{title}
{publish}
{head}
Kính thưa Chủ tọa kỳ họp!
Kính thưa các quý vị đại biểu khách quý!
Thưa các vị đại biểu HĐND tỉnh và toàn thể cử tri trong tỉnh!
Theo chương trình kỳ họp và được sự đồng ý của Chủ tọa kỳ họp,
Tôi xin được báo cáo và làm rõ thêm một số nội dung về tình hình, kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 và các ý kiến thảo luận tại Tổ, tại Hội trường cũng như ý kiến của cử tri trước kỳ họp như sau:
1. Về những kết quả đạt được: Có thể đánh giá năm 2023, trong bối cảnh tình hình quốc tế có nhiều biến động phức tạp, khó lường; tình hình trong nước, trong tỉnh có nhiều khó khăn, thách thức; song với những cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh nên KT-XH của tỉnh đạt được những kết quả khá tích cực và toàn diện trên các lĩnh vực. Với kết quả toàn bộ 15/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023 đều đạt và vượt kế hoạch, góp phần hoàn thành 09/15 chỉ tiêu NQ ĐH Đảng bộ tỉnh đề ra đến năm 2025 .
(1) Kinh tế đạt mức tăng trưởng 7,58%, nằm trong nhóm 15 địa phương có tốc độ tăng khá trong cả nước, đứng thứ 03/14 tỉnh Vùng TD&MN phía Bắc.
Quy mô kinh tế hết năm 2023 tăng trên 1,3 lần so với năm 2020, vượt mốc 100 nghìn tỷ đồng (số tuyệt đối 3 năm tăng thêm 23 nghìn tỷ đồng), đứng thứ 34/63 tỉnh, thành và đứng thứ 03/14 tỉnh trong Vùng TD&MN phía Bắc.
(2) Hầu hết các chỉ tiêu quan trọng đều đạt: tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 45,6 nghìn tỷ đồng (tăng 17,6%), giá trị xuất khẩu mặc dù giảm 14,3% so năm 2022, chỉ đạt 10,4 tỷ USD nhưng giá trị đứng thứ 09/63 tỉnh, thành). Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 8.416 tỷ đồng, tăng 37,8% so dự toán; đặc biệt là thu từ sản xuất kinh doanh trong nước (không tính tiền đất vẫn tăng 24,8%), thu từ hoạt động XNK đạt 460 tỷ đồng, tăng 15% so với dự toán.
(3) Chương trình xây dựng NTM và Chương trình mỗi xã một sản phẩm được tập trung chủ đạo, đạt kết quả quan trọng, ngày càng được nâng cao về chất lượng. Trong năm, các huyện Thanh Ba, Tam Nông cơ bản hoàn thành nhiệm vụ xây dựng huyện NTM, huyện Phù Ninh đang tích cực, khẩn trương đẩy nhanh tiến độ hoàn thành huyện NTM vào năm 2024; bình quân tiêu chí toàn tỉnh đạt 17 tiêu chí/xã (Đối với huyện Thanh Ba và Tam Nông đến nay Văn phòng điều phối NTM quốc gia đã thẩm định, trình Hội đồng đồng thẩm định họp thông qua và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 12/2023)- đạt mục tiêu đến 2025 có thêm 02 huyện đạt chuẩn NTM). Toàn tỉnh có thêm 110 sản phẩm OCOP đến nay đã có 249 sản phẩm OCOP của 126/225 xã, phường, thị trấn, vượt mục tiêu đề ra đến năm 2025 (mục tiêu đến năm 2025 là có 228 sản phẩm OCOP, trong đó 40% được kết nối liên kết tiêu thụ với các siêu thị, trung tâm thương mại).
(4) Các lĩnh vực xã hội tiếp tục duy trì và đạt kết quả tiến bộ:
- Chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn các cấp học tiếp tục được duy trì, củng cố (Năm 2023 là năm thứ 2 liên tiếp Phú Thọ xếp thứ 8/63 tỉnh, thành phố về kết quả thi tốt nghiệp THPT, năm thứ 5 liên tiếp có học sinh tham dự Olympic quốc tế và đạt giải);
- Lĩnh vực y tế tiếp tục được củng cố và nâng cao năng lực khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trong năm, tranh thủ thêm 02 dự án đầu tư CSVC, trang thiết bị cho ngành y tế để thực hiện trong những năm tới với tổng mức đầu tư trên 1.100 tỷ đồng (trong đó vốn ODA là 1.000 tỷ đồng).
- Các hoạt động văn hóa, thể thao có nhiều khởi sắc; đã tổ chức thành công một số sự kiện văn hóa, thể thao cấp quốc gia, khu vực, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần Nhân dân; thúc đẩy phát triển du lịch, dịch vụ.
- Các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội được đảm bảo (tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,7%, còn 4,49%; tỷ lệ dân số tham gia BHYT đạt 93,7%, tăng 0,2% so với năm 2022).
(5) Quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được củng cố và phát huy.
2. Khâu đột phá về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được tập trung chỉ đạo, đạt được những kết quả quan trọng
- Nhiệm vụ trọng tâm của năm 2023 về tháo gỡ “điểm nghẽn” về GPMB đã được chỉ đạo thực hiện quyết liệt với sự vào cuộc cả hệ thống chính trị; góp phần đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư công, đầu tư tư nhân trọng điểm về KCN, CCN, giao thông, khu đô thị, khu dân cư...
- Chỉ đạo thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công đạt kết quả tích cực; đến hết ngày 07/12/2023 đạt 69,4% vốn đã giao.
- Đã tập trung tối đa nguồn lực, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ đầu tư kết cấu hạ tầng trọng điểm: 18/20 tuyến đường giao thông trọng điểm được triển khai nhanh, vượt tiến độ, trong đó có 07/20 dự án đã hoàn thành và cơ bản hoàn thành trong năm nay, trước thời hạn 02 năm. Phấn đấu đến hết năm 2024 các tuyến giao thông đối ngoại của tỉnh với các địa phương xung quanh (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Yên Bái, Tuyên Quang) sẽ được mở thông.
- Cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, xã hội số đạt kết quả tích cực. Trách nhiêm của người đứng đầu, công chức ngày càng được nâng cao. Các chỉ số về môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính tiếp tục được cải thiện; duy trì thứ hạng cao so với cả nước và các tỉnh vùng TD&MN phía Bắc.Những kết quả đạt được thể hiện rõ sự quyết tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp; sự nỗ lực, cố gắng vượt qua khó khăn; sự linh hoạt, sáng tạo trong việc nghiên cứu, vận dụng các chính sách vào thực tiễn của Đảng bộ, chính quyền các cấp, của Nhân dân và cộng đồng DN toàn tỉnh và là kết quả của cả quá trình phấn đấu thực hiện trong nhiều năm qua, nhiều nhiệm kỳ qua.
Nhân dịp này, thay mặt UBND tỉnh, tôi xin trân trọng cảm ơn Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, MTTQ và các đoàn thể, đại biểu HĐND; các cấp, các ngành; cử tri và nhân dân trong tỉnh đã luôn quan tâm ủng hộ, tạo điều kiện, giúp đỡ UBND tỉnh vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của tỉnh trong năm 2023 vừa qua.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như trong báo cáo đã nêu, còn nhiều vấn đề nổi cộm cử tri và các đại biểu quan tâm, cần được tập trung chỉ đạo, giải quyết trong thời gian tới:
(1) Tình hình sản xuất, kinh doanh của nhiều ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là công nghiệp truyền thống, chủ lực của tỉnh (chế biến thực phẩm, dệt may, da giày, chế biến gỗ, vật liệu xây dựng,....); thị trường bất động sản trầm lắng; khả năng tiếp cận, hấp thụ vốn của doanh nghiệp khó khăn, thấp hơn cùng kỳ các năm trước.
(2) Tiến độ triển khai một số công trình, dự án lớn chưa đạt yêu cầu; tiến độ giải quyết tồn tại, vướng mắc còn khó khăn.
(3) Khâu tổ chức thực hiện một số chủ trương, chính sách ở một số ngành, địa phương mặc dù có nhiều chuyển biến nhưng vẫn còn chưa đáp ứng yêu cầu; còn thiếu chủ động, quyết liệt trong công tác tham mưu, đề xuất, tổ chức thực hiện. Phối hợp trong giải quyết công việc giữa các cơ quan, đơn vị có lúc, có việc còn chưa chủ động, chặt chẽ, kịp thời; hiệu quả phối hợp chưa cao.
(4) Nợ đọng XDCB trong đầu tư vẫn còn cao, nhất là ở cấp huyện và cấp xã.
(5) Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa sát sao bám nắm thực tiễn, chưa thường xuyên, kịp thời kiểm tra, giám sát, chỉ đạo tháo gỡ tồn tại, khó khăn, vướng mắc,... Cá biệt có việc, có nơi vẫn coi đây là việc của chính quyền, của cấp dưới, chưa sâu sát, quyết liệt trong chỉ đạo.
Những hạn chế, tồn tại nêu trên có nguyên nhân chủ quan, khách quan (như trong các Báo cáo và thảo luận, tham luận của các đại biểu đã nêu). Thay mặt UBND tỉnh, tôi xin thẳng thắn nhìn nhận, nghiêm túc tiếp thu và sẽ tập trung chỉ đạo, có giải pháp khắc phục cụ thể trong năm 2024 và những năm tới.
Kính thưa các vị đại biểu HĐND tỉnh và toàn thể cử tri trong tỉnh!
Năm 2024 là năm quyết định đến việc thực hiện các mục tiêu NQ ĐHĐB tỉnh lần thứ 19 và kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2021-2025. Trên cơ sở những kết quả đạt được của giai đoạn 2021-2023, dự báo những thuận lợi, khó khăn năm 2024, UBND tỉnh đề nghị các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân chung tay, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tranh thủ thời cơ thuận lợi, phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu năm 2024; tạo đà thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của cả giai đoạn 2021-2025; đặt nền tảng để tỉnh Phú Thọ bứt phá đi lên trong những giai đoạn tiếp theo.
Trên tinh thần đó, tôi xin nhấn mạnh những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm UBND tỉnh sẽ chỉ đạo điều hành, triển khai thực hiện năm 2024, cụ thể như sau:
1. Tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt hơn khâu đột phá về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh
* Tập trung cao độ đối với công tác GPMB các công trình, dự án đầu tư công, đầu tư tư nhân trọng điểm. Phấn đấu năm 2024 bàn giao từ 500-700 ha mặt bằng sạch cho các dự án trọng điểm (xây dựng hạ tầng KCN, CCN, hạ tầng giao thông, khu đô thị, khu dân cư NTM...). Theo đó:
+ Các huyện, thành, thị phải xây dựng kế hoạch GPMB, xây dựng khu tái định cư cụ thể của từng dự án. Khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém năm 2023. Giao nhiệm vụ, gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị có liên quan từ tỉnh đến huyện, xã đối với công tác GPMB. Coi việc chỉ đạo triển khai các dự án trên địa bàn không phải là việc riêng của chính quyền, mà phải là của cấp ủy, chính quyền, cả hệ thống chính trị các cấp từ tỉnh đến cơ sở.
+ Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị phải trực tiếp chỉ đạo, chịu trách nhiệm toàn diện về kết quả GPMB trên địa bàn do mình quản lý. Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành chỉ đạo các phòng chuyên môn, các xã trong tổ chức thực hiện.
+ Các chủ đầu tư phải xác định phương án tái định cư, bồi thường GPMB ngay trong các dự án đầu tư kể cả dự án đầu tư công trên tinh thần nếu chủ đầu tư chưa có phương án thì chưa xem xét Quyết định chủ trương đầu tư.
+ Đề nghị Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp tiếp tục phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ chính quyền địa phương trong triển khai GPMB. Thời gian qua đã có sự phối hợp trong chỉ đạo, nhưng tổ chức thực hiện hiệu quả chưa cao.
* Quyết liệt chỉ đạo thực hiện các dự án trọng điểm, dự án lớn nhất là đối với 13 dự án giao thông kết nối liên vùng, liên huyện còn lại, phấn đấu năm 2024 hoàn thành 20/20 dự án thuộc kế hoạch ĐTC trung hạn nguồn NSTW. Phấn đấu năm 2024, khởi công xây dựng hạ tầng được 5-7 cụm công nghiệp; ít nhất 3 - 5 dự án lớn về dịch vụ trên địa bàn tỉnh.
- Xác định chi tiết tiến độ từng phần việc, từng nội dung của từng DA cụ thể; phân công, phân nhiệm rõ ràng; kịp thời đôn đốc, kiểm tra, thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm.
2. Về phát triển các lĩnh vực kinh tế:
- Về sản xuất công nghiệp: UBND tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo, nắm bắt tình hình hoạt động của các DN; hỗ trợ DN công nghiệp truyền thống phục hồi, phát triển sản xuất. Tập trung chỉ đạo hoàn thiện thủ tục đầu tư, giao đất để khởi công đầu tư mới, đầu tư mở rộng nâng công suất đối với 32 dự án đã hoạt động và hiện nay đang thực hiện thủ tục mở rộng nâng công suất; đẩy nhanh tiến độ 32 dự án sớm hoàn thành, đi vào sản xuất trong năm 2024; đây là tiền đề đóng góp cho tăng trưởng, thu ngân sách và xuất khẩu năm 2024 và thời gian tới.
- Về lĩnh vực dịch vụ: Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trọng điểm về du lịch, dịch vụ. Phát triển các các ngành dịch vụ thiết yếu để hỗ trợ phát triển công nghiệp; từng bước hình thành, phát triển một số dịch vụ trung tâm vùng theo Quy hoạch tỉnh, định hướng quy hoạch phát triển của vùng và cả nước. Khai thác hiệu quả các giá trị văn hóa; tiếp tục đăng cai, tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao để hỗ trợ phát triển dịch vụ. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, du lịch, kết nối giao thương cho sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của tỉnh. Tăng cường phát huy dịch vụ vận tải, logistic để phát huy lợi thế về giao thông và trung tâm vùng của tỉnh.
- Về sản xuất nông nghiệp: Chỉ đạo triển khai kế hoạch phát triển các cây trồng chủ lực, chuyển đổi công tác chỉ đạo từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hiệu quả cao.
Tiếp tục chỉ đạo nâng cao hiệu quả Chương trình OCOP, mở rộng quy mô, sản lượng, nâng cao chất lượng, mẫu mã, thị trường tiêu thụ. Phấn đấu năm 2024 công nhận thêm 32 sản phẩm, nhóm sản phẩm đạt từ 03 sao trở lên, các xã đều có sản phẩm OCOP riêng của mình.
3. Tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ và môi trường
- Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án đo đạc, lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
+ Các huyện cần coi việc chỉ đạo thực hiện Đề án là nhiệm vụ trọng tâm của huyện trong năm 2024 và năm 2025; nghiên cứu, thực hiện để có giải pháp chỉ đạo phù hợp với từng địa bàn ở từng huyện, từng xã, từng loại đất.
+ Cần tách bạch việc đo đạc lập bản đồ với việc quy chủ và việc cấp mới, cấp đổi GCN QSDĐ.
- Tính toán lại việc đấu giá QSD đất, đấu thầu các dự án sử dụng đất ở cấp huyện:
+ Năm qua dù thị trường BĐS khó khăn, nhưng hầu hết các huyện vượt thu nguồn thu tiền sử dụng đất, mà trong đó chủ yếu thu từ đấu giá QSDĐ.
+ Riêng nguồn thu tiền sử dụng đất năm 2024, các huyện phải ưu tiên bố trí cho Đề án phát triển giao thông nông thôn đến năm 2025.
+ Về quản lý quỹ đất công ích: Năm 2024, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo rà soát, đánh giá lại, xác định rõ tồn tại, hạn chế, nguyên nhân để đề ra giải pháp quản lý, sử dụng hiệu quả hơn.
- Quyết liệt thực hiện Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt. Theo cử tri phản ánh việc thu phí dịch vụ thu gom xử lý rác thải sinh hoạt còn bất cập. Thời gian tới UBND tỉnh sẽ chỉ đạo để đảm bảo phù hợp hơn theo nguyên tắc "ai làm phát sinh rác thải thì phải có trách nhiệm thu gom và xử lý”. Điều chỉnh lại cơ chế tổ chức thu phí theo hướng giao cho các khu dân cư tổ chức thu (có chi phí cho người đi thu).
Kính thưa các quý vị đại biểu khách quý!
Thưa các vị đại biểu HĐND tỉnh và toàn thể cử tri trong tỉnh!
Năm 2024 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tạo đà thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 19 và kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2021-2025. Trong bối cảnh khó khăn, thách thức là rất lớn, nhiệm vụ đặt ra rất nặng nề. UBND tỉnh trân trọng đề nghị và mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy;
sự đồng hành, giám sát của HĐND tỉnh, UBMTTQ, các tổ chức đoàn thể; sự đồng thuận, ủng hộ, tạo điều kiện của đại biểu HĐND tỉnh, cử tri và Nhân dân trong toàn tỉnh. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh sẽ quyết liệt chỉ đạo, điều hành, nỗ lực phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.
Xin trân trọng cảm ơn!
Ngày 21/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương; dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hải Phòng.
baophutho.vn Không chỉ làm tốt chức năng quyết định và giám sát, HĐND tỉnh còn có nhiều đổi mới trong hoạt động TXCT và tiếp công dân. Nhờ đó, cử tri thêm...
baophutho.vn Thời gian qua, nhiều kiến nghị của cử tri trên địa bàn tỉnh đã được giải quyết kịp thời, thấu đáo, chất lượng giải quyết kiến nghị của cử tri...
baophutho.vn Nhận các vấn đề chất vấn liên quan đến nội dung quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, Bộ...
baophutho.vn Trả lời câu hỏi của đại biểu chất vấn tại Kỳ họp, Giám đốc Sở GTVT cho biết, thời gian qua, các lực lượng chức năng đã phối hợp xử lý nghiêm...
baophutho.vn Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ Bảy- HĐND tỉnh khóa XIX, dưới sự điều hành của Chủ tọa Kỳ họp, chiều 7/12, các đại biểu HĐND tỉnh...
baophutho.vn Đây là nội dung mà đại biểu đặt câu hỏi chất vấn đối với Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Văn Quang.
baophutho.vn Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ Bảy- HĐND tỉnh khóa XIX, dưới sự điều hành của Chủ tọa Kỳ họp, chiều 7/12, các đại biểu HĐND tỉnh...
baophutho.vn Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT) Nguyễn Minh Tuấn nhận được 5 câu hỏi chất vấn, tập trung vào các nội dung về...
baophutho.vn Trong buổi làm việc sáng 7/12, Đại tá Nguyễn Minh Tuấn- Giám đốc Công an tỉnh nhận được được 4 câu hỏi nóng cần giải trình về an ninh trật tự...
baophutho.vn Trong buổi làm việc sáng 7/12, Đại tá Nguyễn Minh Tuấn- Giám đốc Công an tỉnh nhận được được 4 câu hỏi nóng cần giải trình về an ninh trật tự...
baophutho.vn Tiếp tục chương trình làm việc, trong phiên làm việc sáng 7/12, các đại biểu nghe giám đốc, thủ trưởng các Sở, ngành của tỉnh giải trình các...