{title}
{publish}
{head}
Trận lũ lịch sử vừa qua đã để lại hậu quả nặng nề đối với các địa phương trong tỉnh. Ngay sau khi mưa giảm, nước rút, bà con nông dân trên địa bàn huyện Tam Nông đã nhanh chóng ra đồng thu hoạch lúa Mùa chuẩn bị sản xuất vụ Đông.
Nước rút, nông dân khu 15, xã Bắc Sơn thu hoạch lúa, tránh bị mọc mầm do ngập, úng.
Về xã Bắc Sơn, chúng tôi được lãnh đạo xã đưa đi thăm các xứ đồng, chứng kiến không khí tấp nập, khẩn trương của bà con nông dân đang cùng nhau thu hoạch những diện tích lúa đã chín, bó buộc những diện tích lúa còn xanh bị đổ.
Dưới đồng ruộng, nước đã rút đến ngang bắp chân, vợ chồng anh chị Phạm Văn Nghị ở khu 15 đang thoăn thoắt gặt, gánh lúa lên bờ. Anh Nghị chia sẻ: "Nước về nhanh quá khiến chúng tôi không kịp trở tay. Gia đình tôi có 3 sào lúa, 5 sào rau. Nay rau thì hỏng hết rồi, lúa thì chỗ chín chỗ xanh, nhưng cũng quyết gặt hết luôn để chuẩn bị đất cho vụ sau."
Các hộ dân hỗ trợ nhau thu hoạch lúa.
Sang xứ đồng khác, bà Tạ Thị Luận cùng bà con chòm xóm đang cẩn thận bó buộc từng khóm lúa. Bà Luận ngậm ngùi: "Nhà cấy 5 sào lúa Khang dân. Giống lúa này thường chín muộn hơn so với các giống lúa khác. Hạt lúa còn xanh quá nên không thể gặt được lúc này, đành bó buộc chờ đến ngày vậy. Hy vọng cứu được chút nào hay chút đó."
Còn khu ruộng nhà chị Phạm Thị Hương ở khu 12 cũng đã được gặt xong. Hiện gia đình chị đang cho máy cày, máy bừa xử lý đất, lên luống để trồng ngô vụ Đông.
Đồng chí Phan Kim Trọng - Chủ tịch UBND xã chia sẻ: Sau mưa lũ, hậu quả để lại cho xã là gần trăm héc ta lúa ngô và hoa màu bị úng ngập, hàng nghìn cây ăn quả gẫy đổ, mất trắng gần 30ha chuối, tương đương khoảng 4 vạn cây. Để giảm thiểu thiệt hại, ngay khi nước rút, mưa ngớt, xã đã huy động toàn bộ lực lượng, các tổ chức đoàn thể và các hộ dân ở khu bị thiệt hại nhẹ đến giúp đỡ bà con trong vùng bị ngập lụt dọn dẹp nhà cửa sân vườn, đồng thời ra đồng hỗ trợ xử lý những diện tích lúa ngô gãy đổ, thu hoạch màu, cố gắng hoàn thành nhanh nhất có thể, tránh để lúa ngâm nước lên mầm, rau màu thối ruỗng...
Nông dân làm đất ngay sau khi thu hoạch xong lúa và hoa màu để chuẩn bị cho tái vụ.
Tại xã Tề Lễ, nơi có con sông Bứa chảy qua. Trong những ngày mưa lũ, nước sông dâng cao lên mức báo động 3, toàn bộ diện tích cấy ngô lúa của xã vụ này mất trắng. Ông Nguyễn Hữu Hưng – Chủ tịch UBND xã cho biết: Xã bị ngập trắng hoàn toàn 127ha ngô, 40ha lúa. Chờ nước rút sẽ cho bà con bắt tay xử lý đồng đất ngay để kịp lịch xuống giống tái vụ.
Trận mưa lũ vừa qua đã gây thiệt hại cho Tam Nông 1 trạm bơm, làm sập nhiều khu chăn nuôi, nhà màng quy mô lớn; gây ngập úng gần 680ha ngô lúa và hoa màu; gãy, đổ gần 200ha sơn, chuối, keo và bạch đàn; gần 6.400 cây ăn quả bị ngập, gãy đổ; xuất hiện nhiều điểm sạt lở bờ vở sông, ngòi tiêu, ngập lụt, phải di dời hàng trăm hộ dân đến nơi an toàn...Những thiệt hại đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhiều hộ dân trong vùng lũ.
Các địa phương huy động nhân lực, vật lực đảm bảo thu hoạch trong thời gian nhanh nhất, phòng khi mưa lớn kéo về.
Đồng chí Nguyễn Thị Thu Trang - Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện thông tin: Đến nay, để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do úng lụt gây ra, UBND huyện Tam Nông đã yêu cầu UBND xã, thị trấn tập trung chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa lũ, huy động mọi khả năng, phương tiện và bằng mọi biện pháp để tiêu úng nhanh nhất cho diện tích cây trồng đang bị ngập.
Theo đó, tập trung kiểm tra hệ thống tưới, tiêu, nạo vét cửa khẩu ngòi tiêu để tiêu thoát nước nội đồng và chuẩn bị nước phục vụ sản xuất. Tăng cường chăm sóc sau khi tiêu úng, đảm bảo cho cây sinh trưởng phát triển bình thường. Đối với diện tích cây bị úng không có khả năng phục hồi, sẽ tận thu sản phẩm làm thức ăn chăn nuôi, sau đó tiến hành tổ chức vệ sinh đồng ruộng, hướng dẫn người dân xử lý đất đúng kỹ thuật.
Đồng thời yêu cầu các địa phương chuẩn bị các loại giống, vật tư phân bón đảm bảo phục vụ sản xuất vụ Đông. Cũng lưu ý với các địa phương cần liên tục theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, có phương án sản xuất phù hợp nếu mưa lớn tiếp tục xảy ra.
Phương Thảo
baophutho.vn Ngày 15/11, Chi cục Phát triển nông thôn- Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty Cổ phần Sản xuất và thương mại Trường Foods tổ chức “Chương trình...
baophutho.vn Để nâng cao nghiệp vụ sử dụng phương tiện, dụng cụ chữa cháy rừng cho công chức kiểm lâm, ngày 14/11, Chi cục Kiểm lâm tỉnh phối hợp với Phòng...
baophutho.vn Vào 10 giờ trưa nay 14/9 Thủy điện Tuyên Quang đóng tiếp 1 cửa xả đáy.
baophutho.vn Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, ngay sau khi nước sông Lô rút, trên địa bàn tổ 1, phố Phong Châu, phường Bạch Hạc, TP Việt Trì đã xuất...
baophutho.vn Huyện Phù Ninh có 30,2km đê dọc sông Lô đi qua 7 xã: Phú Mỹ, Lệ Mỹ, Trị Quận, Hạ Giáp, Tiên Du, An Đạo và Bình Phú.
baophutho.vn Trong những ngày qua, mưa lũ lớn khiến nước trên các sông dâng cao, gây ngập úng nhiều nơi trên địa bàn huyện Tam Nông. Đặc biệt, một số địa...
baophutho.vn Thời điểm này, nước trên sông Lô đang rút dần, với tinh thần “nước rút tới đâu, khắc phục tới đó”, huyện Phù Ninh chỉ đạo khẩn trương khắc phục...
baophutho.vn Giá cả thị trường 15/9/2024
baophutho.vn Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 8, Cục QLTT tỉnh phối hợp Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PA05) - Công an...
baophutho.vn Cơn bão số 3 và hoàn lưu bão đi qua để lại hậu quả vô cùng nặng nề đối với các tỉnh miền Bắc trong đó có Phú Thọ. Ngoài thiệt hại về người, tài...
baophutho.vn Xác định tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của địa phương nhằm giảm...
baophutho.vn Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và mưa lớn sau bão, nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh đã ngập sâu gây thiệt hại đến tài sản, hoa màu của Nhân dân....