{title}
{publish}
{head}
Việc chuyển đổi số của Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua ngày càng tăng tốc, ở cả chiều rộng lẫn chiều sâu trên cả ba trụ cột: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, qua đó, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội của thành phố và cả Vùng kinh tế trọng điểm phía nam.
Triển lãm giải pháp chuyển đổi số tại Tech4life 2023 ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo thống kê, năm 2022, kinh tế số tại Thành phố Hồ Chí Minh đã đóng góp GRDP ước đạt khoảng 1.479.227 tỷ đồng, tỷ trọng khoảng 19%.
Nền tảng để đột phá kinh tế số
Thành phố đặt mục tiêu phấn đấu tỷ trọng kinh tế số 25% đến năm 2025, và 40% vào năm 2030, cao hơn mục tiêu quốc gia 5-10% để tiếp tục là đầu tàu kinh tế cả nước.
Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh Võ Thị Trung Trinh cho biết: Hiện nay, thành phố tập trung xây dựng ba nhóm dữ liệu: nhóm dữ liệu về người dân; nhóm dữ liệu tài chính-doanh nghiệp; nhóm dữ liệu về đất đai-đô thị; đồng thời, mở rộng xây dựng hạ tầng số và tăng cường an toàn thông tin.
Cùng với đó, triển khai nền tảng số của hạ tầng thông tin quy mô thành phố, thực hiện chuyển đổi số, xây dựng hệ sinh thái sáng tạo, đổi mới, triển khai chương trình trí tuệ nhân tạo (AI), nền tảng dữ liệu mở... Đây là những nền tảng cơ bản để thúc đẩy đột phá kinh tế số tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu chuyển đổi số của Thành phố Hồ Chí Minh đặt ra là đến năm 2030 thành phố trở thành đô thị thông minh, đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động của bộ máy chính quyền số, thúc đẩy kinh tế số, xã hội số để mang lại tiện ích cho người dân.
Ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: Chuyển đổi số của thành phố thời gian qua ngày càng tăng tốc và phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu trên cả ba trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Trong đó, chính quyền số được lãnh đạo thành phố quan tâm chỉ đạo quyết liệt, bởi lẽ chính quyền chuyển đổi số thành công nhanh thì nền hành chính sẽ hiệu quả hơn và phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn, thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế-xã hội phát triển nhanh hơn.
Vừa qua, thành phố đón nhận hai tin vui: thành phố xếp thứ hai trong số 63 tỉnh, thành phố về chuyển đổi số quốc gia (năm 2022) và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh được Tổ chức Công nghiệp Điện toán châu Á-châu Đại Dương (ASOCIO) tặng giải thưởng ASOCIO 2023 cho hạng mục chính quyền số xuất sắc.
Tăng cạnh tranh thông qua số hóa
Các chuyên gia cho rằng, với sự bùng nổ của công nghệ hiện đại đã và đang từng ngày thay đổi cách thức làm việc, môi trường làm việc; thậm chí, nhiều công việc sẽ biến mất trong thời gian sắp tới.
Để chuyển đổi số là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, thành phố cần tập trung vào bảy trụ cột: làm chủ dữ liệu; cơ sở hạ tầng an toàn, linh hoạt; nguồn nhân lực “sành công nghệ”; sự tham gia của hệ sinh thái; quy trình làm việc thông minh; hợp nhất trải nghiệm công dân, doanh nghiệp theo hướng công nghệ số; cải tiến, sáng tạo mô hình cung cấp dịch vụ mới.
Bà Nguyễn Trúc Vân, Giám đốc Trung tâm Mô phỏng và Dự báo kinh tế-xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất: Thành phố cần tăng cường khả năng cạnh tranh kinh tế thông qua số hóa.
Cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng, tiếp cận và sử dụng hiệu quả công nghệ kỹ thuật số ở mọi quy mô doanh nghiệp và mức độ trưởng thành về kỹ thuật số. Thúc đẩy phát triển ngành bằng cách tăng cường sự tham gia của địa phương, xây dựng khung pháp lý để đáp ứng nền kinh tế kỹ thuật số và khuyến khích các mô hình kinh doanh đổi mới, phát triển cụm công nghiệp số và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Dương Anh Đức nhấn mạnh: Công nghệ ngày càng trở thành một phần quan trọng của cuộc sống. Những tác động tích cực trong mọi khía cạnh cuộc sống của công nghệ đã tác động rất rõ đến cuộc sống của người dân Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.
Vì vậy, chúng ta cần hiểu rõ việc nắm bắt cơ hội để ứng dụng và sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ, nhất là công nghệ số là một trong những yếu tố hết sức quan trọng, quyết định chất lượng phát triển của một địa phương, của một quốc gia.
Thành phố Hồ Chí Minh thấy rằng có trách nhiệm phải thúc đẩy và ứng dụng công nghệ một cách thông minh để thực hiện công tác chuyển đổi số hiệu quả, bảo đảm rằng với sự ứng dụng công nghệ thì thành phố sẽ phát triển bền vững.
Do đó, Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tăng cường hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số, thúc đẩy phát triền kinh tế số thành phố, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vài trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ chuyển đổi số để nâng tầm cuộc sống của người dân thành phố.
Chuyển đổi số là một quá trình lâu dài đòi hỏi sự nỗ lực, chung tay của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân. Với sự chung sức, đồng lòng của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và người dân, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ sớm trở thành đô thị thông minh, tiên phong chuyển đổi số quốc gia.
Theo nhandan.vn
baophutho.vn Hơn 1,3 triệu khách hàng chịu ảnh hưởng từ thiên tai đã được Viettel hỗ trợ cộng miễn phí tài khoản để duy trì liên lạc trong lúc khẩn cấp.
baophutho.vn Tắt sóng 2G là xu thế tất yếu của thời đại nhằm đảm bảo tối ưu hạ tầng, nguồn lực cho các thế hệ mạng công nghệ hiện đại hơn, thúc đẩy xã hội...
Việt Nam đặt mục tiêu cao trong phát triển hạ tầng TT&TT nhằm phát triển hạ tầng cho chuyển đổi số quốc gia và mở ra không gian phát triển mới cho kinh tế - xã hội.
Trong quá trình chạy Ads, rất nhiều bạn thắc mắc cách làm thẻ visa chạy quảng cáo Facebook uy tín và dễ dàng thanh toán mọi hóa đơn. Theo dõi bài viết này để tìm hiểu cách...
Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam hiện có bước phát triển và trưởng thành khi ngày càng có nhiều sản phẩm nền tảng số, ứng...
baophutho.vn “Kinh tế số đã làm thay đổi hoàn toàn nhận thức và cách làm của chúng tôi. Từ tiêu thụ truyền thống, bán hàng trực tiếp hoặc qua hệ thống đại...
Hệ thống giáo dục trực tuyến VioEdu của FPT IS là 1 trong 4 giải pháp của doanh nghiệp Việt Nam vừa giành giải thưởng kỹ thuật số ASEAN 2024.
baophutho.vn Sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt (thanh toán điện tử) trong nộp phí, lệ phí của lĩnh vực dịch vụ công đang được người dân, tổ...
Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 xác định mục tiêu phát triển hạ tầng viễn thông trở thành hạ tầng thiết yếu cho xây dựng Chính phủ số,...
baophutho.vn Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan, việc đẩy mạnh chuyển đổi số là cơ sở quan trọng để xây dựng hải quan số, hướng tới hải quan thông...
Chuyên gia nghiên cứu công nghệ tương lai tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) cho biết: “Có lý do khiến AI chưa xuất hiện ngay lập tức ở mọi nơi. Có một nền kinh tế đằng sau đó.”
Vệ tinh LOTUSat-1 có trọng lượng 570kg, sử dụng công nghệ radar mới nhất với nhiều ưu điểm như phát hiện các vật thể có kích thước từ 1m trên mặt đất; khả năng quan sát cả ngày lẫn đêm.