{title}
{publish}
{head}
PTO- Trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá và hội nhập quốc tế, phát triển nhân lực được coi là khâu đột phá, được tỉnh ta cụ thể hóa trong Nghị quyết BCH Đảng bộ, HĐND và đã được các địa phương tập trung triển khai thực hiện. Là đô thị lớn thứ hai của tỉnh, những năm qua, thị xã Phú Thọ đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu đô thị hóa nhanh, bền vững…
Trường THCS Hùng Vương - thị xã Phú Thọ là trường chuẩn Quốc gia đạt nhiều thành tích trong công tác dạy và học. Ảnh: Vĩnh Hà |
Thị xã Phú Thọ hiện có hơn 75 nghìn người, trong đó số người trong độ tuổi có khả năng lao động chiếm 61,5% dân số. Mấy năm gần đây, kinh tế - xã hội phát triển, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh khiến cơ cấu sử dụng nguồn lao động đã có sự dịch chuyển tích cực theo hướng tăng nhanh các ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ. Trong 40.012 lao động tham gia trong các lĩnh vực hoạt động kinh tế, lực lượng lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp chiếm 32,8%, lĩnh vực công nghiệp - xây dựng chiếm 31,9%, thương mại - dịch vụ chiếm 35,3%. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từng bước được chuẩn hóa về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ chính trị. Trong tổng số 1.525 cán bộ công chức, viên chức, có 94,4% trình độ đại học trở lên; trình độ Lý luận chính trị đạt 70,8%... Trên địa bàn thị xã hiện có 1 Trung tâm Bồi dưỡng chính trị, 1 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - GDTX, 10 Trung tâm học tập Cộng đồng tại các xã, phường, 3 trường trung học phổ thông, 33 trường mầm non, tiểu học và THCS. Thị xã Phú Thọ duy trì vị trí thứ 3/13 huyện, thị, thành trong tỉnh về kết quả thi học sinh giỏi các môn văn hóa.
Xác định đào tạo, phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, 5 năm gần đây tổng mức vốn đầu tư toàn xã hội cho phát triển nhân lực trên địa bàn thị xã (bao gồm vốn đầu tư phát triển và kinh phí đào tạo) đạt trên 200 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí đầu tư xây dựng mới và sửa chữa, bổ sung cơ sở vật chất các trường học trên địa bàn thị xã là trên 177 tỷ đồng. Nguồn xã hội hóa huy động được hơn 124 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Minh Tiến - Trưởng Phòng Nội vụ thị xã Phú Thọ khẳng định: Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết 12-NQ/TU ngày 24/11/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII về phát triển nguồn nhân lực tỉnh giai đoạn 2011-2020, nguồn nhân lực trên địa bàn thị xã đã tăng về mặt số lượng và cải thiện về chất lượng; cơ bản đạt các mục tiêu chủ yếu của Nghị quyết. Tỷ lệ lao động qua đào tạo và truyền nghề năm 2015 đạt 62%. Số lao động được tạo việc làm và tạo việc làm mới tăng bình quân 1.500 người/năm; xuất khẩu lao động duy trì mức ổn định trên 100 người/năm. Cơ cấu nhân lực thay đổi theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng - dịch vụ, giảm dần lao động trong nông nghiệp; chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên cả về trình độ, năng lực, đạo đức, trí tuệ, thể lực; khả năng thích ứng với môi trường lao động ngày càng tốt hơn; tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức từ cấp thị xã đến cơ sở có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học tăng, đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi lao động từ khu vực nông nghiệp, nông thôn sang khu vực công nghiệp - dịch vụ và thành thị còn chậm. Lực lượng lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước trình độ, tay nghề, tác phong công nghiệp, kỹ năng làm việc thấp, tính kỷ luật, chuyên nghiệp chưa cao. Một bộ phận đội ngũ công chức, viên chức ý thức, trách nhiệm, năng lực công tác, đạo đức công vụ, trình độ tin học, ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu.
Giáo dục phổ thông chưa gắn chặt với định hướng nghề nghiệp; công tác xã hội hoá trong giáo dục, đào tạo gặp nhiều khó khăn; việc tự chủ tài chính của một số cơ sở giáo dục và đào tạo hạn chế. Cơ cấu ngành, nghề đào tạo lao động còn bất cập với yêu cầu của nền kinh tế và của thị trường lao động.
Những thành tựu bước đầu cũng như tồn tại, hạn chế là căn cứ quan trọng để thị xã Phú Thọ xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo yêu cầu xây dựng nhân lực thị xã Phú Thọ có quy mô, cơ cấu, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; tạo ra lực lượng lao động có trình độ, kỹ năng, kỹ thuật đáp ứng nhu cầu lao động qua đào tạo cho các chương trình kinh tế - xã hội trọng tâm của thị xã và cho doanh nghiệp trên địa bàn; đào tạo cán bộ công chức, cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý có phẩm chất và năng lực, có phong cách làm việc hiện đại, chuyên nghiệp để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh. Phát huy có hiệu quả tiềm năng, lợi thế; tranh thủ thời cơ thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội; lấy phát triển công nghiệp, dịch vụ là động lực tăng trưởng kinh tế. Đẩy mạnh thực hiện khâu đột phá về phát triển nguồn nhân lực. Phát triển toàn diện các lĩnh vực xã hội; tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; củng cố vững chắc quốc phòng, an ninh; không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Mục tiêu cụ thể được đặt ra đến năm 2020 có 73% lao động qua đào tạo và truyền nghề; tỷ lệ lao động qua đào tạo ngành nông, lâm nghiệp đạt 28%; ngành công nghiệp, xây dựng đạt trên 28%; ngành dịch vụ đạt trên 43%. Tỷ lệ giáo viên các trường từ mầm non đến trung học phổ thông đạt trình độ chuyên môn trên chuẩn 50% trở lên. Trong giai đoạn 2016-2020, tổng số nhân lực được đào tạo mới 5 nghìn người, bình quân mỗi năm 1 nghìn người; đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, doanh nhân, công nhân kỹ thuật 3 nghìn lượt người.
Đảng bộ, chính quyền và người dân đồng thuận vì mục tiêu chung, chương trình phát triển nguồn nhân lực của thị xã Phú Thọ sẽ tiếp nối những thành công mở hướng phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho đô thị ven sông…
Hà Phương
Thị xã Phú Thọ nằm trong vùng động lực phát triển kinh tế của tỉnh với vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng được đầu tư xây dựng tương đối đồng bộ cùng các cơ chế, ...
Khoa học, công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo là động lực để thúc đẩy tăng trưởng, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh trong phát triển kinh ...
Với vị trí là trung tâm vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ, có hệ thống giao thông quốc gia kết nối giữa các tỉnh, thành phố trong vùng, Phú Thọ có nhiều điều ...
Xác định nhân lực là yếu tố quyết định thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm qua, tỉnh Phú Thọ đã tập trung triển khai thực hiện nhiều giải ...
Xác định nhân lực số là khâu quan trọng để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả và bền vững, tỉnh đã đẩy mạnh triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức, phát ...
Trong bối cảnh kinh tế tri thức, hội nhập toàn cầu và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã đặt ra cho các cơ sở đào tạo những yêu cầu mới, Trường Đại học Hùng ...
Tọa lạc dọc theo tả ngạn Đà giang, đối diện với non thiêng Ba Vì mênh mang các huyền tích từ thuở Hùng Vương dựng nước, huyện Thanh Thủy có kho tàng vô giá các ...
Nguồn nhân lực chất lượng cao đã và đang đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt trong cuộc cách mạng công nghiệp ...
baophutho.vn Ngày 24/12, Trường Đại học Hùng Vương làm việc với đoàn công tác Sở Giáo dục và Thể thao các tỉnh Bắc Lào và tiếp nhận 18 lưu học sinh Lào của...
baophutho.vn Văn hóa đọc không chỉ là chìa khóa để mở ra kho tàng tri thức mà còn là nền tảng giúp các thế hệ học sinh phát triển tư duy. Nhận thức rõ tầm...
Văn phòng Chính phủ vừa cho biết: Trong Quyết định số 1982 ký ngày 18/10, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam với cấu trúc gồm 8 bậc trình độ.
Giữa trùng khơi bao la, khắc nghiệt, thầy giáo trẻ Lê Xuân Quyết (sinh năm 1990) vừa miệt mài dạy học vừa tự túc trồng rau, nuôi gà, đánh bắt cá để có thực phẩm sống thiết yếu...
PTO- Trường tiểu học Sơn Nga, huyện Cẩm Khê được thành lập từ năm 1953. Trải qua 63 năm xây dựng và phát triển, sau nhiều lần đổi tên, đổi địa điểm, trường đã nỗ lực vượt qua...
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân thời gian tới, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GD&ĐT triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó...
Khởi đầu từ năm 2003 với 4 trường ĐH đầu tiên trên cả nước được giao thực hiện tự chủ về tài chính, đến nay đã có 15 trường được giao thí điểm cách làm này.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam với cấu trúc gồm 8 bậc trình độ...