{title}
{publish}
{head}
Mèo Vạc là một trong 4 huyện nằm trong vùng Cao nguyên đá, không chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ mà còn là nơi hội tụ những giá trị văn hóa độc đáo các dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc Lô Lô. Nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Lô Lô, từ đó tạo sản phẩm du lịch hấp dẫn thu hút du khách, huyện Mèo Vạc đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.
Dân tộc Lô Lô ở huyện Mèo Vạc hiện có hơn 230 hộ với trên 1.000 nhân khẩu, sinh sống chủ yếu tại thị trấn Mèo Vạc và xã Xín Cái, Thượng Phùng. Đây cũng là 1 trong 14 dân tộc thiểu số có dân số dưới 10.000 ở Việt Nam. Tuy chiếm số ít nhưng dân tộc Lô Lô ở đây lại có bề dày văn hóa độc đáo, phong phú, đa dạng, góp phần không nhỏ tạo nên bức tranh văn hóa đa sắc màu trên Cao nguyên đá.
Người Lô Lô huyện Mèo Vạc giao lưu các môn thể thao truyền thống.
Một trong những nét đẹp tiêu biểu của người Lô Lô là bộ trang phục truyền thống đầy màu sắc và ý nghĩa, có thể dễ dàng phân biệt với các dân tộc khác. Phụ nữ Lô Lô thường mặc váy, áo khoác, khăn đội đầu và đeo các loại trang sức bạc. Hoa văn trên trang phục được thêu tay tỉ mỉ, thường lấy cảm hứng từ thiên nhiên, vũ trụ, thể hiện quan niệm về cuộc sống và tín ngưỡng. Mỗi họa tiết, màu sắc đều mang một ý nghĩa riêng, phản ánh sự khéo léo và tâm hồn nghệ thuật của người phụ nữ Lô Lô.
Về tín ngưỡng và phong tục, người Lô Lô ở Mèo Vạc có đời sống tín ngưỡng phong phú, với nhiều nghi lễ truyền thống gắn liền với chu kỳ sản xuất nông nghiệp và đời sống tâm linh. Nổi bật là Lễ cúng thần rừng – một nghi lễ quan trọng thể hiện lòng biết ơn thiên nhiên và cầu mong mưa thuận gió hòa. Hay lễ cúng tổ tiên cũng là một phong tục đặc trưng, được tổ chức vào các dịp đặc biệt để tưởng nhớ cội nguồn. Người Lô Lô coi tổ tiên là vị thần bảo vệ và mang lại sự may mắn, bình an cho con cháu.
Ngoài ra, nét đẹp văn hóa của người Lô Lô ở Mèo Vạc còn được thể hiện qua các phương diện khác như: Nghệ thuật thêu dệt thổ cẩm, nhà cửa và kiến trúc truyền thống, ẩm thực, tinh thần đoàn kết cộng đồng. Riêng đối với nghệ thuật thêu dệt thổ cẩm, người Lô Lô ở Mèo Vạc tạo được ấn tượng mạnh với du khách bằng nghề thêu và dệt thổ cẩm. Qua bàn tay khéo léo, họ đã tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo như quần, áo, khăn, túi, váy, mũ. Những sản phẩm này không chỉ là vật dụng hàng ngày mà còn là biểu tượng văn hóa, những hoa văn được trang trí trên các sản phẩm này được xem như một ngôn ngữ riêng, truyền tải những câu chuyện về cuộc sống, phong tục và thế giới quan của họ.
Hội thi chế biến món ăn truyền thống của dân tộc Lô Lô.
Phó Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc, Ngô Mạnh Cường cho biết: Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Lô Lô trong phát triển KT – XH địa phương, những năm qua, huyện tập trung chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp, trong đó chú trọng đưa văn hóa truyền thống vào giảng dạy tại các nhà trường; duy trì và nâng cao chất lượng Làng Văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Lô Lô, thị trấn Mèo Vạc; tuyên truyền, vận động các hộ người Lô Lô bảo tồn phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống; định kỳ hàng năm tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Lô Lô; củng cố hoạt động của Hợp tác xã thêu thổ cẩm dân tộc Lô Lô...
Vừa qua, huyện Mèo Vạc tổ chức thành công Ngày hội Văn hóa dân tộc Lô Lô năm 2024. Đây là hoạt động văn hóa thường niên và cũng là giải pháp hiệu quả được huyện chú trọng duy trì thực hiện nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống Lô Lô, đồng thời là cầu nối quảng bá du lịch địa phương. Trong khuôn khổ chương trình ngày hội diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn như: Tái hiện lễ Cầu mưa, lễ Rửa làng của người Lô Lô; giao lưu văn nghệ dân gian; thi đấu các môn thể thao truyền thống; thưởng thức ẩm thực địa phương; tham quan các gian hàng trưng bày sản phẩm thủ công...
Cũng theo Phó Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc, Ngô Mạnh Cường: Những nét đẹp văn hóa của dân tộc Lô Lô không chỉ là tài sản quý mà còn là tiềm năng lớn để thu hút du khách đến với địa phương. Do vậy, trên cơ sở những nét đẹp và giá trị văn hóa truyền thống hiện có của dân tộc Lô Lô, trong thời gian tới, huyện tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Lô Lô. Qua đó không chỉ góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa mà còn thúc đẩy ngành Du lịch của địa phương phát triển, tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
Trần Kế/Báo Hà Giang
Trong những ngày này, đồng bào Chăm làng Bàu Trúc phấn khởi mừng đón Lễ hội Katê 2024 đầm ấm, vui tươi. Sau khi dâng lễ thần linh các đền tháp, bà con về làng tổ chức giỗ tổ...
Xã Lê Lợi (huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu) có trên 98% đồng bào Thái sinh sống ở 5 bản. Địa bàn cư trú nơi ngã ba sông gồm: sông Đà, sông Nậm Na và suối Nậm Lay, cuộc sống của...
Bắc Giang là vùng đất gắn với nhiều di sản. Đặc biệt năm 2019, tỉnh là một trong 11 địa phương sở hữu di sản Thực hành Then được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản Văn hóa...
Trong đời sống sinh hoạt của đồng bào Tày vùng Tây Bắc, chiếc chăn thổ cẩm không chỉ là vật dụng để đắp giữ ấm mà còn gắn liền với bản sắc văn hoá, phong tục tập quán từ lâu...
baophutho.vn Từ bao đời nay, nghề nấu rượu men lá đã được ông cha truyền lại cho con cháu như một phần không thể thiếu trong bản sắc văn hóa của dân tộc...
baophutho.vn Hội LHPN huyện Tân Sơn vừa phối hợp với Ban điều hành Dự án 8 của 13 xã tổ chức ra mắt 16 mô hình Tổ truyền thông cộng đồng; tuyên truyền, bồi...
baophutho.vn Ban điều hành Dự án 8, Hội LHPN huyện Tân Sơn vừa tổ chức 2 lớp tập huấn về nội dung theo Sổ tay hướng dẫn vận hành tổ truyền thông cộng đồng...
baophutho.vn Trong 11 ngày từ 22/11 đến 2/12, Hội LHPN huyện Tân Sơn tổ chức 6 lớp tập huấn cho 480 người là cán bộ thôn/ bản, người có uy tín, người tiên...
baophutho.vn Những năm qua, thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc...
baophutho.vn Một ngày chớm đông, chúng tôi về khu Đép, xã Văn Luông gặp ông Hà Quốc Oa (sinh năm 1960) - người dân tộc thiểu số tiêu biểu trên địa bàn huyện...
baophutho.vn Nhằm giúp nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tạo điều kiện phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo, Hội LHPN...
baophutho.vn Hát Xoan còn gọi là Khúc môn đình (hát cửa đình), là lối hát thờ thần. Hát cửa đình là loại hình dân ca nghi lễ, phong tục; là hình thức nghệ...