{title}
{publish}
{head}
Là huyện miền núi của tỉnh, có trên 80% dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thời gian qua, huyện Yên Lập đã quan tâm, tạo điều kiện, dành nhiều chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Nhờ được đầu tư cơ sở vật chất và sự quan tâm của các thầy, cô giáo, tỷ lệ học sinh chuyên cần của Trường Phổ thông dân tộc bán trú, Tiểu học Trung Sơn A đạt 99%.
Năm học 2024 - 2025, huyện có tổng số 60 trường và 1 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên với tổng số 830 lớp, 25.329 học sinh từ mầm non, tiểu học, THCS đến phổ thông dân tộc nội trú và THPT. Để tạo điều kiện tốt nhất cho công tác dạy và học, huyện đã xác định các nhiệm vụ, giải pháp đầu tư phát triển giáo dục, thực hiện lồng ghép với chương trình xây dựng nông thôn mới, mang lại hiệu quả thiết thực. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên toàn ngành được củng cố, tăng cường về chất lượng. Hoạt động bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn từng bước được đổi mới; các chế độ, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được thực hiện đầy đủ, kịp thời.
Cùng với đó, huyện tiếp tục tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục, tập trung kiên cố hóa trường lớp, xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia với tổng vốn đầu tư trên 39 tỷ đồng; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với UBND các xã, thị trấn, các đơn vị huy động, lồng ghép các nguồn lực từ Nhân dân để xây dựng, tu sửa phòng học, phòng công vụ, phòng nội trú và nhiều hạng mục khác; bổ sung thiết bị, đồ dùng dạy học, cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy học. Đến nay, tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia là 55/57 trường, đạt 96,5%.
Trường Phổ thông dân tộc bán trú, Tiểu học Trung Sơn A ở khu Thói, xã Trung Sơn hiện có 15 lớp với 367 học sinh, trong đó học sinh đồng bào DTTS chiếm 99,7%, chủ yếu là dân tộc Mường. Những năm qua, nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành trong đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục. Thực hiện Dự án 5 về phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhà trường đã được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phục vụ cho hoạt động dạy và học. Chỉ tỉnh riêng năm học 2024 - 2025, nhà trường đã đưa vào sử dụng thêm 1 nhà lớp học kiên cố gồm 2 tầng, 6 phòng học.
Hiện nay, nhà trường đang tiếp tục được đầu tư dự án xây dựng nhà bán trú cho học sinh với tổng số 20 phòng ở bán trú khép kín; xây dựng 1 nhà ăn, bếp ăn bán trú, dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng phục vụ nhu cầu ăn, ở bán trú cho học sinh vào học kỳ II năm học 2024-2025. Ngoài ra, dự án xây dựng nhà ở công vụ cho giáo viên đã được phê duyệt xây dựng 1 dãy nhà công vụ 2 tầng gồm 16 phòng ở cho cán bộ, giáo viên đang chờ khởi công, dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm học 2025-2026.
Thầy Lê Huy Trọng - Hiệu trường nhà trường cho biết: Trường đã căn cứ vào đặc điểm, tình hình thực tế của nhà trường để chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Năm học 2023-2024, tỉ lệ học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập trở lên 99,7%. Cùng với đầu tư cơ sở vật chất trường học, công tác chăm lo, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý của nhà trường được quan tâm. Hiện nay, nhà trường có 26 giáo viên, trong đó có 92,3% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn trình độ đào tạo.
Việc đầu tư cơ sở vật chất khang trang, đồng bộ cùng với sự tâm huyết, nhiệt tình của các thầy, cô giáo đã tiếp thêm động lực cho các em học sinh vùng đồng bào DTTS và miền núi vững bước đến trường. Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt - Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Yên Lập cho biết: “Bám sát các văn bản của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT cũng như huyện, phòng GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo các trường học trên địa bàn thực hiện tốt những nhiệm vụ trọng tâm. Thực hiện nghiêm túc nội dung, chương trình kế hoạch năm học, đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn, giáo dục đại trà; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình; ưu tiên các nguồn lực cho các trường trọng điểm, trường vùng đồng bào DTTS và miền núi nhằm mục tiêu phát triển chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện một cách toàn diện, đồng đều".
Hà Nhung
baophutho.vn Ngày 25/11, Sở GD&ĐT ban hành văn bản số 1760/SGD&ĐT-GDTrH về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống tai nạn đuối nước (PCTNĐN) cho...
baophutho.vn Ngày 20/11, Trường cao đẳng Y Dược Phú Thọ đã tổ chức khai giảng năm học 2024-2025 và kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
baophutho.vn Ngày 20/11, Trường THPT Chuyên Hùng Vương, thành phố Việt Trì tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 * 20/11/2024) và đón...
baophutho.vn Ngày 19/11, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Khuyến học tỉnh và Hội Cựu giáo chức tỉnh tổ chức gặp mặt các cán bộ, hội viên cựu giáo chức tiêu biểu...
baophutho.vn Ngày 19/11, Trường THCS Tiêu Sơn, huyện Đoan Hùng tổ chức kỷ niệm 60 năm thành lập (1964-2024) và chào mừng 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam. Dự...
baophutho.vn Nghề giáo là nghề hết sức cao quý, luôn nhận được sự biết ơn, trân trọng, tôn vinh của xã hội. Vì thế, với những nhà giáo, họ luôn gắn bó, hy...
baophutho.vn Bằng năng lực, tinh thần trách nhiệm, sự tận tụy và tâm huyết với nghề, cô giáo Nguyễn Thị Bích Lệ (sinh năm 1979), Tổ trưởng tổ Khoa học Tự...
Ngày 17/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức 'Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú và tuyên dương nhà giáo, cán bộ quản lý tiêu biểu năm 2024'.
baophutho.vn Ngày 16/11, Trường Đại học Hùng Vương phối hợp với Trường Đại học Công nghệ thông tin & Truyền thông- Đại học Thái Nguyên tổ chức Hội thảo...
baophutho.vn Ngày 16/11, Trường THCS Thọ Sơn (thành phố Việt Trì) tổ chức kỷ niệm 30 năm thành lập trường (1994-2024); 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam...