
{title}
{publish}
{head}
Các trường học sinh miền Nam trên đất Bắc là mô hình giáo dục vô cùng đặc biệt. Tuy chỉ tồn tại 21 năm (1954 - 1975), nhưng những ngôi trường ấy đã đào tạo nên nhiều “hạt giống đỏ”, bồi dưỡng hàng ngàn nhân tài cho Cách mạng miền Nam và đất nước. Vợ chồng nhà giáo Đinh Văn Sa và Nguyễn Thị Ngọc (hiện đang sinh sống tại tại khu 13, thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao) là giáo viên đã tận tâm chăm lo, dạy dỗ cho nhiều học sinh miền Nam tại Trường học sinh miền Nam số 1 Đông Triều (thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Dù ngôi trường đã kết thúc sứ mệnh nửa thế kỷ, nghĩa tình thầy trò vẫn khăng khít, gắn bó như thuở ban đầu.
Vợ chồng Nhà giáo ưu tú Đinh Văn Sa và nhà giáo Nguyễn Thị Ngọc.
Năm 1954, sau khi Hiệp định Geneve được ký kết, cùng với việc tập kết bộ đội và cán bộ miền Nam ra Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Chính phủ chủ trương đưa học sinh là con em cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam ra miền Bắc học tập với mục tiêu kiên định là xây dựng đội ngũ kế cận cho Cách mạng miền Nam cũng như Cách mạng cả nước sau này. Hệ thống trường học sinh miền Nam trên đất Bắc đã ra đời trong bối cảnh như vậy. Mãi về sau này, các nhà nghiên cứu lịch sử vẫn nhận định đây là chủ trương lớn, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng.
Trường học sinh miền Nam số 1 Đông Triều (đặt tại xã An Sinh và Tân Việt - thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) khai giảng khóa đầu tiên năm 1958. Nhà giáo ưu tú Đinh Văn Sa năm nay đã gần 80 tuổi nhưng trong trí nhớ của ông, những năm tháng “vừa là thầy, vừa là bạn”, “thương nhau chia củ sắn lùi” với con em học sinh miền Nam là những kỷ niệm không thể nào quên.
Đội nhạc Trường học sinh miền Nam số 1 Đông Triều (Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh)
Nhà giáo Đinh Văn Sa sinh năm 1948 tại thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao. Năm 1968, sau khi tốt nghiệp Trường Sư phạm 10+2 Hà Bắc (tiền thân của khoa Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội bây giờ), ông được Bộ Giáo dục (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) phân công về giảng dạy môn Văn tại Trường học sinh miền Nam số 1 Đông Triều.
Nhà giáo Đinh Văn Sa hồi tưởng: “Học sinh của tôi ngày đó có nhiều lứa tuổi lắm. Tôi dạy lớp 7 nhưng học sinh của tôi có em đã 19, 20 tuổi. Có em là du kích đánh Mỹ trong Nam, đi bộ 6 tháng trời ra Bắc học tập. Tôi khi đó mới ra trường còn trẻ lắm nên vừa là thầy, vừa là bạn. Thầy trò chia sẻ cho nhau từng manh áo ấm, miếng cơm, bát cháo nên khăng khít và gắn bó”.
Trong 21 năm (1954 - 1975), đã có 21.000 học sinh miền Nam lần lượt đi theo xe bộ đội, tàu thủy, máy bay, đi bộ vượt dãy Trường Sơn ra miền Bắc học tập. Sự dạy bảo chí tình, tấm lòng yêu thương, đùm bọc của thầy cô và Nhân dân địa phương lúc ấy được các em học sinh khắc ghi mãi về sau. Đến bây giờ, mỗi năm một lần, thầy và trò lại có dịp hội ngộ trong những ngày kỷ niệm, cùng nhau ôn lại hoài niệm về quá khứ xa xôi mà ấm nồng tình nghĩa ấy.
Học sinh miền Nam vượt sông Sê San (Gia Lai, Kon Tum) trên đường ra Bắc (Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh)
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Các trường học sinh miền Nam trên đất Bắc là vườn ươm đặc biệt, ươm những hạt giống quý báu vào bậc nhất mà Bác Hồ, Đảng, Nhà nước và Nhân dân miền Bắc đã dành cho miền Nam từ những ngày gian khó”. Cuộc dịch chuyển lịch sử của 32.000 học sinh miền Nam là cách để bảo vệ những mầm non tương lai của đất nước trong những ngày chiến sự vô cùng ác liệt ấy.
Nhà giáo Đinh Văn Sa nên duyên vợ chồng với cô giáo Nguyễn Thị Ngọc - giáo viên dạy Toán cùng trường. Bà Ngọc giờ cũng đã gần 80 tuổi, vẫn nhớ như in những tháng ngày cùng học sinh lên rừng hái củi, chặt nứa về lợp nhà. Khi sinh con gái đầu lòng năm 1973, nhà giáo Đinh Văn Sa khi đó đang được điều động công tác ở Trường học sinh miền Nam ở Quế Lâm (Trung Quốc). “Trong những ngày chồng đi vắng, con gái mới sinh, các em học sinh sau giờ học hay giúp tôi giặt giũ, nấu cơm, chăm sóc em bé. Tình cảm thắm thiết, sâu nặng như người trong gia đình”.
Những danh hiệu, phần thưởng cao quý được Nhà nước trao tặng Nhà giáo ưu tú Đinh Văn Sa.
Giai đoạn đầu 1954 - 1968, có 28 Trường học sinh miền Nam được thành lập với các loại hình: Mẫu giáo, cấp 1, 2, 3 và bổ túc văn hóa. Các trường chủ yếu tập trung ở các tỉnh: Nghệ An, Thanh Hóa, Thái Bình. Từ sau năm 1955, Đảng, Chính phủ và Bác Hồ đưa các trường về tập trung chủ yếu ở các tỉnh, TP: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội và Hà Nam. Giai đoạn này cũng có một bộ phận học sinh miền Nam được gửi sang học tại Trung Quốc và Cộng hòa dân chủ Đức. Một bộ phận nhỏ được học chung với các học sinh địa phương (Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nội).
Năm 1975, đất nước thống nhất, nhà giáo Đinh Văn Sa đã cùng với đoàn đưa các học sinh miền Nam về trao cho nhiều gia đình tại TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Ông cùng vợ là nhà giáo Nguyễn Thị Ngọc về công tác tại quê nhà Phú Thọ, tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Năm 1994, ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.
Tấm bia đá ghi dấu ấn Trường học sinh miền Nam số 1 Đông Triều trong khuôn viên đền An Sinh (TP Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). (Ảnh: Báo Quảng Ninh)
Dù đã 50 năm trôi qua, thầy Sa, cô Ngọc vẫn dõi theo, hỏi thăm sức khỏe, sự nghiệp của những học trò miền Nam. Khi đã trưởng thành, nhiều người trở thành lãnh đạo các tỉnh, thành phía Nam, kỹ sư, bác sĩ... nhưng vẫn luôn hướng về tri ân mảnh đất và con người đã đùm bọc mình trong những năm tháng khói lửa chiến tranh. Mỗi dịp kỷ niệm, nhiều con em học sinh miền Nam thành đạt đã về quê hương thứ hai Đông Triều để đóng góp vào công tác an sinh xã hội, chăm lo đời sống cho các đối tượng chính sách, hộ có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.
Trong khuôn viên Đền An Sinh (trước đây là Trường học sinh miền Nam số 1, thị xã Đông Triều), tấm bia đá với nội dung: “Nơi đây, học sinh miền Nam đã được Đảng, Nhà nước, Bác Hồ và đồng bào miền Bắc nuôi dưỡng, đào tạo, trưởng thành”. Tấm bia không chỉ khắc ghi tấm lòng biết ơn của con em học sinh miền Nam mà còn là minh chứng vượt thời gian về sự cống hiến, tận tâm của những nhà giáo như thầy Sa, cô Ngọc đã bồi dưỡng, đào tạo nên những “hạt giống đỏ”, nhân tài cho miền Nam và đất nước.
Thùy Trang
baophutho.vn Năm học 2025-2026, Trường THPT Chuyên Hùng Vương được giao 595 chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 dành cho học sinh tốt nghiệp THCS, trong độ tuổi...
baophutho.vn Sở GD&ĐT vừa ban hành văn bản số 552/SGD&ĐT-GDNN&GDTX ngày 23/04/2025 về việc quán triệt, tuyên truyền nội dung bài viết của đồng...
baophutho.vn Nhiều năm liên tiếp tham gia cuộc thi Trạng nguyên Tiếng Việt trên Internet dành cho học sinh Tiểu học, các trường Tiểu học trên địa bàn huyện...
baophutho.vn Sở GD&ĐT ban hành văn bản số 549 /SGD&ĐT-GDPT ngày 24/4/2025 về việc tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo đảm...
baophutho.vn Ngày 24/4, Trường Đại học Hùng Vương đã tổ chức hội nghị xét tặng Giải thưởng Khoa học và Công nghệ dành cho sinh viên năm học 2024-2025.
baophutho.vn Ngày 24/4, Trường THPT Công nghiệp Việt Trì tổ chức chương trình kỷ niệm với chủ đề: “50 năm Đất nước trọn niềm vui” và tổ chức tuyên dương,...
baophutho.vn Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều hoạt động ý nghĩa cho học sinh đã được các trường Mầm non, Tiểu...
baophutho.vn Theo thông tin từ Sở GD&ĐT tỉnh, năm học 2025-2026, Phú Thọ 13.547 chỉ tiêu tuyển sinh mới lớp 10 hệ công lập.
baophutho.vn Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 29) ngày 30/12/2024 của Bộ GD&ĐT quy định về dạy thêm, học thêm (DT,HT) với thông điệp rõ ràng, linh...
baophutho.vn UBND tỉnh ban hành văn bản số 1884/UBND-KGVX ngày 21/04/2025 về việc tăng cường thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục và triển khai học bạ số.