hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm, kết nối điểm cầu của các tỉnh, thành phố trên cả nước do Bộ Y tế tổ chức ngày 28-11, đại diện Cục Y tế dự phòng nhận định, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm cơ bản vẫn được kiểm soát. Tuy nhiên, một số bệnh dự phòng bằng vắc xin lại ghi nhận số ca mắc tăng cao, nhất là sởi tăng hơn 111 lần so với cùng kỳ năm trước.
Số ca mắc sởi cao hơn 111 lần
Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận 20.469 trường hợp nghi sởi, trong đó có 4.918 trường hợp dương tính với bệnh sởi và 5 ca tử vong liên quan đến sởi (gồm: 3 ca tại thành phố Hồ Chí Minh, 1 ca tại Bến Tre và 1 ca tại Bình Dương). So với cùng kỳ năm 2023, số ca nghi sởi cao hơn 52,9 lần và số ca dương tính với sởi cao hơn 111 lần. Một số địa phương có số ca nghi sởi và sởi dương tính cao như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Nghệ An, Đắk Lắk, Bình Dương, Hà Nội, Khánh Hoà, Thanh Hoá...
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Bộ Y tế.
Cùng với sởi, số ca mắc ho gà trên cả nước trong năm nay cũng tăng mạnh. Cụ thể, từ đầu năm đến nay ghi nhận 1.053 trường hợp mắc ho gà (cao hơn 23 lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có 1 ca tử vong.
Một số dịch bệnh khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sốt rét, bạch hầu... đều có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Về sốt xuất huyết, từ đầu năm đến nay ghi nhận 125.941 trường hợp, trong đó có 20 ca tử vong. So với cùng kỳ, số mắc giảm 19,8% và tử vong giảm 22 ca. Tương tự, cả nước có 72.453 trường hợp mắc tay chân miệng (giảm 55,9% so với cùng kỳ năm ngoái) và chưa có ca tử vong.
Đặc biệt, năm nay ghi nhận số ca tử vong do cúm mùa gia tăng. Cụ thể, từ đầu năm đến nay, cả nước có 263.830 trường hợp mắc cúm mùa, trong đó có 8 ca tử vong (gồm: 4 ca tại Bình Định, 2 ca tại Hà Nội, 1 ca tại Khánh Hoà và 1 ca tại Phú Yên). So với cùng kỳ năm 2023, số mắc giảm 9,5% nhưng số tử vong lại tăng 7 trường hợp.
Riêng đối với cúm gia cầm độc lực cao có 2 ca mắc cúm A (H5) tại hai tỉnh Khánh Hoà và Long An, trong đó có 1 ca tử vong; 1 ca mắc cúm A (H9N2) tại tỉnh Tiền Giang.
Nhận định về tình hình dịch bệnh hiện nay, Tiến sĩ-bác sĩ Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm cơ bản vẫn được kiểm soát. Tuy nhiên, một số bệnh dự phòng vắc xin như: Sởi, ho gà... ghi nhận số mắc tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân do tác động của đại dịch Covid-19 trong những năm trước đó đã ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em trên toàn thế giới, không đạt được mức độ bao phủ cần thiết để ngăn ngừa các đợt bùng phát dịch bệnh, nhất là bệnh sởi.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra cảnh báo về việc gia tăng số ca mắc sởi và nguy cơ bùng phát dịch tại nhiều khu vực trên toàn thế giới. Trong 5 năm qua, dịch sởi đã bùng phát ở 103 quốc gia, nguyên nhân chính là do tỷ lệ tiêm vắc xin thấp (chỉ đạt hoặc thấp hơn 80%, so với yêu cầu cần đạt 95%).
Còn tại Việt Nam, nguyên nhân gia tăng dịch sởi theo Tiến sĩ-bác sĩ Nguyễn Lương Tâm là do chu kỳ dịch và tỷ lệ tiêm chủng thấp. Ngoài ra, nhiều trẻ mắc sởi dưới 9 tháng tuổi, trước tuổi có chỉ định tiêm vắc xin sởi.
Không để xảy ra tình trạng thiếu vắc xin
Việt Nam đã triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng bệnh sởi tại 31 tỉnh, thành, cho trẻ em 1-10 tuổi tại vùng nguy cơ. Tuy nhiên, vẫn còn một số tỉnh, thành phố triển khai chiến dịch chưa bảo đảm tiến độ.
Tiêm vắc xin sởi cho trẻ tại Trạm Y tế xã Minh Cường, huyện Thường Tín. Ảnh: Sở Y tế Hà Nội cung cấp.
Theo Cục Y tế dự phòng, WHO cũng đã thông báo hỗ trợ cho Việt Nam hơn 200.000 liều vắc xin sởi tiêm chủng cho trẻ từ 6-9 tháng tuổi. Các địa phương cần đánh giá lại các nguy cơ để tính toán kỹ khi triển khai tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ ở lứa tuổi này.
Mặt khác, khi bệnh nhân mắc sởi nhập viện, nếu không quản lý cẩn thận sẽ gây ra lây nhiễm chéo cho trẻ em. Do đó, phải kiểm tra lại công tác phòng, chống nhiễm khuẩn ở các bệnh viện, cơ sở y tế.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đề nghị, các địa phương thực hiện nghiêm túc Công điện số 116/CĐ-TTg ngày 14-11-2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng chống bệnh sởi và công văn của Bộ Y tế gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc quan tâm chỉ đạo các đơn vị tiếp tục theo dõi, giám sát chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh tại địa phương.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương, các địa phương chủ động phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh sởi để xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch lây lan, bùng phát. Đồng thời, thực hiện tốt việc thu dung, cấp cứu, điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng, tử vong; tăng cường tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực giám sát, điều trị tại các tuyến và thực hiện nghiêm quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo và xảy ra các ổ dịch sởi tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đặc biệt, không được để xảy ra tình trạng thiếu vắc xin tiêm chủng.
“Tổ chức kiểm tra, chỉ đạo kịp thời công tác phòng chống dịch, tập trung vào khu vực ghi nhận ổ dịch, các địa phương có tỷ lệ tiêm chủng thấp hoặc chưa quản lý tốt đối tượng tiêm chủng. Khẩn trương rà soát đối tượng, tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những trẻ chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ các mũi vắc xin phòng bệnh sởi trong tiêm chủng mở rộng”, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh.
Cùng với dịch bệnh sởi, Tiến sĩ-bác sĩ Nguyễn Lương Tâm cũng lưu ý, dịch bệnh cúm A(H5N1) cũng là vấn đề cần quan tâm, liên quan đến dịch cúm trên gia cầm, đặc biệt tại Mỹ liên quan đến dịch trên gia súc (bò, lợn). Chính vì vậy, hệ thống y tế dự phòng cần đặc biệt quan tâm vấn đề này khi có gia cầm ốm chết, đồng thời tăng cường giám sát, phát hiện, nhanh chóng khoanh vùng ổ dịch nếu xảy ra trên người.
Nguồn hanoimoi.vn
Trà xanh là một trong những loại trà được ưa chuộng nhất thế giới. Dù uống nóng hay lạnh, trà xanh đều có tác dụng thanh nhiệt và làm dịu.
baophutho.vn 8 điểm mới của Luật Bảo hiểm Y tế sửa đổi
Nhâm nhi một đồ uống ấm pha với các thành phần tự nhiên, có thể là một cách tuyệt vời để bắt đầu ngày mới trong mùa đông, không chỉ mang lại sự ấm áp mà còn có nhiều lợi ích...
baophutho.vn Những năm qua, ngoài thực hiện tốt công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, các đơn vị y tế trong tỉnh còn thực hiện tốt công...
Mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nám da tay gây mất thẩm mỹ. Để khắc phục và ngăn ngừa tình trạng này, bạn có thể sử dụng một số sản phẩm chăm sóc da phù hợp...
Giới chức y tế bang California (Mỹ) hôm qua thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm trong sữa tươi bán lẻ do một trang trại sữa địa phương sản xuất.
Trong xã hội hiện đại, chúng ta thường dành nhiều thời gian để ngồi hơn (ngồi làm việc hoặc ngồi trên ghế sofa với các thiết bị công nghệ)... có thể tới hơn 8 giờ mỗi ngày, dẫn...
Ngoài việc cung cấp năng lượng, cà phê còn mang lại nhiều lợi ích khác như có thể cải thiện tình dục cho nam giới.
Việc quản lý chứng loạn dưỡng cơ Duchenne đòi hỏi một phương pháp tiếp cận sức khỏe đa chiều, trong đó dinh dưỡng là một phần thiết yếu của kế hoạch điều trị.
Đối với người mắc bệnh giãn phế quản, việc bổ sung dinh dưỡng tối ưu thông qua chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh.