
{title}
{publish}
{head}
baophutho.vnLà chương trình kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội sinh để gia tăng giá trị cho các sản phẩm địa phương, đến nay, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của tỉnh đã góp phần đưa các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ lợi thế từ các làng nghề, hợp tác xã (HTX), địa phương tiến gần hơn với người tiêu dùng ở thị trường trong và ngoài tỉnh.
Người dân chọn mua hàng tại gian hàng trưng bày, giới thiệu sản vật đặc sắc, sản phẩm du lịch và OCOP tỉnh.
Nâng tầm thương hiệu
Sau hơn bốn năm triển khai Chương trình, đến nay toàn tỉnh có 139 sản phẩm, nhóm sản phẩm đạt OCOP cấp tỉnh, trong đó có 92 sản phẩm, nhóm sản phẩm đạt hạng ba sao và 47 sản phẩm hạng bốn sao. Đa số đều đến từ các tổ hợp tác, HTX, trong đó có 13 sản phẩm của tám làng nghề được chứng nhận sản phẩm OCOP từ ba sao trở lên.
Có diện tích đất đồi trồng sắn lớn của huyện Cẩm Khê, với mong muốn tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu sẵn có, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho chính mình, tháng 9 năm 2019, một số hội viên nông dân ở xã Thụy Liễu đã đứng ra thành lập HTX Liên Gia Trang với 10 thành viên, ngành nghề chính là chế biến rau sắn nếp muối chua và làm cá thính truyền thống. Từ khi thành lập đến nay, mỗi ngày HTX xuất trên 30kg rau sắn tươi nguyên liệu và khoảng 10kg cá thính, tạo việc làm cho trên 10 lao động tại địa phương với mức thu nhập khoảng 5 triệu đồng/tháng. Năm 2021, sản phẩm rau sắn nếp muối chua của HTX đạt tiêu chuẩn OCOP ba sao. Ông Trần Văn Công- Giám đốc HTX Liên Gia Trang chia sẻ: “Để sản phẩm phân hạng sao có thương hiệu thì HTX phải thường xuyên nâng cao chất lượng sản phẩm, sau khi cấp giấy chứng nhận HTX đã đăng ký thông tin trên sàn thương mại điện tử thông qua Liên minh HTX tỉnh và các cửa hàng lớn, siêu thị. Sau hơn ba năm phát triển, các sản phẩm của HTX đã có mặt trên các sàn thương mại điện tử uy tín như Tiki, Shopee, Lazada, Sendo…”.
Bà Trần Thị Thu Hưởng- Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Cẩm Khê cho biết: “Chương trình OCOP là “cơ hội vàng” cho nông sản địa phương vươn xa. Do vậy, từ bảo vệ, chăm sóc, thu hái, chế biến, đóng gói đến bảo quản sản phẩm OCOP đều được các công ty, doanh nghiệp, HTX trên địa bàn huyện kiểm soát chặt chẽ, có mã vạch để khách hàng truy xuất nguồn gốc. OCOP là thương hiệu quý để tập thể, cá nhân khẳng định chất lượng sản phẩm nông sản với khách hàng trong và ngoài nước, góp phần nâng cao hoạt động sản xuất, kinh doanh”.
Cùng với nỗ lực của tỉnh trong tiêu chuẩn hóa sản phẩm, các chủ thể cũng có những đầu tư, sáng tạo trong cách làm nhằm định hình thương hiệu, tạo “sức mạnh mềm” thành đòn bẩy tiêu thụ sản phẩm. Được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2018, với tâm huyết mong muốn bảo vệ và giữ gìn sức khỏe của người Việt từ những thực phẩm sử dụng hằng ngày, HTX Thực phẩm xanh ở khu 9, xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao đã đầu tư công nghệ chế biến sâu, tạo ra sản phẩm mỳ rau củ như: Mỳ rau ngót, bí đỏ, nghệ, rau thiên lý,... theo tiêu chuẩn của nông nghiệp hữu cơ. Quy trình sản xuất mỳ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, mỗi công đoạn đều thực hiện tỉ mỉ, kết hợp giữa phương pháp thủ công truyền thống và công nghệ hiện đại. Không chỉ tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm, mở ra một hướng đi về sản xuất gắn với chế biến tại quê nhà, nâng cao giá trị của đất đai, đồng ruộng, HTX Thực phẩm xanh còn tạo việc làm ổn định cho 20 lao động, một tháng HTX sản xuất trên 2,4 tấn mỳ với doanh thu đạt gần 1 tỉ đồng/năm.
Không dừng lại ở việc tự chủ động trong định hướng xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường, các sản phẩm chủ lực còn chủ động xây dựng câu chuyện thương hiệu, thông qua việc chuyển tải thông tin về quy trình sản xuất, nguyên liệu, lịch sử hình thành, mỗi sản phẩm sẽ chuyển tải một câu chuyện mang đặc trưng riêng và trở thành điểm nhấn giữa muôn vàn sản phẩm tương đồng trên thị trường.
HTX Thực phẩm xanh, huyện Lâm Thao đã có 6 sản phẩm mỳ rau củ được công nhận là sản phẩm OCOP hạng ba sao.
“Chắp cánh” cho sản phẩm vươn xa
Xác định công tác xúc tiến thương mại là khâu then chốt của Chương trình OCOP, năm 2022, Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với các sở, ngành hỗ trợ các chủ thể sản xuất tham gia Chương trình OCOP quảng bá sản phẩm trên các trang thương mại điện tử như Giaothương.net.vn với 279 gian hàng và 914 sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của tỉnh Phú Thọ giao dịch trên sàn; nongsan.phutho.gov.vn; Agritech Expo; Postmart-VNPost; trên hệ thống quản lý và giám sát sản phẩm OCOP Quốc gia (ocopvietnam.gov.vn). Duy trì, phát triển điểm bán và giới thiệu các sản phẩm OCOP. Đến nay trên địa bàn tỉnh đã có năm điểm bán và giới thiệu sản phẩm OCOP. Sở cũng đã phối hợp với doanh nghiệp và các sở, ngành liên quan tổ chức thành công Tuần lễ khai trương Khu quảng bá, giới thiệu và liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch tại Chợ trung tâm thành phố Việt Trì; tổ chức gian hàng trưng bày, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP phục vụ Seagames 31. Năm 2022, có hơn 150 doanh nghiệp, 310 gian hàng cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh đăng ký cung cấp sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử.
Để đưa các sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng, ngành Công thương hướng dẫn các đơn vị xây dựng hệ thống các điểm bán hàng, chú trọng tại các vị trí tập trung đông dân cư, các điểm dừng nghỉ, các trung tâm thương mại trong và ngoài tỉnh. Tổ chức các hội chợ triển lãm thường niên nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm tiêu biểu, mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi liên kết bền vững. Quan tâm hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ gia đình thiết kế sản phẩm, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm. Tổ chức các chương trình đào tạo, tư vấn, nâng cao năng lực xúc tiến thương mại và phát triển thị trường trực tiếp hoặc trực tuyến trên mạng internet cho doanh nghiệp, HTX sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP.
Công tác tuyên truyền, quảng bá rộng rãi đã giúp người tiêu dùng biết và tìm hiểu, ưu tiên lựa chọn tiêu dùng sản phẩm OCOP của tỉnh. Qua khảo sát đánh giá, 100% các sản phẩm sau khi đạt chuẩn đều được kiểm soát chặt chẽ, nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm. Hầu hết các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP đều tăng về doanh số bán hàng, bình quân tăng từ 15% trở lên, có sản phẩm tăng hơn 2 lần.
Đồng chí Trần Tú Anh- Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, cho biết: “Phú Thọ đặt mục tiêu phấn đấu năm 2023, lũy kế toàn tỉnh có 162 sản phẩm đạt chuẩn OCOP từ hạng ba sao trở lên; trong đó phát triển, tiêu chuẩn hóa thêm 37 sản phẩm mới; nâng hạng sao 10 sản phẩm. Đồng thời, ngành Nông nghiệp tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá một cách bài bản, đồng bộ, hỗ trợ các tổ chức kinh tế như doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng thêm một đến hai điểm quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP liên kết với hoạt động các tua, tuyến du lịch, lễ hội trong tỉnh, để nông sản chất lượng của tỉnh ngày càng vươn xa ra thị trường”.
Mỗi sản phẩm OCOP của tỉnh như một “đại sứ” của từng địa phương, gắn liền với nét văn hóa đặc trưng vùng. Những kết quả đạt được thời gian qua là nền tảng vững chắc để các sản phẩm OCOP của tỉnh tiếp tục hoàn thiện, đảm bảo được các tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiến tới chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Thu Giang
Nhờ xác định đúng thế mạnh, đặc trưng của từng địa phương, chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) trên địa bàn tỉnh có sự phát triển mạnh mẽ. Với mong muốn ...
Thời gian qua, huyện Cẩm khê đã và đang đẩy mạnh thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP theo hướng nâng cao chất lượng để tăng giá trị cho sản phẩm ...
Những năm qua, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh đã chủ động, tích cực tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), góp phần nâng cao chất lượng ...
Trên địa bàn tỉnh, việc thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã góp phần phát triển sản phẩm chủ lực của địa phương, dần chuyển đổi từ sản xuất ...
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) là giải pháp quan trọng trong phát triển sản phẩm, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các tổ ...
Thời gian qua, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh tăng cường hỗ trợ các HTX trên địa bàn phát triển sản xuất hàng hóa, liên kết sản xuất, thúc đẩy chuyển đổi số, ...
11h00 ngày 22/7, chương trình “Chợ phiên OCOP - Về miền Đất Tổ” do các nhà sáng tạo nội dung trên trên nền tảng mạng xã hội TikTok (Tiktoker) sẽ hội tụ để ...
Sau 5 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP), Phú Thọ hiện có 237 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên, 160 chủ thể và 126 xã, ...
baophutho.vn Sản xuất và chế biến nông sản là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển nền kinh tế, gia tăng cơ cấu nông nghiệp, mở...
baophutho.vn Giá cả thị trường ngày 4/4/2025
baophutho.vn Nhằm giúp đàn vật nuôi phát triển khỏe mạnh trong thời tiết giá rét, các hộ chăn nuôi ở huyện Yên Lập đã chủ động che chắn chuồng nuôi, dự trữ...
baophutho.vn Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023. Để phục vụ cho nhu cầu mua sắm tăng cao dịp cuối năm, các doanh nghiệp đang có kế...
baophutho.vn Ngày 30/12, Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Hồng Hà tổ chức hội nghị tổng kết công tác sản xuất kinh doanh năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023.
baophutho.vn Tận dụng thế mạnh về điều kiện khí hậu tự nhiên mát mẻ, nhiều năm trở lại đây bà con nông dân huyện Tân Sơn đã có cuộc sống ổn định nhờ trồng...
baophutho.vn Ngày 30/12, UBND huyện Phù Ninh tổ chức khởi công công trình đường giao thông kết nối từ QL2 đi đường tránh thị trấn Phong Châu.
baophutho.vn Xác định quế là cây trồng chủ lực để xóa đói giảm nghèo và làm giàu, nhiều năm qua, xã Thượng Long huyện Yên Lập đã vận động nhân dân mở rộng...