{title}
{publish}
{head}
Nhanh nhạy nắm bắt thông tin, sáng tạo trong cách tuyên truyền, đội ngũ Người có uy tín trẻ cùng với những “cây đại thụ” ở các buôn làng Đắk Lắk đã phát huy vai trò của mình trong các phong trào thi đua ở cơ sở, góp phần phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS, xứng đáng là “cầu nối” ý Đảng - lòng dân.
Phát huy thế mạnh tuổi trẻ
Mới 32 tuổi, nhưng chị H’Hương Hmôk, dân tộc Ê Đê đã có 8 năm đảm nhiệm vị trí Bí thư Chi bộ, 4 năm được bầu là Người có uy tín buôn Knăc, xã Buôn Triết, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. Điều đó cho thấy uy tín của chị H’Hương đối với cấp ủy Đảng, chính quyền và bà con buôn Knăc.
Buôn Knăc hiện có 128 hộ, hơn 500 khẩu, chủ yếu dân tộc Ê Đê sinh sống. Là buôn đặc biệt khó khăn nên cơ sở hạ tầng giao thông hạn chế, diện tích đất sản xuất ít, nhiều tập tục lạc hậu còn tồn tại. Hiểu rõ những khó khăn cản trở sự phát triển của người dân, chị H’Hương cùng với các cấp, ngành tích cực tuyên truyền, vận động bà con đóng góp kinh phí, ngày công làm đường, bê tông hóa kênh mương theo phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm. Bên cạnh đó, chị cũng động viên bà con bài trừ hủ tục, chú trọng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc...
“Là Người có uy tín trẻ tuổi, tôi tự nhắc nhở mình cố gắng hết sức để hoàn thành nhiệm vụ, nỗ lực vận động người dân tham gia các phong trào thi đua ở sơ sở, thắt chặt tình đoàn kết, cùng nhau xây dựng buôn làng”, chị H’Hương nói.
Với đóng góp của chị H’Hương, nay buôn Knăc đã có nhiều đổi khác. Bà con cùng nhau xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, thực hiện nếp sống văn minh trong cưới hỏi, tang ma, bài trừ tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, các hủ tục. Đến nay, buôn Knăc đã được công nhận buôn văn hóa, gần 90% hộ trong buôn đạt danh hiệu gia đình văn hóa.
Tương tự, anh Vàng Seo Sàng, dân tộc Mông, năm nay 38 tuổi, nhưng đã giữ vai trò Người có uy tín của thôn Yang San, xã Cư Elang, huyện Ea Kar suốt 4 năm, kể từ khi hàng trăm hộ đồng bào dân tộc Mông rời nơi ở cũ đến khu tái định cư thôn Yang San để nhường đất cho công trình thủy lợi hồ Krông Pắk Thượng.
Anh Sàng chia sẻ: Ngày đó, vận động người dân đến nơi ở mới khó khăn lắm, bởi lúc đầu người dân còn nhiều lo lắng, băn khoăn. Tôi cùng chính quyền giải thích, vận động để người dân hiểu, thực hiện chủ trương chung của Nhà nước. Khi về đây bắt đầu cuộc sống mới, tôi tiếp tục cùng chính quyền các cấp, đồng hành cùng bà con dựng nhà, ổn định chỗ ở, vận động bà con giúp đỡ nhau cải tạo đất, sản xuất lúa nước. Từ chỗ băn khoăn, lo lắng lúc ban đầu, đến nay cuộc sống của 250 hộ dân thôn Yang San đã ổn định, phát triển.
Trẻ hóa đội ngũ Người có uy tín
Suốt thời gian dài, việc bầu chọn Người có uy tín theo mặc định phải là người lớn tuổi, già làng, nay quan niệm ấy đã có sự thay đổi. Đội ngũ Người có uy tín tỉnh Đắk Lắk ngày càng có nhiều người trẻ tuổi. Điển hình như xã Buôn Triết, huyện Lắk là một trong số ít địa phương có đông Người có uy tín trẻ của tỉnh Đắk Lắk. Toàn xã có 4 Người có uy tín thì có 3 Người có uy tín trẻ (từ 32 - 45 tuổi).
Ông Bùi Mạnh Hải, Chủ tịch UBND xã Buôn Triết chia sẻ: Người có uy tín trẻ đều kiêm nhiệm cán bộ bán chuyên trách buôn như Bí thư Chi bộ, Trưởng buôn, Trưởng Ban Công tác Mặt trận. Lợi thế của Người có uy tín trẻ là có trình độ, hiểu biết xã hội, nắm bắt thông tin nhanh nhạy, sử dụng thành tạo công nghệ, mạng xã hội nên việc tiếp nhận thông tin thuận lợi, truyền tải đến người dân nhanh chóng. Những năm qua, vấn đề dân tộc, tôn giáo, an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS trên địa bàn xã cơ bản ổn định, đời sống vật chất, tinh thần của bà con từng bước được nâng lên.
Năm 2025, tỉnh Đắk Lắk có 952 Người có uy tín. Quan tâm chăm lo đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS, tỉnh Đắk Lắk đã triển khai kịp thời, đầy đủ chính sách, tạo động lực để Người có uy tín phát huy vai trò, trách nhiệm của mình.
Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Kính chia sẻ: Những năm gần đây, tỉnh Đắk Lắk ngày càng có nhiều người trẻ tuổi được suy tôn Người có uy tín. Bằng sức trẻ, Người có uy tín trẻ tuổi đã và đang phát huy sự nhanh nhạy, vai trò xung kích, tiếp cận thông tin, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật để tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS, góp phần vào sự phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS. Cùng với những “cây đại thụ” của buôn làng, đội ngũ Người có uy tín trẻ đang phát huy vai trò “cầu nối” của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền với Nhân dân.
Lê Hường (Báo Dân tộc và Phát triển)
baophutho.vn Vui Xuân, đón Tết là nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt. Ở mỗi dân tộc, tuy phong tục, nghi thức đón Tết có khác nhau nhưng đều...
baophutho.vn Mặt trời nhô qua mỏm núi, nắng vàng tô điểm những cánh rừng trên núi Đát Hóp, núi Tổng Nhất như những cánh cung ôm lấy bản người Mông nơi đầu...
baophutho.vn Đồng bào dân tộc Dao huyện Yên Lập chiếm hơn 5% dân số toàn huyện, trong đó chủ yếu là nhóm Dao Quần Chẹt sinh sống quần cư thành các thôn, bản...
baophutho.vn Hàng năm, mỗi dịp Xuân về, khi hoa đào đua nhau khoe sắc trên những triền núi cũng là lúc đồng bào dân tộc Mường ở Thanh Sơn lại nô nức đón Tết...
baophutho.vn Vào mỗi dịp Tết cổ truyền, người Cao Lan sẽ cắt dán, tạo hình trên những tờ giấy đỏ, sau đó dán lên các vật dụng trong nhà. Những hình thù, họa...
baophutho.vn Mùa Xuân về, hiện hữu trong sắc thắm của hoa đào, len lỏi trong từng ngõ phố, thôn xóm, trong tiếng chuông nhà thờ ngân nga hòa cùng khúc thánh...
Cùng với việc khai thác tiềm năng về du lịch văn hoá tâm linh sẵn có, thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) đang tiếp tục quan tâm đầu tư, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm du...
Huyện Điện Biên Đông là nơi sinh sống của cộng đồng các dân tộc: Mông, Thái, Khơ Mú, Lào, Xinh Mun, Kinh. Mỗi dân tộc đều có phong tục, tín ngưỡng, trang phục riêng. Vài năm...
baophutho.vn Những năm qua, đội ngũ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập luôn phát huy vai trò là “cầu nối” để...
Những bản làng được mệnh danh là “xứ sở nhà sàn”, những lễ hội Mường Ham, lễ hội đền Choọng, lễ hội bốc Mó... đang được Quỳ Hợp (Nghệ An) nâng niu, gìn giữ. Đó không chỉ là sự...