Cập nhật: Thứ 7, 29/07/2017 | 13:04 GMT+7

Nhịp đuống Thu Ngạc

Đội đuống xã Thu Ngạc biểu diễn trong Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Tân Sơn.

PTĐT- Đâm đuống là một tập tục đẹp có từ xa xưa, thể hiện sự trân trọng đối với thành quả lao động của con người trong sản xuất nông nghiệp và sự đoàn kết giữa mọi người trong bản. Ngày nay, đâm đuống vẫn còn được lưu giữ ở khắp các bản làng trên địa bàn huyện Tân Sơn, đặc biệt là trong những ngày xuân và dịp lễ hội.

Đâm đuống là hình thức giã gạo nhưng là giã gạo trong lễ hội, có tính chất tổ chức và nghệ thuật của dân tộc Mường. Đâm đuống là giã gạo chày tay vào cối đuống và chỉ do phụ nữ biểu diễn. Mở đầu là người phụ nữ nhiều tuổi nhất trong gia đình đứng ở đầu cối, giã khai mạc gọi là chày “cái”. Tiếp đó là con gái, cháu gái trong nhà giã gọi là các “chày con”, “chày cháu”.

Bà Phùng Thị Nép, khu Tân Ve, xã Thu Ngạc năm nay đã ngoài 60 tuổi, là chày “cái” ở khu Tân Ve, xã Thu Ngạc không chỉ bắt nhịp đuống cho đội đuống trong làng, trong bản mà bà còn đi giao lưu nhiều nơi trong và ngoài huyện. Khi trò chuyện với chúng tôi để giới thiệu về đội đuống xóm mình, bà cho biết: “Tôi biết đâm đuống từ nhỏ, hồi ấy cứ sáng dậy là theo mẹ giã gạo, vì còn bé chưa cao bằng cái chày nên lấy cái máng lợn và thanh củi gõ theo nhịp chày của mẹ, rồi lớn lên tôi học giã gạo cùng mẹ và học được cách đâm đuống cho đến tận bây giờ”. Đến nay, bà đã là “chày cái” của đội đuống quê mình, đi đâu có đuống là bà vào tham gia, bắt nhịp, bà rất tự hào vì đội Đuống của xóm có dịp đi giao lưu với các đội Đuống trong và ngoài tỉnh, được tham gia biểu diễn nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm đã thu hút được sự quan tâm của du khách thập phương.

Ở huyện Tân Sơn, trong các lễ hội truyền thống và ngày lễ kỷ niệm ở địa phương, cùng với cồng chiêng, đâm đuống là một trong những tiết mục không thể thiếu trong ngày hội, đối tượng tham gia cũng được mở rộng hơn. Vì vậy, tuy không còn phải xay lúa, giã gạo nhưng thế hệ trẻ ngày nay cũng đã có nhiều người học đâm đuống. Em Hà Hồng Dinh, mới tập đâm đuống được hơn một năm cho biết: “Em mới học đâm đuống từ năm ngoái, mới bắt nhịp được với các mẹ, các bà nhưng em sẽ cố gắng tham gia học thật tốt các điệu đuống để góp phần lưu giữ truyền thống cho con em sau này”.

Anh Hà Văn Hùng - cán bộ văn hóa xã Thu Ngạc luôn tự hào vì quê hương mình hiện còn lưu giữ được nhiều cối đuống: “Hiện nay, xã Thu Ngạc còn 20 cái đuống, trong đó có cái đuống đã gần 30 năm. Đâm đuống gắn liền với bà con quê tôi từ xa xưa và sẽ còn được lưu giữ đến mai sau”.

Hồng Nhuận


Hồng Nhuận

 Từ khóa:
 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Lan tỏa nét đẹp văn hóa dân gian
03:11 15/04/2023

Đánh trống đồng và đâm đuống là một trong những nét văn hóa thể hiện rõ nét bản sắc truyền thống có từ thời Hùng Vương đã và đang được bảo tồn, phát huy với ...

Bên bếp chờ bánh in
17:31 14/01/2025

Trong nỗi bận lòng của đứa con xa quê nghĩ mình sẽ lỗi hẹn mùa xuân, tôi tự hỏi mình, chừ xứ Quảng đã rục rịch chuẩn bị tết chưa?

Độc đáo thi kéo lửa nấu cơm tại Đào Xá
05:51 26/03/2024

Trên hành trình du xuân qua mảnh đất Đào Xá, huyện Thanh Thủy, bên cạnh những lễ hội có lịch sử hàng trăm năm, khách thập phương còn đặc biệt thích thú với hội ...

Men say văn hóa Sán Dìu
02:57 02/01/2025

Giữa nhịp sống hối hả của những ngày cuối năm, ta vẫn tìm được không gian lắng đọng với nhiều cung bậc cảm xúc trong Ngày hội văn hoá các dân tộc xã Thiện Kế, ...

Làng cổ Hùng Lô

Làng cổ Hùng Lô
01:55 29/07/2017

PTĐT- Trải qua bao thăng trầm lịch sử, Làng cổ Hùng Lô xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì vẫn bảo tồn được nét cổ kính với đình làng, nhà cổ và nghề truyền thống.

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

21°C - 24°C
Nhiều mây, không mưa
  • 21°C - 24°C
    Nhiều mây, không mưa
  • 23°C - 28°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long