Cập nhật:  GMT+7

Phẫu thuật thành công hạ tinh hoàn ẩn trong ổ bụng cho bệnh nhi 30 tháng tuổi

Trung tâm Y tế huyện Yên Lập vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 30 tháng tuổi có tinh hoàn ẩn trong ổ bụng. Theo chia sẻ của gia đình, từ khi sinh ra, bé đã không thấy tinh hoàn phải, đi khám và được chẩn đoán theo dõi tinh hoàn ẩn; được các bác sĩ tư vấn, gia đình quyết định đưa trẻ đến Trung tâm Y tế huyện Yên Lập để phẫu thuật.

Phẫu thuật thành công hạ tinh hoàn ẩn trong ổ bụng cho bệnh nhi 30 tháng tuổi

Ca phẫu thuật được thực hiện bởi kíp phẫu thuật Trung tâm Y tế huyện Yên Lập và sự hỗ trợ chuyên môn trực tiếp của chuyên gia Bệnh viện đa khoa tỉnh.

Qua thăm khám và hình ảnh chụp CT cho thấy vùng ống bẹn bên phải, ngang mức khớp mu có cấu trúc tinh hoàn, kích thước 11×16mm, không thấy dịch và thâm nhiễm mỡ xung quanh; không quan sát thấy cấu trúc tinh hoàn trong vùng bìu bên phải. Sau khi xác định được vị trí tinh hoàn ẩn trong ổ bụng. Qua hội chẩn chuyên khoa, các bác sĩ khoa Ngoại Tổng hợp – Chuyên khoa, Trung tâm Y tế huyện Yên Lập chẩn đoán bệnh nhi bị tinh hoàn ẩn và chỉ định phẫu thuật hạ tinh hoàn ẩn.

Ca phẫu thuật diễn ra trong khoảng hơn 1 giờ đồng hồ, được thực hiện bởi kíp phẫu thuật Trung tâm Y tế huyện Yên Lập và sự hỗ trợ chuyên môn trực tiếp của chuyên gia Bệnh viện đa khoa tỉnh. Sau phẫu thuật, tinh hoàn trong ổ bụng đã được đưa về đúng vị trí chức năng trong bìu. Sau 3 ngày phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhi hồi phục tốt, ăn uống vận động, sinh hoạt bình thường.

Theo BSCKI. Hoàng Mạnh Thuần, Trưởng Khoa Ngoại Tổng hợp – Chuyên khoa, Trung tâm Y tế huyện Yên Lập, tinh hoàn ẩn là bệnh lý bẩm sinh gặp ở trẻ nam với tỷ lệ 3-4% khi sinh, tỷ lệ này cao hơn ở trẻ sinh thiếu cân, đẻ non, sinh đôi... Biểu hiện của bệnh là trẻ khi sinh ra không thấy đủ 2 tinh hoàn trong bìu mà tinh hoàn có thể nằm trên đường di chuyển của tinh hoàn như trong ổ bụng hoặc trong ống bẹn. Trẻ bị tinh hoàn ẩn nên được điều trị sớm trước 2 tuổi, điều trị phẫu thuật khi theo dõi điều trị nội khoa không kết quả (có thể phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở hạ tinh hoàn xuống bìu) để tránh những biến chứng như: Teo tinh hoàn, ung thư, xoắn tinh hoàn... và dẫn đến nguy cơ vô sinh, mặc cảm tâm ý về sau. Khi thấy trẻ nam sau sinh không có đủ 2 tinh hoàn trong bìu, bố mẹ cần cho trẻ đến khám tại cơ sở y tế có chuyên môn cao để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời.

Hồng Hà (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh)


Hồng Hà (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh)

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

10 câu hỏi thường gặp liên quan đến đau đầu

10 câu hỏi thường gặp liên quan đến đau đầu
2024-11-16 10:31:00

Đau đầu là triệu chứng rất phổ biến ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nhiều người và có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, từ nhẹ đến nghiêm trọng. Dưới đây...

10 thực phẩm làm chậm lão hóa sau tuổi 40

10 thực phẩm làm chậm lão hóa sau tuổi 40
2024-05-13 15:44:00

Một số nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể sẽ khác biệt cùng với quá trình lão hóa, vì vậy việc đưa một số thực phẩm cụ thể vào chế độ ăn uống có thể giúp mọi người làm chậm quá...

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa
2024-05-12 14:05:00

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long