Cập nhật:  GMT+7

Nâng cao chất lượng dân số

Dân số là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Những năm qua, công tác dân số luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Trong chính sách phát triển đất nước nói chung, chính sách dân số nói riêng, nâng cao chất lượng dân số là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt. Cùng với cả nước, công tác dân số và phát triển của tỉnh đã được triển khai tích cực, đạt nhiều kết quả quan trọng.

Nâng cao chất lượng dân số

Cán bộ xã Lai Đồng, các tổ chức đoàn thể huyện Tân Sơn tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số và phát triển.

Những kết quả khả quan

Thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới (Nghị quyết 21), Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 47-KH/TU, ngày 22/12/2017 thực hiện Nghị quyết 21; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 2516/KH-UBND ngày 12/6/2020 về kế hoạch hành động giai đoạn 2020-2025, của tỉnh Phú Thọ thực hiện Chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030.

Theo đó, đã định hướng chuyển trọng tâm chính sách dân số từ dân số - kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) sang dân số và phát triển, giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tiếp tục nỗ lực giảm mức sinh, tiến tới đạt mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, đưa tỷ số giới tính khi sinh về gần mức cân bằng tự nhiên, tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý, góp phần vào công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững của tỉnh.

Để nâng cao chất lượng dân số, thời gian qua, tỉnh đã tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai thực hiện 2 nhóm giải pháp lớn về kiểm soát “chất lượng đầu vào”, nâng cao chất lượng dân số ngay từ khi đứa trẻ mới được sinh ra; tăng cường dịch vụ xã hội, nâng cao chất lượng dân số chính là nâng cao chất lượng sống của mỗi người, mỗi cộng đồng dân cư và toàn xã hội.

Tỉnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để giảm nghèo bền vững, phát triển các dịch vụ xã hội như y tế, văn hóa, giáo dục, dạy nghề, công nghệ thông tin...

Đồng thời, đặc biệt quan tâm đến công tác an sinh xã hội, trợ giúp người nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo để họ có thể vươn lên thụ hưởng các dịch vụ cơ bản. Nhiều chương trình, dự án đã được hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận có hiệu quả để giảm nghèo bền vững.

Công tác tuyên truyền, giáo dục và dịch vụ dân số đã được triển khai sâu rộng, thường xuyên ở các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng, gia đình, từng cặp vợ chồng với nội dung tuyên truyền thiết thực, sinh động, tạo sự lan tỏa, thấm sâu trong xã hội.

Sự phát triển của dịch vụ xã hội gắn với nhu cầu ngày càng cao của người dân đã có tác dụng chuyển hướng tư tưởng của các cặp vợ chồng trong việc quyết định công tác KHHGĐ.

Nâng cao chất lượng dân số

Dự án “Ngân hàng bò” đã và đang phát huy hiệu quả, giúp nhiều hộ nghèo ở xã Ngọc Lập, huyện Yên Lập vươn lên thoát nghèo bền vững.

Tiếp tục đa dạng các giải pháp

Đến nay, trên địa bàn tỉnh, mạng lưới cung cấp dịch vụ dân số được phát triển rộng khắp, gần dân với chất lượng ngày càng cao. Phương thức cung cấp dịch vụ KHHGĐ được thay đổi căn bản từ cơ sở y tế công tuyến huyện đến trạm y tế xã và cơ sở y tế tư nhân. Phú Thọ cũng là tỉnh tiên phong trong các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc triển khai thành công công nghệ hỗ trợ sinh sản. Công tác dân số đã thực sự đóng góp lớn vào sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội, bền vững về môi trường, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội.

Kết quả thực hiện công tác dân số và phát triển đã trực tiếp góp phần vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh. Giai đoạn 2001-2010, GDP bình quân đầu người tăng 2,66 lần; giai đoạn 2011-2020, GDP năm 2020 tăng gần 2 lần (giá so sánh) và tăng gần 4 lần (giá hiện hành) so với năm 2011.

Quy mô dân số của tỉnh được kiềm chế hiệu quả, tỷ suất sinh giảm từ 17,75% năm 2015, xuống còn 13,12% năm 2023, số con trung bình của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm từ 2,61 con xuống còn 2,26 con; năm 2023, dân số trung bình hơn 1,5 triệu người, đạt mục tiêu đề ra. Hằng năm, số người sử dụng các biện pháp tránh thai tăng nhanh, tỷ lệ cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại duy trì ở mức 49%. Cơ cấu dân số có sự chuyển biến tích cực, số lượng và tỷ trọng dân số phụ thuộc giảm mạnh từ 66,1% năm 1999 xuống còn 34,8% năm 2023. Tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi giảm còn 25%, tỷ lệ người từ 15-64 tuổi duy trì ở mức trên 65%, Phú Thọ bắt đầu bước vào thời kỳ dân số vàng từ năm 2007. Chất lượng dân số được cải thiện, chỉ số phát triển con người HDI đạt mức trung bình của cả nước. Tỷ lệ suy dinh dưỡng và tỷ suất tử vong trẻ em thấp hơn bình quân chung của cả nước.
Hiện nay, 98,8% bà mẹ mang thai và 66,7% trẻ sơ sinh được tầm soát, chẩn đoán, can thiệp sớm một số bệnh, tật. Tầm vóc, thể lực của người dân trên địa bàn tỉnh được cải thiện; tuổi thọ trung bình duy trì ở mức 73,5 tuổi, tương đương mức trung bình của cả nước.

Phú Thọ là tỉnh có quy mô dân số lớn, đứng thứ 21/63 tỉnh, thành phố; mật độ dân số cao: 435 người/km2, cao hơn trung bình cả nước (321 người/km2). Vì vậy, bên cạnh thời cơ, thuận lợi, công tác dân số của tỉnh cũng gặp những khó khăn, thách thức.

Theo đồng chí Nguyễn Việt Phương - Chi cục trưởng Chi cục Dân số/KHHGĐ, thời gian tới, tỉnh tiếp tục triển khai Kế hoạch số 47-KH/TU, ngày 22/12/2017 của Tỉnh ủy Phú Thọ thực hiện Nghị quyết số 21; Kế hoạch số 2516/KH-UBND ngày 12/6/2020 của UBND tỉnh về kế hoạch hành động giai đoạn 2020-2025 của tỉnh Phú Thọ thực hiện Chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030. Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền về công tác dân số. Đầu tư kinh phí, ổn định và kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ đủ năng lực cho công tác dân số. Tăng cường phối hợp liên ngành; phát huy vai trò, huy động sự tham gia tích cực của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và người dân trong thực hiện các phong trào thi đua, các chính sách về dân số.

Tiếp tục đổi mới truyền thông, vận động về dân số, tạo sự chuyển biến căn bản về nhận thức, hành động của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân về nhiệm vụ, nội dung công tác dân số trong tình hình mới. Hoàn thiện cơ chế, chính sách; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, đẩy mạnh thực hiện giảm sinh để nhanh chóng đạt mức sinh thay thế.

Gắn thực hiện chính sách dân số với xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc; ngăn ngừa có hiệu quả việc lựa chọn giới tính thai nhi; hỗ trợ người lao động trong đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ; bảo vệ, chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi. Mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ về quy mô, cơ cấu, chất lượng và phân bố dân số phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Ngọc Lam


Ngọc Lam

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Điểm tựa giúp người nghèo vượt khó

Điểm tựa giúp người nghèo vượt khó
2024-11-15 09:43:00

baophutho.vn Với mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau”, những năm quan, các cấp Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) trên địa bàn thành phố Việt Trì đã tích cực kêu...

Điểm tựa cho nạn nhân chất độc da cam

Điểm tựa cho nạn nhân chất độc da cam
2024-08-08 08:07:00

baophutho.vn Chiến tranh đã lùi xa, nhưng nỗi đau da cam vẫn còn dai dẳng trong nhiều gia đình. Thấu hiểu, chia sẻ cùng nỗi đau đó, những năm qua, Hội Nạn...

Tuổi trẻ đồng hành cùng sản phẩm OCOP

Tuổi trẻ đồng hành cùng sản phẩm OCOP
2024-08-08 07:12:00

baophutho.vn Tạo ra các sản phẩm chất lượng mang bản sắc địa phương, tạo việc làm ổn định cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội... là những...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long