{title}
{publish}
{head}
Nước vo gạo chứa nhiều vitamin B5 và các dưỡng chất khác tốt cho làn da. Tuy nhiên, có nên rửa mặt bằng nước vo gạo mỗi ngày không? Cần lưu ý gì khi rửa mặt bằng nước vo gạo?
- Làm sáng da: Nước vo gạo có thành phần chính là cám gạo với hàm lượng vitamin B5 cao, có khả năng làm sáng những vùng da xỉn màu, thâm sạm. Do đó, duy trì thói quen rửa mặt bằng nước vo gạo có thể đem lại làn da sáng khỏe và mịn màng.
- Cải thiện tình trạng mụn trứng cá: Nước vo gạo có thể dùng thay thế sữa rửa mặt để rửa sạch bã nhờn và tế bào chết. Đặc biệt với những người có làn da dầu, mụn... việc rửa mặt bằng nước vo gạo có thể loại bỏ bụi bẩn, thông thoáng lỗ chân lông mà không gây kích ứng da.
- Ngăn ngừa lão hóa: Nước vo gạo có chứa chất inositol, rất tốt cho việc ngăn ngừa lão hóa, có thể làm mờ nếp nhăn và tăng độ đàn hồi cho da. Vitamin E có trong nước vo gạo giúp cải thiện quá trình trao đổi chất của tế bào, giúp giữ ẩm cho da. Sử dụng lâu dài sẽ giữ cho da vẻ trẻ trung, khỏe mạnh...
2. Cách rửa mặt với nước vo gạo
Bước 1: Chuẩn bị nước vo gạo
Trong lúc vo gạo nấu cơm, cho gạo vào rửa với nước, loại bỏ nước đầu tiên (có chứa nhiều tạp chất và bụi bẩn không tốt cho da). Sau đó, thêm một lượng nước vừa đủ rồi vo gạo lần 2, gạn và giữ lại phần nước thứ 2.
Phần nước vo gạo lần 2 sẽ được bảo quản làm lạnh trong vòng 4-5 giờ đồng hồ, gạn lấy phần nước có màu trắng đục đã lắng xuống phía dưới để sử dụng.
Bước 2: Làm sạch da mặt
Tẩy trang và làm sạch da mặt trước khi rửa bằng nước vo gạo. Sử dụng nước ấm giúp lỗ chân lông giãn nở, từ đó dễ dàng loại bỏ các bụi bẩn, bã nhờn và tế bào chết tích tụ bên trong.
Sử dụng phần nước lắng đọng màu trắng đục vừa gạn để rửa mặt. Massage mặt nhẹ nhàng theo chuyển động xoáy ốc trong khoảng 2-3 phút. Đồng thời, vỗ nhẹ nước vo gạo lên da để giúp các dưỡng chất dễ dàng thẩm thấu và nâng cao hiệu quả dưỡng da.
Bước 4: Rửa sạch lại
Sau khi rửa mặt bằng nước vo gạo, dùng nước sạch để rửa lại mặt một lần nữa. Nhẹ nhàng thấm khô mặt bằng khăn sạch, sau đó sử dụng toner, kem dưỡng ẩm để cân bằng và cung cấp độ ẩm cho làn da.
3. Có nên rửa mặt bằng nước vo gạo mỗi ngày?
Nước vo gạo thường an toàn khi sử dụng trên hầu hết mọi loại da, bao gồm cả da nhạy cảm. Tốt nhất, nên rửa mặt bằng nước vo gạo vào buổi tối và làm ấm nước vo gạo ở nhiệt độ 40 - 50 độ C. Việc này cũng làm tăng tỷ lệ hấp thụ các dưỡng chất trong nước gạo vào da, nâng cao hiệu quả sử dụng.
Không nên rửa mặt bằng nước vo gạo quá thường xuyên. Nước vo gạo có khả năng loại bỏ tế bào da chết, vì vậy nếu dùng hàng ngày sẽ làm tổn thương hàng rào bảo vệ da. Bạn chỉ nên rửa mặt bằng nước vo gạo từ hai đến ba lần mỗi tuần. Nên sử dụng nước vo gạo trong ngày, khi vitamin và dưỡng chất trong nước vo gạo chưa bị chuyển hóa thành các loại chất khác.
Đừng quên thoa kem chống nắng và áp dụng các biện pháp bảo vệ da khác để che chắn cho làn da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Mặc dù nước vo gạo giúp làm sáng da, mờ thâm sạm, nhưng nếu không được bảo vệ đúng cách, da rất dễ bị bắt nắng, dẫn đến sạm, xỉn màu.
T.S (Theo suckhoedoisong.vn)
baophutho.vn Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Phải không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, thời gian qua, tuổi...
Cải thảo là loại rau quen thuộc đặc biệt được ưa thích trong mùa thu đông. Đây là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thế nhưng, ai...
Tăng nhãn áp là nguyên nhân gây mù lòa đứng thứ hai trên toàn thế giới. Bệnh làm tổn thương dây thần kinh thị giác, dẫn đến mất thị lực...
Mùa đông với thời tiết lạnh giá, độ ẩm không khí thấp, khiến cơ thể dễ gặp nhiều vấn đề sức khỏe. Các vị thuốc từ thiên nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức...
Cảm lạnh là bệnh lý thường gặp, đặc biệt vào mùa đông hoặc khi thời tiết thay đổi đột ngột. Việc sử dụng các dược liệu từ thiên nhiên có tác dụng rất tốt trong phòng, hỗ trợ...
Hạt chia được ví như siêu thực phẩm tốt cho sức khỏe, thường được phối hợp với nhiều loại nước và thực phẩm khác nhau. Thế nhưng thực phẩm nào cần tránh kết hợp với hạt chia?
baophutho.vn Người bệnh P.X.H (16 tuổi), trú tại huyện Cẩm Khê, Phú Thọ bị tai nạn giao thông trong tình trạng nguy kịch, được người dân đưa vào Trung tâm y...
Chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng có mối liên hệ chặt chẽ với tình trạng đau đầu. Vì vậy, bên cạnh dùng thuốc thì điều chỉnh chế độ ăn uống và lựa chọn thực phẩm phù hợp có...
Gừng là loại thảo mộc được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Uống nước ép gừng mỗi sáng là một cách tuyệt vời để tận dụng các lợi ích y học của gừng, thúc đẩy sức khỏe...
Tóc rụng, mỏng là tình trạng giảm dần mật độ và độ dày của tóc, do một số yếu tố như di truyền, thay đổi nội tiết tố, dinh dưỡng kém, căng thẳng hoặc bất kỳ tình trạng bệnh lý...