{title}
{publish}
{head}
Trong một thông báo, Chính phủ Nhật Bản nhắc lại chỉ thị không sử dụng AI tạo sinh cho các công việc sử dụng thông tin mật và phải đánh giá các rủi ro khi sử dụng AI tạo sinh cho các mục đích khác.
Giao diện của app DeepSeek trên điện thoại thông minh. (Nguồn: AA/TTXVN)
Ngày 6/2, Chính phủ Nhật Bản kêu gọi quan chức của các bộ, ngành nước này cẩn trọng khi sử dụng mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) của DeepSeek, một công ty khởi nghiệp của Trung Quốc, do lo ngại về an ninh.
Trong một thông báo chính thức, Chính phủ Nhật Bản nhắc lại chỉ thị không sử dụng AI tạo sinh cho các công việc sử dụng thông tin mật và phải đánh giá các rủi ro khi sử dụng AI tạo sinh cho các mục đích khác.
Thông báo do một nhóm quan chức từ các bộ, ngành có trách nhiệm thúc đẩy xã hội số đưa ra.
Thông báo lưu ý rằng các dữ liệu mà DeepSeek thu thập đang được lưu trữ trên các máy chủ ở Trung Quốc và mọi tranh chấp, nếu có, sẽ được giải quyết theo luật pháp Trung Quốc.
Thông báo cũng nhấn mạnh việc sử dụng chatbot của DeepSeek cần được Trung tâm quốc gia về Chiến lược An toàn thông tin mạng và Sẵn sàng ứng phó sự cố, cùng với Cơ quan Kỹ thuật số của Nhật Bản thông qua.
Công cụ AI “R1” của DeepSeek được ra mắt vào cuối tháng 1 vừa qua và đã lập tức làm rúng động thị trường AI toàn cầu do được làm với chi phí rẻ và trong thời gian rất ngắn.
“R1” được quảng cáo có hiệu suất hoạt động tương tự các AI hiệu suất cao đang có mặt trên thị trường nhưng chi phí phát triển chỉ bằng một phần nhỏ.
Nhiều quốc gia như Mỹ, Pháp, Italy, Ireland, Australia và Hàn Quốc đã bày tỏ lo ngại về quy trình xử lý dữ liệu của DeepSeek.
Một số nước thậm chí đã đưa ra lệnh cấm hoặc hạn chế sử dụng công cụ này trên các thiết bị của chính phủ.
Nguồn TTXVN
Thêm một quốc gia đưa ra lệnh cấm DeepSeek do lo ngại an ninh từ startup AI Trung Quốc.
Ngày 4/2, Trung Quốc tuyên bố mở cuộc điều tra tập đoàn công nghệ Google của Mỹ với cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền.
Apple - nhà sản xuất điện thoại thông minh iPhone - công bố kết quả doanh thu quý 1 của năm tài chính 2025 (kết thúc vào ngày 28/12/2024) với tổng doanh thu tăng 4%, vượt qua...
Meta đồng ý chi 25 triệu USD để dàn xếp vụ kiện do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi kiện, liên quan đến quyết định đình chỉ tài khoản của ông vào năm 2021.
Bệnh nhân ung thư máu tự nguyện tham gia thử nghiệm lâm sàng và được dùng thuốc "Utzhefra" theo hai liều vào ngày 12 và 13/12 mà không gặp bất kỳ biến chứng nghiêm trọng.
Cho đến nay, ByteDance vẫn từ chối bán lại các hoạt động của TikTok tại Mỹ và cho biết đang lên kế hoạch cho nhiều kịch bản khác nhau.
baophutho.vn Ngày 15/1, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp Hội) tổ chức hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 14 - khóa IV, tổng kết công tác...
Vừa qua, tại Thành phố Hồ Chí Minh Kiki Auto, trợ lý thông minh trên xe ô-tô do đội ngũ Zalo AI phát triển, vừa được vinh danh trong hạng mục “Trợ lý ảo tiếng Việt xuất sắc...
Màn hình linh hoạt chuyển đổi từ tấm nền OLED 14 inch thành màn hình lớn hơn 16,7 inch và một nửa màn hình cuộn bên dưới bàn phím khi không sử dụng.
Ngày 6/1, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) chính thức phát động Giải thưởng Sao Khuê 2025. Theo đó, Ban tổ chức tiếp tục nhiệm vụ tìm kiếm và...