{title}
{publish}
{head}
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay, người Nùng An ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng vẫn lưu giữ và phát huy được nét đẹp văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, thể hiện qua nhiều mặt của đời sống văn hóa vật chất, tinh thần đến các nghề truyền thống của cha ông. Những làng nghề trên địa bà xã Phúc Sen là một trong những điểm thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Phúc Sen là một trong những xã tiêu biểu bởi những làng nghề truyền thống như: Rèn dao búa, làm hương, dệt vải chàm..., người Nùng An được đánh giá cần cù, chịu thương, chịu khó. Năm 2020, sau khi sáp nhập từ xã Quốc Dân (cũ), hiện xã Phúc Sen có 11 xóm hành chính, với trên 420 hộ dân, 99% dân tộc Nùng An.
Cùng với ẩm thực, ngôn ngữ..., trang phục truyền thống cũng thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc đó. Với chất liệu vải chàm, quần áo của cả nam và nữ người Nùng An hầu như sử dụng thường ngày, những bộ quần áo mới mặc trong các lễ hội truyền thống, giao lưu văn hóa hay dịp đám cưới. Theo đó, nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An hiện vẫn được lưu giữ. Không chỉ mang ý nghĩa tạo ra sản phẩm vật chất mà còn là niềm tự hào, tình yêu với quê hương của người dân bản địa.
Vải chàm được đồng bào dân tộc Nùng An lưu giữ qua nhiều đời nay.
Trước đây, hầu như hộ gia đình nào cũng tự dệt vải, nhuộm vài, nhưng hiện nay, toàn xã Phúc Sen còn 35 hộ lưu giữ, sản xuất vải chàm nằm rải rác tại các xóm: Khào A, Khảo B, Lũng Vài, Phja Chang. Việc nhuộm vài chàm trải qua nhiều công đoạn phức tạp, đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế người phụ nữ để tấm vải có màu xanh tím than đậm. Tấm vải đẹp còn thể hiện sự khéo léo, đạo đức, phẩm chất của người phụ nữ chịu thương, chịu khó và đó cũng là một trong những tiêu chí đánh giá tài năng.
Để làm ra một tấm vải chàm mất rất nhiều thời gian và công đoạn. Sau vụ mùa, người Nùng An lại trồng cây chàm và cây sản để nhuộm màu cho tấm vải. Thường thì vào khoảng cuối tháng 8 đến tháng 10 âm lịch, người dân Nùng An sẽ tiến hành nhuộm vải chàm, bởi đây là khoảng thời gian nông nhàn, ít mưa và nhiều nắng.
Thời gian từ khi ươm mầm, gieo trồng cho đến khi thu hoạch cây chàm, cây sản kéo dài khoảng 10-11 tháng. Sau khi cây đã trưởng thành, người Nùng An cắt cây về đem ngâm vào trong máng nước bằng đá trước sàn nhà, khi đến thăm các bản làng ở xã Phúc Sen, du khách sẽ thường bắt gặp những máng đựng nước được làm bằng đá với nhiều kích thước, hình thù khác nhau. Sau khi ngâm hai ngày hai đêm, thân cây rữa ra hòa tan với nước tạo thành bã lắng dưới đáy máng, màu sắc của nước lúc này chuyển từ màu vàng ngà ngà sang màu đỏ nâu là đạt chuẩn. Người ta sẽ vớt lấy bã của cây đã lắng xuống, cho vào chum đựng hòa cùng với nước vôi trong, trở thành hỗn hợp sền sệt, được gọi là phân sản.
Tấm vài trắng được dệt bằng bông hoặc ngày hay là dệt bằng sợi tổng hợp (không pha nilon) được đem ngâm xuống hỗn hợp nước cây chàm và cây sản. Trong vòng một tháng (không tính ngày mưa), tấm vải được ngâm trong hỗn hợp nước, mỗi ngày lại hòa một bát con phân sản vào nước ngâm, khuấy đều cho màu sắc ngấm vào vải. Tấm vài đạt chuẩn, rồi được đem đi phơi là khi chuyển từ màu trắng sang màu xanh tím than dậm, có hương thơm đặc trưng ngai ngái của cây sản.
Vải chàm được người dân bán tại tại lễ hội.
Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An ở Phúc Sen là một nghề thủ công truyền thống. Phụ nữ Nùng An được dạy dệt vải và nhuộm chàm từ khi còn nhỏ. Người già trong xã thường xuyên kể cho con cháu trong gia đình về truyền thống của dân tộc Nùng và nhắc nhở con cháu giữ gìn truyền thống của dân tộc. Hiện nay, nghề nhuộm chàm của người Nùng An vẫn được lưu giữ, truyền dạy cho các thế hệ nối tiếp. Hiện vải nhuộm chàm được bán ra thị trường với giá từ 100-150 nghìn đồng/m. Để có thể may một bộ trang phục đầy đủ của người Nùng An cần khoảng 10m vải chàm.
Mỗi nghề thủ công truyền thống của người Nùng An ở Quảng Hòa đều gắn với sự hình thành, tôn tại và phát triển của cộng đồng, cũng là tinh hoa của dân tộc Nùng An và trở thành nét văn hóa truyền thống đặc sắc. Để bảo tồn, gìn giữ và phát huy, thời gian tới cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ hợp lý. Trong đó, cần gắn liền với tuyên truyền quảng bá sản phẩm, thương hiệu, gắn làng nghề với những địa danh, địa chỉ văn hóa du lịch...
Lương Thị Kim Ngân (Báo Cao Bằng)
Những năm qua, huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) đã đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá, qua đó góp phần gìn giữ, tạo môi trường bổ ích, ý nghĩa để...
baophutho.vn Ngày 20/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Phú Thọ lần thứ IV.
baophutho.vn Tham gia trong lực lượng Công an xã từ năm 2014, qua hơn 10 năm, bằng sự yêu nghề, tận tụy với công việc đã giúp anh Hà Phúc Toán, sinh năm...
baophutho.vn Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là...
baophutho.vn Trong tháng 9 và tháng 10/2024, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Văn phòng điều phối Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào...
Để tạo sức lan tỏa tình yêu và nêu cao ý thức gìn giữ văn hóa truyền thống, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh việc thành lập các đội, câu lạc bộ (CLB) văn nghệ dân gian...
Yếu tố địa hình, độ dốc, địa chất, ảnh hưởng biến đổi khí hậu với những đợt mưa lớn sau bão là nguyên nhân kích hoạt lũ quét, sạt lở tại thôn Làng Nủ (Lào Cai) cũng như các...
baophutho.vn Thực hiện chính sách cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, ngày 1/10, Ban Dân tộc tỉnh đã tổ chức tuyên truyền về chính sách...
Xã Yang Mao, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk có 6 buôn đồng bào dân tộc tại chỗ (gồm 1 buôn đồng bào Êđê và 5 buôn M’nông) với 4.862 khẩu.
Dù điều kiện kinh tế- xã hội còn khó khăn nhưng hằng năm, tỉnh Điện Biên luôn quan tâm dành nguồn lực đầu tư xây...
baophutho.vn Thời gian qua, huyện Thanh Sơn đã triển khai thực hiện Dự án 8 về Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ...
baophutho.vn Hội LHPN huyện Tân Sơn vừa phối hợp với xã Thu Cúc tổ chức ra mắt mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng tại khu Mỹ Á”.