Cập nhật:  GMT+7

Tạo đà cho nông nghiệp, nông thôn phát triển

Nhiều năm qua, chính sách về “tam nông” nói chung và tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn nói riêng luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm. Xác định đây là một trong những lĩnh vực cần ưu tiên đầu tư vốn tín dụng, ngành Ngân hàng đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, mở rộng tín dụng, dành sự hỗ trợ tối đa nguồn lực, tạo đà thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển.

Tạo đà cho nông nghiệp, nông thôn phát triển

Agribank Chi nhánh Phú Thọ ứng dụng công nghệ số, linh hoạt đưa ra các sản phẩm, dịch vụ vào khu vực nông nghiệp, nông thôn, phục vụ nhu cầu khách hàng.

Tiếp sức cho nông nghiệp, nông thôn

Trên địa bàn tỉnh, nguồn vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện chiếm tỷ trọng khá cao, khoảng 37% trong tổng số các chương trình tín dụng. Đây là tín hiệu tích cực cho hoạt động tín dụng dẫn vốn vào khu vực nông thôn, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Tại nhiều địa phương, nguồn vốn tín dụng đã và đang giúp kinh tế khu vực nông thôn ngày càng phát triển, làm thay đổi diện mạo ở khu vực này.

Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ với mạng lưới gồm Hội sở tỉnh, 9 chi nhánh loại II, 17 phòng giao dịch tại các xã, 1 xe ô tô lưu động, 22 máy ATM/CDM được phủ rộng đã nắm bắt, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng địa bàn quản lý. Bà Lê Thị Hồng Nhung - Phó Giám đốc phụ trách điều hành Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ cho biết: Ngân hàng triển khai các giải pháp tăng trưởng nguồn vốn huy động, tập trung làm tốt công tác chăm sóc khách hàng, mở rộng tiếp thị khách hàng mới, khách hàng trả lương qua tài khoản, triển khai có hiệu quả chương trình huy động tiền gửi tiết kiệm. Đồng thời đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, các chủ thể OCOP, các lĩnh vực ưu tiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa với các chính sách hướng về cơ sở. Tập trung cho vay lãi suất ưu đãi, xây dựng quy trình cho vay theo hướng đơn giản hoá hồ sơ thủ tục, áp dụng linh hoạt các biện pháp bảo đảm tiền vay, lãi suất cho vay.

Đến nay, nguồn vốn huy động của toàn Chi nhánh đạt trên 13.700 tỷ đồng, tăng gần 600 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng 4,4%; tổng dư nợ đạt 13.900 tỷ đồng với gần 43.000 khách hàng dư nợ, tăng trên 200 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng 1,9%. Riêng dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của toàn Chi nhánh đạt gần 11.400 tỷ đồng, tỷ trọng chiếm gần 84%/tổng dư nợ cho vay. Đặc biệt, Chi nhánh đã thực hiện giảm lãi suất cho vay với dư nợ gần 5.000 tỷ đồng, số lãi giảm trên 35 tỷ đồng cho hơn 41.000 món vay.

Dòng vốn tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn không chỉ từ 2 hệ thống chủ lực là Agribank, Ngân hàng Chính sách xã hội mà còn có sự tham gia của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và sự “đổ bộ” của các ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần về khu vực này, đặc biệt là tín dụng hướng tới nông nghiệp công nghệ cao đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Các ngân hàng đã và đang dành một nguồn lực lớn khai thác lĩnh vực tín dụng nông nghiệp, nông thôn. Đây cũng là nghiệp vụ giúp nhiều ngân hàng củng cố nguồn thu ổn định, tăng sức chống chịu rủi ro.

Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn luôn tăng trưởng qua các năm. Năm nay, tín dụng toàn nền kinh tế tăng ngay từ đầu năm, trong đó riêng tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn đã tăng 1,25% so với cuối năm 2023. Đến nay, dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt hơn 38.000 tỷ đồng với trên 213.200 khách hàng còn dư nợ. Trong đó, dư nợ cho vay sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trên 3.870 tỷ đồng; chế biến, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản 1.177 tỷ đồng; phát triển ngành, nghề nông thôn trên 3.160 tỷ đồng...Tạo đà cho nông nghiệp, nông thôn phát triển

Agribank Thanh Thủy chú trọng kiểm tra sau giải ngân, đảm bảo khách hàng vay vốn sử dụng đúng mục đích, hiệu quả.

Tạo đà để phát triển bền vững

Thực hiện chủ trương của Chính phủ, của tỉnh và sự chỉ đạo của NHNN Việt Nam, NHNN Chi nhánh tỉnh đã chủ động phối hợp với các sở, ngành, địa phương xây dựng chương trình tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn. Đồng thời quyết liệt chỉ đạo các ngân hàng, tổ chức tín dụng bám sát mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cùng các hướng dẫn, văn bản chỉ đạo của NHNN về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn để xây dựng kế hoạch huy động vốn, dành vốn, ưu tiên nguồn vốn đầu tư tín dụng cho phát triển.

Các ngân hàng, tổ chức tín dụng thực hiện đổi mới công tác cho vay; áp dụng lãi suất cho vay hợp lý theo hướng ưu tiên; thực hiện cho vay có bảo đảm và cho vay không có bảo đảm theo quy định; khuyến khích phát triển màng lưới hoạt động, phát triển các dịch vụ tiện ích ngân hàng hiện đại tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng còn khó khăn. Tập trung đầu tư tín dụng cho vay các chương trình sản xuất nông nghiệp trọng điểm và chương trình sản xuất nông nghiệp khuyến khích của tỉnh; cho vay xây dựng nông thôn mới; lồng ghép với các nội dung, chương trình khác, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Ông Phạm Trường Giang - Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh cho biết: NHNN đã chỉ đạo các ngân hàng, tổ chức tín dụng tạo mọi điều kiện khơi thông nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho các khu vực sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ đắc lực chuyển dịch cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn. Các ngân hàng, tổ chức tín dụng đã tích cực cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng. Đồng thời, nhiều ngân hàng tung ra các chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân, trong đó có khu vực nông nghiệp, nông thôn. Do đó, cơ hội đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, tái cơ cấu trong khu vực nông nghiệp, nông thôn đang thêm rộng mở khi những nỗi lo lớn nhất của doanh nghiệp và người dân dần được hóa giải.

Ngành Ngân hàng tiếp tục xây dựng, triển khai các sản phẩm tín dụng phù hợp với người nông dân và đặc thù của sản xuất nông nghiệp; triển khai kịp thời các quy định mới về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn nhằm giúp người dân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn khôi phục sản xuất. Tiếp tục cải tiến quy trình, thủ tục tín dụng, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay; đẩy mạnh ứng dụng, cung ứng các sản phẩm ứng dụng công nghệ 4.0 phù hợp để khuyến khích người dân, doanh nghiệp khu vực nông thôn sử dụng các tiện ích ngân hàng hiện đại, tạo điều kiện thuận tiện hơn trong việc tiếp cận vốn và các dịch vụ ngân hàng.

Phương Thảo


Phương Thảo

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Mùa trái chín đỏ

Mùa trái chín đỏ
2024-04-16 15:55:00

baophutho.vn Mô hình trồng ớt xuất khẩu tại xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao đã bước vào vụ thu hoạch đầu tiên. Giữa bao la màu xanh rau màu, những trái ớt tươi...

Tập trung xây dựng sản phẩm OCOP

Tập trung xây dựng sản phẩm OCOP
2024-04-15 08:42:00

baophutho.vn Là huyện miền núi, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống chiếm đại đa số, kinh tế chưa phát triển nên đời sống của người dân huyện Tân Sơn...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long