Cập nhật:  GMT+7

Sản xuất gắn với chế biến nông sản

Được thiên nhiên ưu đãi, nông sản Phú Thọ đa dạng, phong phú về chất lượng, chủng loại nhưng do phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ và thời tiết nên giá trị gia tăng thấp, giá trị kinh tế từ sản xuất nông nghiệp còn bấp bênh. Vì vậy, những năm qua, tỉnh đã chú trọng phát triển liên kết theo chuỗi giá trị để khắc phục hạn chế này, góp phần nâng cao giá trị nông sản, xây dựng, phát triển nền sản xuất nông nghiệp bền vững.

Sản xuất gắn với chế biến nông sản

Công ty CP Sản xuất và Thương mại Trường Food đầu tư trang thiết bị hiện đại để sản xuất ra những sản phẩm thịt chua, nem chua đạt tiêu chuẩn, chất lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Nâng tầm sản phẩm nông nghiệp

Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Trà UT - Khu 1, xã Vân Lĩnh, huyện Thanh Ba là một trong những doanh nghiệp (DN) phát triển các sản phẩm chè có thương hiệu nổi tiếng: Chè búp tím túi lọc, chè búp tím 75g; chè búp tím cao cấp và chè xanh đặc sản. Sản phẩm không chỉ được phủ sóng ở thị trường trong nước và còn vươn xa đến một số nước Nam Á và một số nước Châu Âu.

Bà Lê Thị Hồng Phương- Giám đốc Công ty Đầu tư và Phát triển Trà UT cho biết: Công ty được thành lập năm 2018, sản lượng trên 1.500 chè thành phẩm/năm, tạo việc làm cho 25 lao động thường xuyên với mức thu nhập từ 7- 10 triệu đồng/người/ tháng. Để có những sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn, chất lượng, DN đã thực hiện mô hình sản xuất chè theo chuỗi giá trị, từ trồng, chăm sóc, thu hái đến thu gom chế biến và phân phối tiêu thụ đều được kiểm soát theo hợp đồng, có truy xuất nguồn gốc... Đặc biệt, sản phẩm chè búp tím được sản xuất theo hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 22000, sử dụng phương pháp sao sấy chè theo bí quyết riêng nên giữ được các hoạt chất quý chỉ có trong chè búp tím và tạo nên hương vị đặc biệt, độc đáo. Nhờ vậy, sản phẩm chè búp tím cao cấp đang đề nghị sản phẩm OCOP 5 sao, các sản phẩm còn lại đã đạt OCOP 4 sao.

Tiên phong hoạt động trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, Công ty CP Sản xuất và Thương mại Trường Food, thị trấn Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn nhập nguyên liệu của các đơn vị đạt tiêu chuẩn VietGAP, hàng ngày đều có giấy kiểm dịch và kiểm định, đáp ứng các yêu cầu khi đưa vào sản xuất, chế biến. Đồng thời, quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn ISO 22000, vì vậy, các sản phẩm thịt chua, nem chua của Công ty đều trở thành sản phẩm tiêu biểu đạt chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh hạng 4 sao. Hiện, DN đã phát triển lên trên 9.000 điểm bán và đại lý với sản lượng tiêu thụ trung bình trên 2,5 triệu sản phẩm/năm.

Sản xuất gắn với chế biến nông sản

HTX Mì gạo Hùng Lô hoạt động hiệu quả trên cơ sở làng nghề chế biến nông sản thực phẩm của xã Hùng Lô, TP Việt Trì.

Xã Hùng Lô, TP Việt Trì không chỉ được biết đến là vùng đất cổ nổi tiếng mà còn được nổi danh là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống như: Làng nghề mì gạo, làng nghề làm bánh chưng, bánh giầy... Nguyên liệu chế biến của làng nghề chủ yếu được thu mua trong xã và các vùng lân cận. Qua bàn tay khéo léo của người dân quê, các sản phẩm nông nghiệp như gạo nếp, gạo tẻ được chế biến thành: Mỳ gạo, mỳ phở, bánh chưng, bún, bánh đa... trở thành hàng hoá có giá trị kinh tế cao, một phần bày bán ở chợ quê, phần nhiều được xuất bán tới các địa phương trong và ngoài tỉnh.

Đáng chú ý, HTX Mì gạo Hùng Lô hoạt động hiệu quả trên cơ sở làng nghề chế biến nông sản thực phẩm của địa phương. Đến nay, mỗi ngày trung bình HTX sản xuất và tiêu thụ hai tấn mì, doanh thu mỗi năm đạt khoảng 14 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 50 lao động với mức thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng. Làng nghề bánh chưng, bánh giầy tiếp tục phát triển với 35 hộ tham gia, mức thu nhập bình quân đạt 5-6 người/tháng.

Đồng chí Nguyễn Hữu Ích - Chủ tịch UBND xã Hùng Lô cho biết: Từ phát triển các làng nghề chế biến nông sản, đã góp phần nâng tổng giá trị sản xuất CN - TTCN của địa phương luôn vượt chỉ tiêu so với kế hoạch hằng năm; cơ cấu ngành hàng chế biến phong phú, tạo được thương hiệu và sức cạnh tranh hiệu quả trên thị trường.

Phát huy tiềm năng, thế mạnh

Những năm qua, UBND tỉnh đã chú trọng chỉ đạo các hoạt động mở rộng sản xuất, chế biến đảm bảo các điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP) trong chăn nuôi, trồng trọt, tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân; đồng thời chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới, góp phần vào đề án cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng NTM. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã đạt được những kết quả đáng kể, hình thành một số vùng sản xuất tập trung, gồm sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm đặc trưng và sản phẩm nông nghiệp tiềm năng.

Hiện nay, sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, bền vững tiếp tục được mở rộng: Diện tích các cây trồng được cấp chứng nhận VietGAP đạt gần 2.000ha; mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, tuần hoàn, trong đó diện tích được chứng nhận hữu cơ đạt 24ha; sản xuất bưởi theo hướng an toàn đạt trên 3.000ha; diện tích cây trồng chính sản xuất theo các quy trình an toàn, ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp IPM, quản lý cây trồng tổng hợp ICM đạt 80%; thiết lập, cấp và quản lý 251 mã số vùng trồng với tổng diện tích 4,5 nghìn ha; tỷ lệ đàn vật nuôi được sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất tốt, an toàn dịch bệnh, ATTP đối với đàn lợn đạt 40%, đàn gà đạt 39,7%. Công nghiệp chế biến trong nông nghiệp đã được chú trọng phát triển, góp phần giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho khu vực nông thôn.

Trên địa bàn tỉnh có 235 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản thực phẩm được cấp giấy đủ điều kiện ATTP hoặc chứng nhận áp dụng chương trình quản lý chất lượng tiên tiến (HACCP, ISO 22000). Số lượng sản phẩm được chứng nhận OCOP tăng cao với 237 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.

Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh được triển khai tích cực, hiện đã có 108 chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn, trong đó có 59 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc động vật, 49 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc thực vật với 36 doanh nghiệp, 57 hợp tác xã, tổ hợp tác, 15 hộ kinh doanh cá thể tham gia. Nhiều cơ sở sản xuất đã có các sản phẩm được bày bán ở hệ thống siêu thị hiện đại như: Go, Coop mart, Winmart...

Sản xuất gắn với chế biến nông sản

Các sản phẩm chè của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Trà UT chuẩn bị xuất bán ra thị trường.

Tuy nhiên, việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ các loại nông sản gắn với phát triển các chuỗi liên kết sản xuất theo chuỗi còn chậm, quy mô triển khai nhỏ nên chưa tạo được chuỗi giá trị kinh tế của sản phẩm bền vững, chưa được nhân rộng các mô hình kiểm soát chất lượng theo chuỗi nên sản lượng thực phẩm an toàn tiêu thụ qua các hệ thống phân phối và kinh doanh còn hạn chế. Công tác thông tin, quảng bá các mô hình sản xuất an toàn, các chuỗi liên kết cung ứng sản phẩm an toàn, sản phẩm được xác nhận an toàn chưa nhiều, do vậy người tiêu dùng chưa có đầy đủ thông tin để có thể nhận diện, phân biệt được sản phẩm an toàn với sản phẩm khác.

Đồng chí Đỗ Anh Tuấn- Chi cục trưởng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản cho biết: Nhằm đảm bảo an ninh, ATTP và nâng cao khả năng cạnh tranh các mặt hàng nông lâm thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu, trong thời gian tới ngành Nông nghiệp cùng các địa phương tiếp tục chỉ đạo chuyển đổi mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh cơ cấu lại theo hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn. Trong đó tập trung thực hiện dồn đổi, tích tụ ruộng đất, liên kết đất đai trong sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hoá tập trung; thu hút, khuyến khích các DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; ưu tiên các DN có tiềm lực, công nghệ cao; đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, nâng cao quy mô kinh tế hộ, thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, đa dạng hóa các hình thức liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Thu hút các DN đầu tư công nghệ bảo quản, sơ chế, chế biến liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ sản phẩm vùng sản xuất hàng hóa tập trung; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến: VietGAP, HACCP, ISO... Kết hợp tổ chức sản xuất theo chuỗi, nâng cao giá trị gia tăng. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ thông tin thị trường đối với từng sản phẩm hàng hóa. Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu, chỉ dẫn địa lý đối với các sản phẩm nông sản có thế mạnh: Chè, rau củ quả, gà nhiều cựa, cá đặc sản...

Anh Thơ


Anh Thơ

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Kích cầu tiêu dùng dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Kích cầu tiêu dùng dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
2024-04-27 15:40:00

baophutho.vn Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, là cơ hội lớn để ngành hàng bán lẻ triển khai các chương trình kích cầu tiêu dùng nhằm tiếp cận...

Tăng cường các biện pháp phòng cháy rừng

Tăng cường các biện pháp phòng cháy rừng
2024-04-27 08:33:00

baophutho.vn Thời gian qua, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) trên địa bàn tỉnh được các ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo triển khai nhiều biện...

Hạt nếp đặc sản Phủ Đoan

Hạt nếp đặc sản Phủ Đoan
2024-04-25 15:34:00

baophutho.vn Xã Hùng Xuyên, huyện Đoan Hùng có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp, thuận lợi cho các giống lúa, trong đó giống lúa nếp Khoái Đen đặc sản đạt chất...

Góp sức xây dựng nông thôn mới

Góp sức xây dựng nông thôn mới
2024-04-25 08:22:00

baophutho.vn Xác định rõ vai trò của nông dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), Hội Nông dân (HND) tỉnh đã phát...

Tạo đà tăng trưởng kinh tế

Tạo đà tăng trưởng kinh tế
2024-04-25 08:12:00

baophutho.vn Quý I vừa qua, kinh tế thế giới và trong nước còn gặp nhiều khó khăn, tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư trên địa...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long