
{title}
{publish}
{head}
Trên quả đồi 79 lặng lẽ ở phường Hòa Bình, giữa lòng thành phố ven sông Đà, có một miền ký ức vẫn âm thầm lưu giữ bóng dáng của những tháng năm rực rỡ - nơi từng được gọi bằng cái tên đầy trang trọng: Khu chuyên gia Liên Xô.
Một góc Khu chuyên gia Liên Xô.
Hơn nửa thế kỷ trước, khi công trường thủy điện Hòa Bình vang lên nhịp điệu của thép, bê tông và những đôi tay lao động bền bỉ, thì cũng là lúc khu chuyên gia bắt đầu hình thành - như một “thành phố nhỏ” kiểu mẫu, hiện đại bậc nhất miền Bắc. Được quy hoạch công phu trên quả đồi phong thủy đẹp nhất bờ phải sông Đà, khu chuyên gia không chỉ là chốn ở cho các kỹ sư, công nhân Liên Xô mà còn là biểu tượng sống động của tình hữu nghị Việt - Xô son sắt, là dấu son kiến trúc mà thời gian không thể xóa nhòa trong tâm khảm những người từng đặt chân đến.
Hàng cây cổ thụ nằm bên đường với cầu thang xếp lớp.
Người ta gọi nơi ấy là “một nước Nga thu nhỏ giữa phố núi”. Không gian sống được thiết kế khép kín mà chan hòa ánh sáng, mùa đông ấm áp, mùa hè mát mẻ, tận dụng tối đa địa hình tự nhiên. Những con đường uốn lượn mềm mại, ôm lấy từng dãy nhà vững chãi mang đậm phong cách Nga: tường dày, cửa sổ lớn, mái dốc, hệ thống kỹ thuật hiện đại đến mức cho đến nay vẫn khiến các khu đô thị mới phải học hỏi. Những bậc cầu thang xếp tầng hợp lý, sân bóng, nhà văn hóa, trạm y tế, trường học... tất cả hòa quyện trong một tổng thể hài hòa như một công viên sống động, đầy sức sống.
Lâu đài gà trống ở khu chuyên gia.
Ông Nguyễn Tiến Hải, người thợ xây năm nào, giờ tóc bạc trắng, mắt vẫn rạng ngời mỗi lần nhắc đến khu chuyên gia. “Tôi từng cầm bay xây từng viên gạch ở đây theo chỉ đạo của kỹ sư người Nga,” ông kể. “Hồi đó, mỗi công trình dựng lên không chỉ là xi măng và thép, mà là tâm huyết, là tự hào. Chúng tôi biết mình đang làm nên một phần văn hóa lịch sử”.
Lịch sử ấy không chỉ khắc ghi bằng công trình. Nó còn sống trong âm thanh của những đêm nhạc Nga, tiếng đàn Accordion, tiếng nhạc dìu dặt vang lên từ sân nhà văn hóa; trong điệu khiêu vũ của những chuyên gia tóc vàng mắt xanh bên những người bạn Việt Nam; trong hương thơm nồng nàn của hoàng lan, hoa sưa trắng mỗi mùa xuân trở lại; trong tiếng cười giòn tan của lũ trẻ nô đùa dưới bóng mát của những hàng cây dọc lâu đài cổ tích.
Một bức phù điêu biểu trưng văn hóa người Nga.
Khu nhà văn hóa công trình vẫn còn những thiết kế ngày xưa.
Thời gian trôi đi. Khi những chuyên gia Liên Xô hoàn thành nhiệm vụ và trở về nước, khu chuyên gia bước vào một chương mới: Trở thành nơi ở tạm cho các cán bộ, công nhân thời kỳ đầu tách tỉnh. Rồi đến những gia đình trẻ, những công nhân thu nhập thấp, những đôi vợ chồng mới cưới... Người đến - người đi, ký ức vẫn ở lại.
Năm tháng và sự buông lỏng quản lý đã khiến khu chuyên gia trượt dài trong xuống cấp. Những viên gạch lát nhập từ Nga, những chiếc bóng đèn tinh xảo, bồn tắm sứ trắng - từng là biểu tượng của tiện nghi - lần lượt biến mất không dấu vết. Cửa kính bị thay bằng gỗ tạm bợ. Đèn đường không còn sáng. Cầu thang sứt mẻ, cống rãnh tắc nghẽn, mùi hôi thấm vào không khí. Những khu vườn trước nhà bị lấn chiếm, thành bãi đỗ xe, nơi chứa vật liệu. Sân chơi cho trẻ em trở nên vắng lặng, sụp đổ, mục nát như thể bị thời gian quên lãng...
Những bức tượng điêu khắc phong cách Nga còn được giữ.
Nhưng dẫu sao, khu chuyên gia vẫn là một miền ký ức đẹp. Những bức phù điêu mang phong cách Nga vẫn còn in đậm trên tường nhà văn hóa - giờ đã được một doanh nghiệp cải tạo thành điểm du lịch - gợi nhắc một thời vang bóng. Những con đường uốn lượn vẫn thảng hoặc có người tản bộ, trẻ con vẫn nô đùa trong khu lâu đài cổ tích, những cây sưa còn lại vẫn bung nở trắng trời vào tháng Ba, gợi nỗi bâng khuâng đến nao lòng.
Ký ức ấy vẫn âm thầm sống trong lòng thành phố, trong mỗi người dân phường Hòa Bình - như một chương sách cũ, dù mực đã phai, giấy đã úa, nhưng nội dung thì vẫn lấp lánh, vẫn khiến tim thổn thức mỗi lần giở lại. Hiện nay, khu chuyên gia là nơi sinh sống cả ngàn hộ dân phường Hòa Bình, thế hệ trẻ năm nào giờ đã già, nhiều người về với tổ tiên, những thế hệ nối tiếp được sinh ra và lớn vẫn đang sống ở Khu chuyên gia Liên Xô.
Người dân chăm sóc hoa trước cửa nhà.
Giờ đây, giữa cuộc sống đô thị hiện đại và áp lực phát triển không ngừng, Khu chuyên gia Liên Xô như một “vết xước dịu dàng” giữa lòng đô thị - nơi nhắc ta về một thời thanh xuân, một thời đại mà kiến trúc, con người và tình hữu nghị quyện vào nhau thành biểu tượng. Liệu có thể phục hồi khu chuyên gia, không chỉ là về hạ tầng mà còn về tinh thần! Bởi ở đó, nền móng vẫn còn vững, và quan trọng hơn, ký ức vẫn chưa lụi tàn. Bởi nếu ký ức là những gì làm nên bản sắc một vùng đất, thì khu chuyên gia Liên Xô chính là mạch nguồn ký ức sâu xa, nơi quá khứ chưa bao giờ ngủ quên.
Lê Chung
baophutho.vn Hiện nay, cùng với việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, nhiều doanh nghiệp chú trọng thực hiện mô hình học tập, đào tạo cho đội ngũ quản lý và...
baophutho.vn Trong Đề án sáp nhập hợp nhất 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hòa Bình thành tỉnh Phú Thọ đặt ra yêu cầu cao về tinh thần đoàn kết và bản sắc văn...
baophutho.vn Sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, vùng Mường Vang (huyện Lạc Sơn cũ) thành lập 8 xã, gồm: Ngọc Sơn, Quyết Thắng, Thượng Cốc, Lạc Sơn, Đại...
Nằm ở dải đất miền trung khắc nghiệt, Quảng Trị không chỉ là địa danh gắn liền với những trang sử hào hùng của dân tộc mà còn là kho tàng văn hóa, di sản phong phú, đa dạng.
baophutho.vn Tối 21/6, tại khu vực công viên thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, lễ khai mạc Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề...
baophutho.vn Trong dòng chảy hội nhập quốc tế sâu rộng, mạnh mẽ của đất nước, mỗi địa phương đều nỗ lực tìm kiếm hướng đi riêng, những thế mạnh đặc trưng để...
baophutho.vn Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông đang tạo ra những thay đổi sâu sắc trong văn hóa đọc, đặc biệt là ở giới trẻ. Để...