Cập nhật:  GMT+7

Những khó khăn trong vận hành mô hình chính quyền địa phương tại các xã vùng sâu, vùng xa

Trong khoảng thời gian từ ngày 1-13/7, Tổ công tác số 9 của UBND tỉnh đã tiến hành kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp tại 15 xã vùng sâu, vùng xa. Báo cáo nhanh cho thấy, dù việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) đã đạt được một số kết quả tích cực, song vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc cần tập trung tháo gỡ.

Những khó khăn trong vận hành mô hình chính quyền địa phương tại các xã vùng sâu, vùng xa

Theo thống kê, tổng số hồ sơ được tiếp nhận tại các Trung tâm phục vụ Hành chính công (HCC) của 15 xã trong giai đoạn này là 2.132 hồ sơ, trong đó các xã có số lượng hồ sơ tiếp nhận cao gồm Tân Lạc, Kim Bôi, Bao La và Dũng Tiến.

Đã có 2.002 hồ sơ được giải quyết, không có hồ sơ quá hạn. Hai lĩnh vực có lượng hồ sơ phát sinh nhiều nhất là hộ tịch và chứng thực. Hệ thống HCC tại các xã bước đầu vận hành ổn định, bảo đảm an ninh trật tự và văn hóa công sở, tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng hạn đạt cao.

Tuy nhiên, việc triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp tại các xã vẫn còn nhiều bất cập, chủ yếu tập trung vào bốn nhóm vấn đề chính: con người và cơ sở vật chất; hệ thống thông tin và phần mềm nghiệp vụ; sự tham gia của người dân và yếu tố địa lý; cơ chế phối hợp liên ngành.

Về nhân lực, nhiều cán bộ công chức chưa có chữ ký số, chưa được cập nhật chức danh đúng theo quy định mới. Một số vị trí chuyên môn chưa có công chức phụ trách, trong khi cán bộ mới còn thiếu kinh nghiệm và kỹ năng CNTT. Cơ sở vật chất tại các xã còn nhiều hạn chế, một số nơi không có cơ sở lưu trữ hồ sơ đạt chuẩn, trang thiết bị cũ, cấu hình thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả làm việc.

Hệ thống thông tin và phần mềm nghiệp vụ còn thiếu tính liên thông và đồng bộ. Dữ liệu dân cư chưa kết nối được với các cơ quan liên quan, việc tra cứu và thanh toán trực tuyến còn nhiều hạn chế. Nhiều phần mềm, hệ thống quản lý văn bản... hoạt động chưa ổn định, gây khó khăn trong tiếp nhận và xử lý hồ sơ.

Sự tham gia của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, còn hạn chế do chưa quen với phương thức giao dịch hành chính mới. Một số thủ tục hành chính đòi hỏi phối hợp liên ngành vẫn chậm được giải quyết. Địa hình phức tạp, khoảng cách xa trung tâm huyện khiến việc đi lại, vận hành hệ thống hành chính ở các xã như Vân Sơn gặp nhiều khó khăn.

Để khắc phục những tồn tại trên, UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành. Sở Nội vụ được yêu cầu hướng dẫn tổ chức bộ máy, bổ sung biên chế và tăng cường đào tạo cán bộ. Sở Nông nghiệp và Môi trường sớm bổ sung các TTHC còn thiếu thuộc thẩm quyền Văn phòng Đăng ký đất đai. Sở Khoa học và Công nghệ triển khai đồng bộ các phần mềm nghiệp vụ, cấp tài khoản chữ ký số, kết nối liên thông dữ liệu dân cư. Sở Tư pháp hướng dẫn cơ chế ủy quyền ký chứng thực tại cấp xã. Sở Tài chính bố trí kinh phí nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị làm việc.

Văn Lang


Văn Lang

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Dâng hương tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Dâng hương tri ân các Anh hùng liệt sĩ
2025-07-14 11:38:00

baophutho.vn Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), ngày 14/7, Viettel Phú Thọ phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long