Cập nhật:  GMT+7

Nâng cao chất lượng chè ở Yên Lập

Huyện Yên Lập là một trong những địa phương có tổng diện tích chè sản xuất lớn trong toàn tỉnh. Với điều kiện thổ nhưỡng có nhiều thuận lợi, từ lâu cây chè đã được Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Yên Lập xác định là cây hàng hóa chủ lực, hướng phát triển kinh tế mũi nhọn của huyện.

Nâng cao chất lượng chè ở Yên Lập

Thành viên Tổ hợp tác sản xuất chè xanh Đá Trắng, xã Lương Sơn, huyện Yên Lập chăm sóc cây chè.

Yên Lập hiện có khoảng 1.400ha trồng chè, trong đó 98% đang cho sản phẩm, năng suất bình quân đạt trên 12 tấn/ha/năm, sản lượng chè búp tươi đạt hơn 16.000 tấn/năm. Diện tích chè chất lượng cao chiếm 78% trên tổng diện tích sản xuất, đạt các tiêu chuẩn chất lượng như: VietGAP, Rainforest Alliance, UTZ... tập trung tại các xã: Phúc Khánh, Xuân Viên, Xuân Thủy, Hưng Long, Ngọc Lập, Ngọc Đồng, Đồng Thịnh...

Chủ trương của Yên Lập hiện nay là không mở rộng diện tích trồng mới chè mà tập trung nâng cao chất lượng diện tích chè hiện có. Bà Đinh Thị Thúy Hường - Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: Chè là cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế của Yên Lập nên từ hàng chục năm trước, Huyện ủy, UBND huyện đã khuyến khích bà con chuyển đổi từ giống chè cũ sang các giống chè mới có năng suất, chất lượng cao, được thị trường ưa chuộng. Để thực hiện mục tiêu đã đề ra, Yên Lập tập trung phát triển vùng chè nguyên liệu, phát triển cây chè Shan tuyết tại các xã Trung Sơn, Xuân Thủy; thực hiện quản lý tốt giống chè; tăng cường công tác quản lý nhà nước về sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chè trên địa bàn; chú trọng kiểm tra chất lượng giống cây trồng; chế biến chè theo tiêu chuẩn sạch, an toàn để thuận tiện trong tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Với mục đích nâng cao chất lượng và giá trị cho cây chè, xây dựng các sản phẩm OCOP từ chè, bên cạnh thay thế giống chè cũ bằng các giống chè mới, người trồng chè ở Yên Lập còn chủ động thay đổi phương thức sản xuất theo hướng an toàn, thân thiện với môi trường. Thời gian qua, sản xuất VietGAP, sản xuất hữu cơ, sử dụng phân bón, nước tưới, thuốc bảo vệ thực vật được giám sát, thực hiện theo các quy định bắt buộc đã được doanh nghiệp, HTX, người nông dân quan tâm thực hiện.

Chị Đặng Thị Bình - Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất chè xanh Đá Trắng, xã Lương Sơn chia sẻ: "Hiện nay, người tiêu dùng ngày càng khắt khe trong việc lựa chọn sản phẩm chè. Để tồn tại và cạnh tranh được trên thị trường, bắt buộc người trồng chè như chúng tôi phải thay đổi cách làm. Toàn bộ diện tích chè của Tổ hợp tác hiện được áp dụng tiến bộ kỹ thuật, sử dụng các loại phân bón hữu cơ kết hợp với phân bón Lâm Thao trong quá trình chăm sóc nên mẫu mã, chất lượng chè được nâng lên. Bên cạnh đó, chúng tôi thành lập tổ hợp tác để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong các khâu từ trồng, thu hoạch đến chế biến, đồng thời liên kết để tiêu thụ sản phẩm. Năm 2023, sản phẩm của Tổ hợp tác đã được công nhận đạt hạng OCOP 3 sao, được nhiều người tiêu dùng đánh giá cao".

Thực hiện tiểu dự án 3 của chương trình 1719 về hỗ trợ sản xuất theo chuỗi giá trị, thời gian tới, huyện Yên Lập sẽ tập trung phát triển cây chè theo hướng nâng cao chất lượng, xây dựng sản phẩm OCOP và thương hiệu cho sản phẩm chè Yên Lập, đẩy mạnh liên kết tiêu thụ sản phẩm; gắn vùng trồng chè với cơ sở chế biến để phát triển cây chè bền vững, tạo sinh kế lâu dài cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện.

Phan Cường


Phan Cường

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Độc đáo chiếc mũ của trẻ em Dao Đỏ

Độc đáo chiếc mũ của trẻ em Dao Đỏ
2025-01-17 09:43:00

Trong quá trình hình thành và phát triển, đồng bào Dao Đỏ đã sáng tạo, gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa riêng biệt. Trong đó, chiếc mũ đội đầu của trẻ em là một trong...

Người phụ nữ thổi đinh tút nơi đại ngàn

Người phụ nữ thổi đinh tút nơi đại ngàn
2024-11-06 15:42:00

Đó là Mí Lát ở buôn Chung, xã Ea Bar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Mặc dù đã trải qua gần 70 mùa rẫy, nhưng tiếng sáo của bà vẫn dặt dìu mỗi khi được cất lên, nhất là vào dịp...

Xây dựng thương hiệu chè an toàn Long Cốc

Xây dựng thương hiệu chè an toàn Long Cốc
2024-11-06 10:50:00

baophutho.vn Xã Long Cốc, huyện Tân Sơn hiện có gần 700ha chè, trong đó phần lớn đang cho thu hoạch mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Để xây...

Ước mong của người dân Tân Lập

Ước mong của người dân Tân Lập
2024-11-06 10:03:00

baophutho.vn Xã Tân Lập, huyện Thanh Sơn có chín khu dân cư với trên 1.270 hộ dân, với chín đồng bào dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó chủ yếu là đồng...

Nữ người Dao làm kinh tế giỏi

Nữ người Dao làm kinh tế giỏi
2024-11-06 08:53:00

baophutho.vn Bằng nghị lực và sức lao động của mình, chị Trịnh Thị Thương – nữ dân tộc Dao ở khu Sơn Nga, xã Nga Hoàng (huyện Yên Lập) đã vươn lên thoát...

“Giữ lửa” hạnh phúc

“Giữ lửa” hạnh phúc
2024-11-06 07:58:00

baophutho.vn “Giữ lửa” hạnh phúc và nhân lên nhiều gia đình hạnh phúc là mục đích hoạt động của câu lạc bộ (CLB) gia đình hạnh phúc khu Đa Đu, xã Thục...

Hạnh phúc khi được hiến máu cứu người

Hạnh phúc khi được hiến máu cứu người
2024-11-05 10:48:00

baophutho.vn Nhận thức sâu sắc ý nghĩa cao đẹp của hành động hiến máu cứu người, từ năm 2012 đến nay, anh Đinh Trọng Khang - Bí thư Đoàn xã Cự Đồng, huyện...

Khởi sắc Minh Hòa

Khởi sắc Minh Hòa
2024-11-05 08:49:00

baophutho.vn Từ một vùng quê miền núi còn nhiều gian khó với trên 90% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đến nay, xã Minh Hòa, huyện Yên Lập - một trong...

Ấm no nhờ quế

Ấm no nhờ quế
2024-11-05 08:00:00

baophutho.vn Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi triển khai tại tỉnh đang mang lại kết quả...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long