
{title}
{publish}
{head}
Làng làm nón lá Sai Nga, thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê nằm bên bờ sông Thao. Ban đầu nghề làm nón lá chỉ là nghề phụ, nhưng trải qua bao đời, người dân nơi đây đã giữ gìn và phát triển thành nghề truyền thống, không chỉ tạo việc làm, phát triển kinh tế mà còn góp phần lưu giữ nét đẹp văn hóa đặc sắc của quê hương.
Nói về gốc tích của nghề làm nón, một số người dân làm nghề ở Sai Nga cho hay, đầu tiên là một số người dân ở làng Chuông (nay thuộc Thanh Oai, Hà Nội) trong thời kỳ tản cư về đất Sai Nga đã mang theo nghề làm nón. Theo đó, tính đến thời điểm này, nghề làm nón đã có tại xã khoảng 70 - 80 năm, tập trung ở các khu Văn Phú 1, 2, 3.
Nghề làm nón lá ở thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê có từ rất lâu đời.
Chị Trần Thị Hằng - khu Văn Phú 1, thị trấn Cẩm Khê cho biết: Trong làng, từ người già đến trẻ nhỏ đều biết làm nón, người cao tuổi nhất trên 80 tuổi, ít tuổi nhất như các cháu học sinh cấp 2 là có thể phụ giúp một số công đoạn trong làm nón. Như trong gia đình tôi, có ba thế hệ cùng làm nón, gồm bà nội, con dâu và cháu gái. Tuy nhiên, vì con gái tôi mới học lớp 7 nên chủ yếu giúp đỡ một số công đoạn đơn giản như nhồi, may nón... trong lúc rảnh rỗi. Những công đoạn khó hơn nhờ bà và mẹ làm giúp.
Để làm ra một chiếc nón phải trải qua rất nhiều công đoạn, trong đó nguyên liệu gồm: Lá, khuôn, vành, mo tre hoặc mo nứa, sợi cước, sợi len để nhồi. Trước kia, người dân thường sử dụng thêm một lưỡi cày để là phẳng lá, tuy nhiên, ngày nay đã chuyển đổi sang dùng mảnh giang, bếp điện để là lá. Khi có đủ nguyên liệu thì bắt tay vào làm từng công đoạn. Nón lá sau khi hoàn thiện được bán đi khắp các thị trường trong và ngoài tỉnh với giá giao động từ 25-100 nghìn đồng tùy nón thưa hay mau. Một người làm nghề lâu năm trung bình một ngày có thể làm được 2 nón mau hoặc 6-7 nón thưa.
Bà Nguyễn Thị Bích Hải - khu Văn Phú 1 chia sẻ: Nghề làm nón ở làng Sai Nga đã trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, thời kỳ hoàng kim, nón làm ra không kịp bán tuy nhiên cũng có thời điểm ảnh hưởng bởi nền kinh tế thị trường, người trẻ đi làm công nhân ở các khu công nghiệp nên nghề cũng bị mai một, trong làng chỉ còn một số ít người cao tuổi gắn bó với nghề. Mặc dù vậy, người dân làng Sai Nga vẫn luôn trân trọng nghề nón, bởi từ khi bén duyên với nghề, người dân trong xã đã có thêm việc làm trong những lúc nông nhàn, vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vừa tạo nên một điểm nhấn văn hóa tại địa phương.
Là nghề phụ làm trong lúc nông nhàn nhưng nghề nón đem lại thu nhập ổn định cho nhiều người dân nơi đây.
Được biết, hiện nay cả làng có khoảng 500 hộ làm nón, sản xuất được khoảng 550.000 chiếc nón/năm, doanh thu hàng chục tỉ đồng. Năm 2004, Sai Nga chính thức được công nhận là làng nghề, với 40% thu nhập từ làm nón. Năm 2021, Nón lá Sai Nga được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao, năm 2024 được nâng hạng là sản phẩm OCOP 4 sao.
Thông tin thêm về tình hình phát triển làng nghề hiện nay, đồng chí Nguyễn Đức Trường - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Cẩm Khê cho biết: Chịu ảnh hưởng của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ các nghề thủ công truyền thống sang phát triển kinh tế ở các khu, cụm công nghiệp, số lao động trẻ gắn bó với nghề ở địa phương ngày càng giảm. Thêm vào đó, do nhu cầu của cuộc sống, thói quen dùng nón che mưa che, nắng của người dân đã có những đổi thay nên nghề làm nón đang giảm dần quy mô so với trước.
Để tiếp tục phát triển làng nghề, chính quyền địa phương thường xuyên tuyên truyền, vận động Nhân dân đa dạng hóa các sản phẩm nón lá. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng các sản phẩm nón lá phục vụ đời sống, phát triển thêm các sản phẩm thương mại, du lịch, giới thiệu, quảng bá tại các địa điểm du lịch trong và ngoài tỉnh. Các sản phẩm nón còn được đóng gói trong các hộp đựng làm quà tặng; tạo điều kiện đón tiếp các đoàn khách trong nước và quốc tế đến tham quan, du lịch trải nghiệm không khí làng nghề.
Với những nỗ lực đó, tin tưởng rằng, thời gian tới nghề nón lá Sai Nga sẽ tiếp tục khẳng định được “thương hiệu”, giữ được nét văn hóa của làng nghề truyền thống, đem lại hiệu quả kinh tế giúp bà con có cuộc sống ổn định.
Vĩnh Hà
baophutho.vn Tại Kỳ họp chuyên đề thứ Bảy, HĐND khoá XIX, nhiệm kỳ 2021-2026, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Trịnh Thế Truyền đã giải trình, làm rõ nội dung...
baophutho.vn Giá cả thị trường ngày 21/2/2025
baophutho.vn Tính đến nay, bà con nông dân trong toàn tỉnh đã hoàn thành việc gieo cấy lúa Xuân (gần 35.300ha), trong đó có 12.278 ha lúa lai; 20.503 ha lúa...
baophutho.vn Về huyện miền núi Yên Lập những ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025, chúng tôi đã cảm nhận được sự chuyển mình trong...
baophutho.vn Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản
baophutho.vn Sở Xây dựng tỉnh Phú Thọ vừa ban hành Văn bản số 233/SXD-QLN&PTĐT (ngày 13/2/2025), thông báo chính thức về quyền sử dụng đất đã có hạ tầng...
baophutho.vn Phú Thọ là một trong những tỉnh có diện tích rừng khá lớn. Xác định rừng không chỉ là “lá chắn tự nhiên” bảo vệ con người trước thiên tai mà...
baophutho.vn Miền Bắc đang bước vào những ngày mưa phùn triền miên, trời rét, độ nồm ẩm cao dẫn đến việc quần áo, chăn màn giặt xong khó khô, dễ có mùi ẩm...
baophutho.vn Từ năm 2021 đến nay, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh đạt gần 224 nghìn tỷ đồng, tăng 74,3% so với giai đoạn 2016-2020, vượt 39,6%...
baophutho.vn Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, một tuần trở lại đây, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa phùn, sương mù kéo dài làm độ ẩm trong...
baophutho.vn Thời gian qua, khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã (KTTT, HTX) trên địa bàn huyện Yên Lập đã có nhiều đổi mới, nâng cao hiệu quả, đa dạng ngành...
baophutho.vn Tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, từ năm 2020 đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng, hình thành mới 85 vùng sản xuất hàng...