
{title}
{publish}
{head}
Nắng hè đã bắt đầu nhuộm vàng rực rỡ, một vùng Cửa Đặt phong thủy hữu tình, hội sơn tụ thủy, lắng đọng nhiều giá trị lịch sử - văn hóa như đang cất cao lời mời gọi bước chân du khách đến với miền Quế Ngọc Châu Thường mà vui, mà khám phá...
Một vùng non nước Cửa Đặt (Thường Xuân). Ảnh: H.T
Cửa Đặt là vùng cửa sông, nơi sông Đặt chảy từ vùng “5 xuân” ra hòa vào sông Chu. Nơi đây đã từng là một phố nhỏ với non nước hữu tình, có bến sông, cồn cát. Một thời gian dài từ khi thực dân Pháp tiến hành khai thác gỗ ở Thường Xuân (đầu thế kỷ XX) cho đến những năm 1980, Cửa Đặt là bến bãi tập kết gỗ, lâm sản từ vùng Trịnh Vạn xuôi sông Đặt ra, từ tổng Nhân Sơn xuôi sông Khao, sông Chu xuống.
Đến với một vùng non nước Cửa Đặt, du khách có cơ hội khám phá Vườn quốc gia Xuân Liên rộng 25.601ha với những ngọn núi cao, mây mù che phủ như: Pù Gió, Pù Xèo... Những cánh rừng nguyên sinh trong Vườn quốc gia Xuân Liên là “mái nhà chung” của hệ động thực vật phong phú. Nơi đây được đánh giá là 1 trong 5 trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học cao ở Việt Nam, trong đó nhiều loài quý hiếm, đặc hữu.
Nhắc đến Cửa Đặt là nhớ ngay tới hồ chứa nước có dung tích gần 1,45 tỷ m3 với Nhà máy Thủy điện Cửa Đạt gồm 2 tổ máy phát điện thương mại. Đây là công trình trọng điểm quốc gia, nhằm tạo nguồn nước tưới ổn định cho diện tích lớn đất canh tác, đóng vai trò quan trọng vào việc cắt lũ, bổ sung nước mùa kiệt cho hạ lưu sông Mã để đẩy mặn, cải tạo môi trường sinh thái; bổ sung nguồn điện, nguồn nước phục vụ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt; tạo điều kiện phát triển du lịch... Hồ Cửa Đặt thường được ví như “con mắt xanh” của đại ngàn. Đôi mắt ấy long lanh tình, ẩn chứa nét thơ mộng, dịu dàng xen nét phóng khoáng, mạnh mẽ. Thử hình dung cảm giác được ngồi thuyền lướt trên mặt hồ ngắm sông nước, mây trời, trong sắc xanh ngút ngàn của cây lá... sẽ thực sự là trải nghiệm thú vị, khó quên.
Không chỉ có hồ, do là nơi địa hình phức tạp với nhiều núi cao và thung lũng hẹp đã tạo cho vùng Cửa Đặt rộng lớn nhiều thác nước đẹp và suối lớn có nước quanh năm, là một nguồn tài nguyên du lịch độc đáo, ít nơi nào có được.
Khu Di tích lịch sử - văn hóa, thắng cảnh Cửa Đặt thu hút đông đảo du khách.
Thác Yên là dòng thác đẹp và lớn nhất ở khu vực này. Thác được hình thành từ những con suối nhỏ đổ xuống từ đỉnh Pù Gió có độ cao hơn 1.600m so với mực nước biển. Thác Yên có nước chảy quanh năm, mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông. Một điểm đặc biệt tạo nên sự khác biệt của Thác Yên so với các dòng thác khác của Thanh Hóa là có rất nhiều tảng đá với kích thước khác nhau chắn ngang dòng nước. Tại các điểm thác nước đổ xuống tiếp xúc với mặt tảng đá tạo nên lớp bọt nước trắng xóa bắn ra tứ phía, hình thành một không gian thác mát mẻ.
Thác Thiên Thủy (thác Mù) là một quần thể gồm 4 thác đổ nước xuống từ những đỉnh núi của dãy Pù Ta Leo có độ cao trên 1.400m so với mặt nước biển, tầng cao nhất của thác cách lòng suối đến 500m. Từ xa có thể nhìn thấy thác như một sợi dây bạc giữa đại ngàn xanh thẳm. Thác Thiên Thủy có thể tiếp cận được tương đối thuận lợi từ khu vực Hón Can. Hiện tại đã có đường bê tông đến gần khu vực thác với hệ thống công trình phụ trợ như nhà vệ sinh, nhà lưu trú tạm trong rừng, bãi đỗ xe và hệ thống biển hướng dẫn.
Ngoài các giá trị tự nhiên đó, vùng Cửa Đặt còn được biết đến như là mảnh đất địa linh nhân kiệt, gắn liền với nhiều di tích lịch sử, văn hóa đặc trưng, tiêu biểu như: Khu Di tích lịch sử - văn hóa, thắng cảnh Cửa Đặt; đền thờ Trời của người Thái tọa lạc trên đỉnh đồi Pú Pen, thôn Lùm Nưa, xã Vạn Xuân; đền Mường (Sớn Mướng) vị thần cai quản mường (Cải Sớn) theo tín ngưỡng dân tộc Thái; đền Bản Pà thờ vị thần trông nom bản (Cải Ban) theo tín ngưỡng dân tộc Thái tại xã Xuân Lộc; đền Cây Thị, Chùa Thứng (Phúc Thắng Tự) thờ Phật; đình làng Hồ, Hội thề Lũng Nhai...
Trong đó, nổi tiếng hơn cả là đền thờ Danh nhân Cầm Bá Thước và đền Bà Chúa Thượng Ngàn, nằm trong Khu Di tích lịch sử - văn hóa, thắng cảnh Cửa Đặt. Ngôi đền tọa lạc trên một khu đất cao ráo dưới chân núi Pù Róc, phía trước có sông Đặt chảy vòng từ phải qua trái và hợp lưu với sông Chu cách đền thờ khoảng 200m. Hằng năm, vào dịp đầu xuân năm mới, nơi đây lại thu hút đông đảo du khách đến vãn cảnh, dâng hương, gửi gắm những mong cầu, ước nguyện cho một năm gặp nhiều may mắn, sức khỏe dồi dào, mọi sự hanh thông. Chị Lê Thị Phương - cán bộ thường trực Ban Quản lý Khu Di tích lịch sử - văn hóa Cửa Đặt cho biết: “Dịp đầu xuân năm mới Ất Tỵ 2025, khu di tích đón khoảng hơn 40 nghìn lượt khách. Các hoạt động văn hóa, tâm linh diễn ra ở đây đã quảng bá nét đẹp đất và người Thường Xuân, thúc đẩy du lịch phát triển”. Chị Phương cho biết thêm: “Thời gian tới, lễ hội truyền thống của đền sẽ được tổ chức, không chỉ đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của Nhân dân trong vùng mà góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tiếp tục thu hút nhiều hơn nữa du khách trong và ngoài tỉnh đến với khu di tích”.
Đặc biệt, quanh vùng Cửa Đặt có nhiều địa danh gắn liền với các huyền thoại và những câu chuyện kể của Nhân dân trong vùng về Anh hùng dân tộc - Bình định Vương Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn như: Hòn mài mực, Hón Ngồi... Tương truyền đây là nơi nghĩa quân đã dựng lán, hạ trại để tập luyện và rèn binh khí. Dấu vết lán trại thì không còn nhưng trên sông vẫn còn hòn đá, nơi Lê Lợi cùng Nguyễn Trãi mài son rửa bút (có tích lại nói rằng để chuẩn bị cho những ngày chiến đấu tiếp theo, Lê Lợi chọn nơi đây rèn vũ khí. Khi gươm, giáo làm xong được đem ra hòn đá nơi đây để mài, họ miệt mài làm đến nỗi nước ở khúc sông đó đen như mực nên gọi là Hòn mài mực). Cách đó chừng hơn 1km, dọc theo sông Đặt có khe suối nhỏ gọi là Hón Ngồi, có hòn đá lớn hõm xuống hai chỗ, tương truyền là nơi Lê Lợi qua lại nhiều lần, ngồi không biết bao nhiêu giờ để quan sát địa hình, nghiền ngẫm, bố trí việc quân...
Du khách trải nghiệm hoạt động tắm thác tại khu vực Cửa Đặt. (Ảnh: H.T)
Những bản làng cùng cộng đồng dân cư sinh sống nơi đây tự bao đời đã vun đắp, trao truyền và tiếp nối nhiều giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu, làm phong phú thêm sự trải nghiệm cho du khách khi đến với vùng non nước Cửa Đặt như: Kiến trúc nhà sàn, văn hóa ẩm thực, trang phục, nghề truyền thống, kho tàng văn hóa - văn nghệ dân gian, các lễ hội truyền thống (lễ hội Nàng Han (Lùm Nưa và Kang Khèn, xã Vạn Xuân), lễ hội Sắc Bùa của dân tộc Mường ở các xã Xuân Cẩm, Lương Sơn; tục lệ Cẳm Đỏi (Tày Mường/Dọ), tục lệ Lau Kha, lễ tục Ế Xa, lễ tục Xẳng Khản, xã Vạn Xuân...
Cảnh quan thiên nhiên hòa quyện cùng các di tích lịch sử - văn hóa vùng Cửa Đặt là nguồn tài nguyên du lịch phong phú, mang đậm bản sắc địa phương. Đây là điểm nhấn quan trọng giúp tạo ra các điểm, tuyến, sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh cao. Trong những năm qua, được sự quan tâm, tạo điều kiện của tỉnh, sự năng động, tích cực, triển khai đồng bộ các giải pháp của chính quyền địa phương, Ban Quản lý Vườn quốc gia Xuân Liên, việc phát triển du lịch tại vùng Cửa Đặt đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Hoạt động du lịch không chỉ giúp cho cộng đồng cảm nhận và trân trọng hơn các giá trị của tự nhiên, của đa dạng sinh học mà còn giúp họ hiểu hơn về các giá trị văn hóa, bản sắc của địa phương. Phát triển du lịch là hướng đi hiệu quả, bền vững giúp cộng đồng địa phương có thêm việc làm, tăng thu nhập và ổn định sinh kế gia đình nhằm bớt phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, từ đó góp phần làm tốt hơn nữa công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng - an ninh...
TK (Theo baothanhhoa.vn)
Mực nhảy Vũng Áng từ lâu đã trở thành thương hiệu ẩm thực đặc sắc mà hầu như du khách khi đặt chân tới Hà Tĩnh nhất định phải tìm tới để thưởng thức.
Yên Bái là vùng đất có lịch sử lâu đời với nhiều di tích lịch sử, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể được xếp hạng quốc gia cùng sự phong phú, đa dạng trong phong tục tập quán...
Giữa không gian núi rừng Lắk (tỉnh Đắk Lắk), tiếng khung cửi lách cách vọng ra từ Nhà văn hóa cộng đồng buôn Lê như lời thủ thỉ của ký ức. Những tấm thổ cẩm rực rỡ sắc màu được...
Không có làng Quan họ gốc nhưng các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản Dân ca Quan họ Bắc Ninh ở thị xã Quế Võ phát triển sôi nổi. Số lượng CLB Quan họ, thành viên tham...
Mỗi điểm đến, ngoài tài nguyên du lịch, sản phẩm đặc trưng, dịch vụ chuyên nghiệp, thì sản phẩm quà tặng, quà lưu niệm cũng là một yếu tố quan trọng hấp dẫn du khách. Các doanh...
Với sự giàu có về thiên nhiên, văn hóa và truyền thống lịch sử, huyện Gia Viễn đã khai thác hiệu quả tiềm năng và cơ hội để phát triển du lịch. Tạo đà vươn mình trở thành một...
Huyện Cao Phong có tiềm năng phát triển du lịch lớn nhờ vào địa hình đa dạng, khí hậu ôn hòa và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đang từng bước khẳng định vị thế của...
Hồ Ba Bể - Viên ngọc xanh giữa đại ngàn Việt Bắc
Được ví như vịnh Hạ Long thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc, lòng hồ thủy điện Sơn La mang vẻ đẹp tráng lệ, kỳ vĩ của vùng non nước sơn thủy hữu tình. Vẻ đẹp ấy đang được khai thác,...
Với mục tiêu phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường, anh Trần Quốc Chinh (xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) đã triển khai mô hình “Du lịch thân thiện với môi...
Thời điểm này, những cơn mưa đã ghé thăm núi Cấm (xã An Hảo, TX Tịnh Biên, tỉnh An Giang) mang theo sự mong chờ của nhà vườn và du khách về mùa trái mới. Trong đó, mùa dâu núi...
Tìm hiểu, khám phá du lịch Thanh Hóa qua các nền tảng số